Đau đầu: nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến ở nhiều người, từ trẻ em đến người lớn và cả nam lẫn nữ đều sẽ bị ít nhất một lần mỗi năm. Người ta ước tính được rằng cứ 10 người thì sẽ 7 người có cảm giác đau và khó chịu ở đầu, vùng da đầu hoặc ở cổ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về tình trạng đau đầu phổ biến qua bài viết này nhé!

Đau đầu là bệnh gì?

Đây là cảm giác đau nhức ở bất kỳ vùng nào trên đầu của người bệnh. Đau nhức đầu có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, có thể đau khu trú tại vị trí nhất định và cứ như vậy không đổi hoặc lan tỏa ra khắp đầu từ một điểm bắt đầu và tính chất cơn đau cũng giống như vậy. 

Cơn đau có thể xuất hiện dưới dạng đau chói, cảm giác nhói nhẹ hoặc đau âm ỉ ở các vùng khác nhau trên đầu. Đau đầu còn có thể được phát hiện dần dần hoặc đau đột ngột, và có thể kéo dài thời gian từ vài giờ đến vài ngày.

Nguyên nhân đau đầu

Các nguyên nhân chính gây đau vùng đầu có thể không xác định được và được gọi là đau đầu nguyên phát hay vô căn. Tuy nhiên cơn đau sẽ có liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác nhau, có thể là một số bệnh không nghiêm trọng, nhưng một số lại đe dọa tính mạng người bệnh gọi là đau đầu thứ phát. 

Đau đầu nguyên phát 

Đây không phải là một triệu chứng của một bệnh cụ thể gây ra, mà là do sự hoạt động não bộ quá mức hoặc có vấn đề với các cấu trúc nhạy cảm của não dễ gây ra cơn đau trong đầu người bệnh. 

Quá trình hoạt động hóa học trong não bộ, các dây thần kinh truyền thông tin hoặc các mạch máu trong và ngoài hộp sọ, hoặc là các nhóm cơ tại đầu và cổ có thể đóng vai trò quan trọng trong bệnh đau đầu nguyên phát. Một số người lại có cơ địa di truyền mang gen nào đó khiến họ dễ mắc tình trạng này hơn người khác. 

Những loại đau đầu nguyên phát phổ biến

  • Đau đầu căng thẳng: loại phổ biến nhất và xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ trên 20 tuổi. Cơn đau căng thẳng là do căng cơ ở vùng đầu cổ khi phải ngồi quá lâu, tư thế hoạt động không đúng hoặc suy nghĩ căng thẳng lâu dài.
  • Đau nửa đầu: là triệu chứng đau dữ dội có thể đến đau nhói lên và thường chỉ ở một bên đầu. Đặc biệt là có thể đi kèm các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, rối loạn thị giác, chóng mặt, hoa mắt. Nguy hiểm hơn nếu chứng đau nửa đầu kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành bệnh Đau nửa đầu mạn tính.
  • Đau đầu từng cụm: là những cơn đau không nhói, không gây đau dữ dội, mà chúng thường khiến người bệnh chảy nước mắt và gây nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. 
  • Đau đầu tái phát: là những cơn đau xảy ra đối với những người dùng thuốc thường xuyên để điều trị cơn đau khi họ dùng thuốc đột ngột. 
  • Đau đầu liên tục: những cơn đau đột ngột, dữ dội, và thường diễn biến rất nhanh. Chúng sẽ xuất hiện mà không có cảnh báo gì trước và có thể kéo dài đến 5 – 10 phút. Tình trạng này có thể là báo hiệu một vấn đề tiềm ẩn về tổn thương các mạch máu não cần tầm soát kịp thời.

Đau đầu thứ phát

Đây sẽ là một triệu chứng của một căn bệnh tác động kích thích các dây thần kinh và mạch máu nhạy cảm với cơn đau. Các nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gồm

  • Khối u trong não hoặc hội chứng phình động mạch não: bệnh sẽ gây hiện tượng tăng áp lực nội sọ và chèn ép các dây thần kinh gây đau ở vùng đầu. 
  • Các bệnh nhiễm trùng gây viêm như: Viêm xoang cấp và mạn tính; Nhiễm trùng tai giữa; Viêm não – màng não; Viêm động mạch tế bào khổng lồ …
  • Các bệnh lý cột sống: chúng gây ra chèn ép và cản trở sự lưu thông bình thường của dịch não tủy sẽ làm người bệnh bị đau đầu.
  • Các bệnh lý nội khoa như: Cao huyết áp, Bệnh dị ứng nặng, Đau dây thần kinh tọa, Bệnh tăng nhãn áp, … sẽ tạo ra chứng đau ở đầu. 
  • Nguyên nhân liên quan đến chấn thương, do lạm dụng thuốc, tác dụng phụ của thuốc … cũng có thể gây ra biểu hiện đau đầu.

