7 dấu hiệu rụng trứng ở nữ giới dễ dàng nhận biết

Tương tự như chu kỳ kinh nguyệt, thời điểm rụng trứng là khác nhau ở mỗi phụ nữ. Tuy nhiên bằng cách nhận biết các dấu hiệu rụng trứng, bạn có thể nắm được thời điểm vàng để tăng khả năng mang thai hoặc tránh thời điểm rụng trứng để ngừa thai. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong nội dung dưới đây.

Quá trình rụng trứng

Rụng trứng là một giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt, khi một quả trứng trưởng thành được phóng thích từ buồng trứng, tạo tiền đề cho quá trình thụ tinh. Mỗi phụ nữ được sinh ra với hàng triệu quả trứng chưa trưởng thành chờ được phóng thích (thường là mỗi lần một quả mỗi tháng).

Trong thời kỳ rụng trứng, trứng di chuyển xuống ống dẫn trứng, nơi nó có thể gặp tinh trùng và được thụ tinh. Trứng được giải phóng chỉ tồn tại trong khoảng từ 12 đến 24 giờ. Còn tinh trùng nam có thể sống trong khoảng 5 ngày. Vì vậy, trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau và thụ tinh tại vòi trứng tạo thành phôi, sau đó phôi sẽ di chuyển đến làm tổ trong buồng tử cung.

Đối với hầu hết phụ nữ khỏe mạnh, rụng trứng thường xảy ra mỗi tháng một lần và vài tuần sau khi kinh nguyệt bắt đầu.

thoi ky rung trung
Rụng trứng là một giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt

Các dấu hiệu rụng trứng tăng khả năng thụ thai

Không có dấu hiệu rụng trứng rõ nhất vì các triệu chứng rụng trứng có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ, nhưng có một số triệu chứng phổ biến mà bạn có thể nhận biết được.

Thay đổi chất nhầy cổ tử cung

Thời điểm gần rụng trứng, cơ thể bạn sản xuất nhiều hormone estrogen hơn, khiến chất nhầy cổ tử cung trở nên giãn ra và trong hơn (giống như lòng trắng trứng) giúp tinh trùng bơi đến gặp trứng trong quá trình rụng trứng.

Sự thay đổi chất nhầy cổ tử cung xảy ra ở hầu hết phụ nữ. Để kiểm tra xem có rụng trứng hay không, bạn hãy đưa ngón tay sạch vào âm đạo, nếu dịch tiết ra dính, co giãn hoặc rất ướt và trơn, đó là dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang trong giai đoạn dễ thụ thai.

Khứu giác nhạy hơn

Đối với một số phụ nữ, khứu giác nhạy cảm hơn vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt bình thường và có thể là dấu hiệu của sự rụng trứng. Trong giai đoạn dễ thụ thai này, cơ thể bạn dễ bị thu hút bởi pheromone androstenone của nam giới (một chất tương tự hormone nhưng hoạt động bên ngoài cơ thể).

Ngực căng hoặc đau

Ngực căng hoặc núm vú đau có thể là một dấu hiệu rụng trứng khác do lượng hormone ở trong cơ thể bạn ngay trước và sau khi rụng trứng thay đổi.

Đau nhẹ vùng chậu hoặc bụng dưới

Đối với một số người, dấu hiệu rụng trứng có thể là một cơn đau nhẹ hoặc đau ở 1 vùng bụng dưới. Hiện tượng này được gọi là Mittelschmerz, có thể kéo dài trong khoảng từ vài phút đến vài giờ. Bạn cũng có thể bị chảy máu âm đạo, tiết dịch hoặc buồn nôn kèm theo đau nhức, tình trạng này thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn.

Cơn đau rụng trứng sẽ biến mất khi sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn (chẳng hạn như Motrin). Nhưng nếu cơn đau kéo dài hoặc dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để loại trừ các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.

