Mất kinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Một số các rối loạn trong cơ thể có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều (mất đi vài chu kỳ) hoặc thậm chí là mất kinh. Mặc dù một số người có thể không quan tâm đến chuyện này nhưng tốt nhất khi bị mất kinh nguyệt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì vấn đề này có thể là biểu hiện của một bệnh lý nền nào đó mà bạn đang mắc phải. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Nhận biết thưa kinh, mất kinh nguyệt

Thưa kinh là tình trạng kinh nguyệt xuất hiện không thường xuyên (ít hơn 6 – 8 chu kỳ kinh nguyệt trong 1 năm)

Mất kinh nguyệt là một tình trạng không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt ở một người phụ nữ.

Tình trạng này được chia làm mất kinh nguyên phát (khi ở một bé gái 15 tuổi mà vẫn chưa bắt đầu có kinh) hoặc mất kinh thứ phát (mất kinh hơn 3 – 6 tháng đối với một người phụ nữ đã có kinh bình thường trước đó).

mất kinh
Mất kinh nguyệt là một tình trạng không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt ở một người phụ nữ

Triệu chứng mất kinh nguyệt

Những thông tin sau đây bạn cần phải lưu ý để có thể cung cấp cho bác sĩ khi bạn đang bị mất kinh hoặc thưa kinh:

  • Dấu hiệu bạn mang thai
  • Có người thân bị Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Có mụn khá nhiều hoặc lông nhiều ở ngực, ở mặt
  • Tăng cân và khó giảm cân.
  • Có những đợt bừng bừng cảm giác như một cơn nóng mặt lướt qua, bắt đầu ở ngực, mặt và sau đó di chuyển xuống phần dưới cơ thể
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Đau đầu mới xuất hiện và có vấn đề thị lực
  • Dịch sữa tự chảy ra khỏi hai bên núm vú
  • Đang phải chịu nhiều stress
  • Giảm cân gần đây
  • Đang phải tập luyện với cường độ cao hơn cường độ trước giờ mà bạn tập
  • Loại thức ăn bạn vừa mới đổi (nếu có) và liều lượng thức ăn.
  • Các loại thuốc, thảo dược, vitamin đang dùng.
mất kinh
Mất kinh có thể là dấu hiệu mang thai

Nguyên nhân mất kinh

Trong cơ thể của bạn, các vùng cấu trúc như hạ đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung và các hóc-môn do các nơi này tiết ra đóng vai trò duy trì ổn định kinh nguyệt. Tình trạng kinh thưa hoặc mất kinh là hậu quả của các rối loạn ở những cơ quan trên.

Các nguyên nhân thường gặp của mất kinh nguyên phát

  • Rối loạn về nhiễm sắc thể hay gene
  • ​​Rối loạn ở cơ quan sinh dục nữ không được phát hiện khi còn ở độ tuổi chưa dậy thì.

Các nguyên nhân thường gặp của mất kinh thứ phát

  • Rối loạn tại buồng trứng (ví dụ như hội chứng buồng trứng đa nang, suy chức năng buồng trứng trong mãn kinh sớm, v.v…)
  • Rối loạn chức năng vùng hạ đồi làm giảm hoặc ngưng tiết hóc-môn GnRH
  • U tuyến yên tiết prolactin
  • Giảm cân quá nhiều (hơn 10% cân nặng lý tưởng)
  • Rối loạn ăn uống
  • Giảm lượng mỡ cơ thể
mất kinh
Ăn uống không đủ chất có thể dẫn đến tình trạng mất kinh

Điều trị mất kinh nguyệt

Tùy vào nguyên nhân gây mất kinh hay kinh thưa và tùy vào bạn có đang muốn có con hay không. Sau đây là các phương pháp chữa mất kinh nguyệt:

  • Thuốc tránh thai hằng ngày sẽ giúp bạn có kinh lại một cách thường xuyên và đều đặn hơn
  • Giảm cân nếu như bạn đang bị quá cân hay béo phi
  • Các loại thuốc hỗ trợ sinh sản nếu như bạn có vấn đề về sinh sản.
  • Thay đổi cách bạn ăn và tập luyện, ví dụ như: bổ sung nhiều năng lượng hơn, tăng cân nếu như bạn bị sụt cân, tập luyện ít lại nếu như trước đó bạn phải tập quá nhiều
  • Giảm các stress xung quanh
  • Các hóc-môn để điều trị tình trạng bừng bừng ở mặt (nếu bạn thự c sự đang trải qua quá trình mãn kinh sớm)
  • Các loại thuốc cần thiết để làm giảm lượng Prolactin trong máu
mất kinh
Thuốc tránh thai hằng ngày sẽ giúp bạn có kinh lại một cách thường xuyên và đều đặn hơn

Cách phòng ngừa mất kinh nguyệt

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mất kinh hoặc kinh thưa bằng cách ăn uống đầy đủ hợp lí và giữ một cân nặng khỏe mạnh.

Nhìn chung, bạn cần lưu ý các mốc thời gian kinh thưa và mất kinh có ý nghĩa để có thể đến khám và được tư vấn một cách tốt hơn cho tình trạng của mình.

mất kinh
Phòng ngừa mất kinh bằng chế độ ăn uống điều độ

Để chữa mất kinh nguyệt trước hết chúng ta phải có một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lí, giữ mức cân nặng lý tưởng, từ đó mới có thể hỗ trợ thêm cho điều trị sau này.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.