Triệu chứng đau đầu

Bài viết này sẽ giới thiệu những dấu hiệu của một số đau đầu nguyên phát 

dau-dau
Triệu chứng đau đầu

Đau đầu căng thẳng 

Bệnh sẽ có xu hướng gây ra các triệu chứng biểu hiện sau 

  • Đau cứng cổ 
  • Cơn đau ở đầu âm ỉ và nhức nhói 
  • Đau vùng da đầu 
  • Đau cứng cơ vai 
  • Căng tức vùng trên trán có thể lan qua hai bên hoặc ra sau đầu.

Đau nửa đầu 

Thường có các triệu chứng sau, nếu cơn đau nửa đầu quá dữ dội sẽ khiến người bệnh mất sự tập trung và ảnh hưởng hoạt động làm việc. 

  • Cảm giác rung giật trong đầu 
  • Buồn nôn, nôn ói 
  • Đau chỉ một bên đầu 
  • Có nhạy cảm khó chịu với ánh sáng và âm thanh cường độ mạnh 
  • Đau dữ dội, đau chói 

Đau đầu từng cụm 

Cơn đau thường diễn ra trong thời gian ngắn, vị trí là sau mắt, hoàn cảnh thường gặp khi người bệnh mới ngủ dậy. Các dấu hiệu kèm theo có thể giống đau nửa đầu nhưng sẽ không triệu chứng buồn nôn, nôn ói.

Đau đầu tái phát

Người bệnh thường bị đau hàng ngày và nghiêm trọng hơn vào buổi sáng sớm, phải bắt buộc dùng thuốc giảm đau nhưng sẽ bị lại khi thuốc hết tác dụng.

  • Dễ nổi cáu gắt, khó chịu hơn 
  • Buồn nôn
  • Bồn chồn, lo lắng 
  • Không tập trung nên khó nhớ sự việc quan trọng 

Đau đầu liên tục 

Triệu chứng thường sẽ âm ỉ và ít kèm theo các dấu hiệu khác, chính vì vậy người bệnh có thể dễ dàng bỏ qua tình trạng này.

Chẩn đoán đau đầu

Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân cơ bản tạo ra cơn đau đầu của bạn thông qua xem xét bệnh sử và thăm khám sức khỏe. Quá trình này nên bao gồm khám đánh giá tổng trạng và chuyên khoa thần kinh. 

Ngoài ra bác sĩ của bạn có thể đưa ra chỉ định làm một số xét nghiệm chẩn đoán nếu nghi ngờ một bệnh căn nguyên gây ra đau ở vùng đầu. Các xét nghiệm có thể gồm 

  • Công thức máu 
  • Chụp X-quang hộp sọ 
  • Chụp X- quang xoang mặt 
  • Chụp CT hoặc MRI đầu sọ.

Đau đầu khi nào cần khám bác sĩ

Hầu hết các cơn đau đầu không phải là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên bạn cần đến gặp bác sĩ nếu cơn đau xảy ra sau chấn thương hoặc dị ứng hoặc kèm theo các triệu chứng sau:

  • Buồn ngủ, li bì 
  • Sốt cao 
  • Nôn ói 
  • Tê liệt mặt 
  • Nói ú ớ 
  • Yếu liệt ở tay hoặc chân. 
  • Co giật 
  • Hoang mang, lo âu
  • Chảy nước mắt, nước mũi bất thường. 
dau-dau-la-gi
Đau đầu khi nào cần khám bác sĩ

Điều trị đau đầu như thế nào?

Việc chữa trị sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân gây đau đầu, nếu đau do bệnh lý nào đó thì khả năng cơn đau sẽ tự hết khi tình trạng bệnh được điều trị kiểm soát ổn định. 

Tuy nhiên hầu hết cơn đau đầu không do bệnh lý nghiêm trọng gây ra nên có thể được chữa trị hiệu quả bằng thuốc uống kê toa như aspirin, acetaminophen, … Nếu thuốc không trị khỏi thì một số biện pháp khắc phục khác được áp dụng tùy theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Điều trị đau đầu ở đâu hiệu quả?

Phòng tránh đau đầu ra sao?

Một lối sống lành mạnh kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa những cơn đau ở vùng đầu hiệu quả. Một số phương pháp giúp bạn có thể giảm nguy cơ bị đau đầu như sau:

  • Tránh các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe: nhiều dầu mỡ, chứa chất kích thích, đồ ăn chế biến sẵn, … 
  • Không nên dùng quá nhiều caffein 
  • Ăn ngủ đầy đủ, đúng chế độ phù hợp với từng người 
  • Thường xuyên xoa bóp đầu cổ, ngồi làm việc đúng tư thế 
  • Tập thể dục thường xuyên hơn.

Kết luận

Những cơn đau đôi khi chỉ ở mức độ nhẹ nhưng trong nhiều trường hợp có thể gây ra cơn đau đầu dữ dội khiến người bệnh bị ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt đời sống hàng ngày. Nên việc hiểu biết đúng về chứng đau đầu sẽ giúp chúng ta theo dõi sức khỏe bản thân một cách hoàn thiện hơn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu chứng đau đầu tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button