Lốm đốm máu

Tiết dịch màu nâu hoặc lốm đốm máu trong thời điểm rụng trứng là bình thường. Dấu hiệu rụng trứng này có thể xảy ra khi nang trứng bao quanh và bảo vệ tế bào trứng đang phát triển, hoặc trứng trưởng thành phát triển và sau đó vỡ ra, dẫn đến xuất huyết nhẹ. Khi trứng lớn hơn, máu sẽ chuyển sang màu nâu, đó là lý do tại sao dịch tiết âm đạo có thể từ đỏ đến nâu sẫm.

Đó không phải là tình trạng đáng lo ngại trừ khi hiện tượng lốm đốm vẫn còn, trong trường hợp đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để phụ khoa để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và khả năng mang thai ngoài tử cung nếu bạn đã hoạt động tình dục.

thoi diem rung trung
Tiết dịch màu nâu hoặc lốm đốm máu có thể là dấu hiệu rụng trứng

Tăng ham muốn tình dục

Một số phụ nữ nhận thấy rằng ham muốn tình dục của họ tăng lên trong thời kỳ rụng trứng, đó là cách tạo hóa đảm bảo sự sinh trưởng của loài người.

Những thay đổi ở cổ tử cung

Trong thời kỳ rụng trứng, cổ tử cung của bạn có thể trở nên cao hơn, mềm hơn và mở rộng hơn. Bạn có thể kiểm tra cổ tử cung cùng với dịch nhầy để tìm các dấu hiệu rụng trứng bằng cách đứng ở bất kỳ vị trí nào (ví dụ: bên cạnh nhà vệ sinh với một chân gác lên trên ghế đóng) và sử dụng ngón tay của bạn để cảm nhận bên trong.

Ở nhiều phụ nữ có chu kỳ đều đặn, ngay trước khi thời điểm rụng trứng, cổ tử cung sẽ mềm hơn, nhưng sau khi rụng trứng sẽ có cảm giác cứng hơn. Bác sĩ phụ sản cũng có thể kiểm tra những thay đổi ở cổ tử cung bằng cách sử dụng mỏ vịt và hướng dẫn bạn về cách thực hiện tại nhà.

Cách tính ngày rụng trứng

Chu kỳ kinh 26 – 30 ngày

Đây là chu kỳ kinh nguyệt phổ biến của chị em và nên tính theo 2 trường hợp: chu kỳ ngắn ngất (26 ngày) và chu kỳ dài nhất (30 ngày), sau đó kết hợp lại. Chu kỳ 26 ngày thì thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của chu kỳ. Chu kỳ 30 ngày thì thời kỳ thụ thai vào ngày 13 đến ngày 18 của chu kỳ. Kết hợp hai chu kỳ này lại, thời điểm thụ thai của bạn ở ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 và ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 12- 16 của chu kỳ.

Chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày

Nếu chu kỳ của bạn cố định là 32 ngày thì thời điểm rụng trứng cũng sẽ cố định tương tự. Chu kỳ kỳ hơn 28 ngày có thể áp dụng công thức: cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một ngày. Ngược lại với chị em có chu kỳ kinh ngắn hơn 28 ngày thì ngày dễ thụ thai lại trừ đi 1. Ví dụ dễ hiểu hơn là nếu chu kỳ kinh là 32 ngày thì thời điểm dễ thụ thai sẽ vào ngày 15 = 11 + 4 đến ngày 20 = 16 + 4, và ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày 18 = 14 + 4 của chu kỳ.

Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn thì không thể đoán trước được ngày rụng trứng. Chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều cần đi khám và có biện pháp để điều hòa kinh nguyệt ổn định.

Bác sĩ phụ sản khám & tư vấn về dấu hiệu rụng trứng

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare

Nhận biết dấu hiệu rụng trứng có thể làm tăng khả năng thụ thai hoặc ngừa thai ở người phụ nữ. Tuy nhiên các dấu hiệu có thể khác nhau ở mỗi người, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ phụ khoa để được tư vấn phù hợp nhất với tình trạng cá nhân.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: thebump

Contact Me on Zalo
Call Now Button