Loét miệng là bệnh gì? 8 cách trị loét miệng hiệu quả tại nhà

Loét miệng có đặc trưng bởi các vết loét ở miệng và dễ tái đi tái lại và có thể khỏi tự nhiên. Nhưng trong trường hợp tình trạng bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống gây suy nhược cơ thể hoặc báo hiệu sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân nào gây loét miệng và làm gì để ngăn ngừa bệnh hiệu quả? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

Loét miệng là bệnh gì?

Loét miệng thông thường còn gọi là bệnh nhiệt miệng. Trong y khoa, chuyên ngành Tai Mũi Họng, có nhiều thuật ngữ dùng để gọi tên cho bệnh lý này như viêm loét miệng áp-tơ tái phát hay loét áp-tơ tái phát. Còn trong dân gian, mọi người vẫn thường gọi tình trạng bệnh lý là đẹn miệng hay lở miệng do nhiệt. 

Theo y học cổ truyền, viêm loét miệng được gọi là chứng khẩu sương khi loét tại chỗ và nhẹ; loét diện rộng, nặng gọi là khẩu mi. Ở trẻ em bị loét miệng liên quan đến cam tích gọi là khẩu cam. Bệnh lý này đặc trưng bởi các ổ loét đỏ thường xuất hiện nhiều trên niêm mạc nướu, lưỡi, môi, vòm miệng hoặc đôi khi sâu trong cổ họng, amidan với tình trạng sưng đau, có thể có mủ. Loét miệng gây nhiều cản trở, khó khăn trong việc ăn uống hằng ngày.

loét miệng
Loét miệng là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở mọi đối tượng

Loét miệng rất dễ tái phát và phổ biến, trung bình cứ 5 người thì có một người từng bị mắc bệnh này trong đời. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, thường tỷ lệ bị loét miệng cao nhất thường từ 10 cho đến 40 tuổi. Bệnh có chiều hướng giảm theo tuổi thọ.

Triệu chứng của loét miệng

Khi bị loét miệng, dễ nhận thấy nhất là các tổn thương trong các ổ loét niêm mạc miệng, lưỡi, nướu kèm các dấu hiệu sưng nóng đỏ đau ở các ổ loét. Khó chịu nhất là cảm giác đau rát, nhức khi nhai và ăn uống đồ nóng, chua, lạnh. Nặng hơn có thể hình thành các áp-xe ngay các ổ loét ở nướu, miệng, lưỡi, làm sưng tấy đỏ các mô mềm xung quanh, cảm giác rất đau nhức thậm chí người bệnh bị sốt cao; nổi hạch góc hàm.

Đối với trẻ em bị loét miệng, có thể nhận thấy qua các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Không chịu ăn hoặc uống
  • Không chịu ngậm núm vú cao su
  • Nghiến răng khi nói hoặc không chịu nói
  • Chảy nhiều nước bọt hoặc không nuốt nước bọt
  • Trẻ hay quấy khóc
  • Trẻ bị nóng sốt

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở các ổ loét, nên khi thăm khám có thể quan sát các dạng viêm loét miệng như sau:

  • Ổ loét miệng nhỏ: Là triệu chứng thường gặp, chiếm hơn 80% các trường hợp mắc bệnh với các đặc điểm: ổ loét hình tròn hoặc oval nhỏ, đường kính nhỏ hơn 10 mm. Thường thấy ổ loét có màu trắng ngà, rìa sưng đỏ; có thể chỉ gặp một hay hơn nằm ổ loét cùng xuất hiện gây đau. Nếu không có gì nghiêm trọng, trong vòng một đến hai tuần; ổ loét thường tự lành và không để lại sẹo.
  • Ổ loét miệng lớn: Triệu chứng này thường ít gặp hơn, chỉ gặp khoảng hơn 10% trường hợp. Đường kính ổ loét có thể hơn 2cm, thường chỉ gặp một cho đến hai ổ loét xuất hiện cùng thời điểm. Triệu chứng thường kéo dài từ 1-2 tuần cho tới vài tháng. Khi lành sẽ để lại sẹo gây đau và gây khó khăn trong việc ăn uống.
  • Ổ loét dạng Herpes: Triệu chứng này hiếm gặp, khoảng 10% các trường hợp mắc bệnh. Ổ loét nhỏ bằng đầu ghim, từ 10-100 ổ, đường kính từ 1 – 2 mm, xuất hiện nhiều ổ loét cùng thời điểm. Các ổ loét kết chùm có hình dạng bất thường kéo dài có thể đến vài tháng. Vẫn chưa xác định được chính xác có phải do virus Herpes gây ra dạng loét này.

Bị loét miệng do nguyên nhân nào?

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng loét miệng. Tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh mà nguyên nhân gây bệnh có thể dễ điều trị dứt điểm hoặc phải theo dõi lâu dài. Các nguyên nhân gây viêm loét miệng có thể kể đến như sau:

  • Tác nhân gây viêm nhiễm tại chỗ:
    • Các virus herpes simplex (HSV), herpes zoster gây viêm miệng với các mụn nước lan rộng rồi hình thành nên vết loét ở môi, niêm mạc miệng, mép miệng gây sưng, đau kèm sốt.
    • Các vi khuẩn như Helicobacter pylori thường gây loét ở các vị trí trong cổ họng. Ngoài ra, nấm Candida albicans gây ra tình trạng loét ở niêm mạc lưỡi, vòm họng, nướu sau khi bong lớp giả mạc trắng, mềm hoặc kèm các vùng ban đỏ.
    • Bên cạnh đó, vi khuẩn, virus gây ra các bệnh lây qua đường tình dục như lậu (Neisseria gonorrhoeae), giang mai (Treponema pallidum), sùi mào gà (HPV) sẽ dễ gây viêm nhiễm, các vết loét xung quanh miệng, khoang miệng hoặc môi, lưỡi và họng.
  • Tác nhân gây chấn thương: Các chấn thương vùng miệng như do té ngã, đụng dập hoặc bỏng nhiệt do ăn uống thức ăn quá nóng; các thủ thuật nha khoa như nhổ răng, khoan trám răng, răng bị mẻ gãy; vật nhọn sắc đâm vào miệng, lưỡi cũng gây ra tình trạng viêm loét miệng. 
  • Tác nhân vật lý, hóa học:
    • Cồn, khói thuốc lá chứa nhiều nicotin hoặc tiếp xúc nhiều với các hóa chất như acid (H2SO4, HNO3, CH3COOH,…), nước vôi tôi, xút đậm đặc, chất tẩy rửa chứa nhiều Natri lauryl sulfat,… sẽ gây khô miệng, niêm mạc lưỡi, nướu, họng bị ăn mòn; nổi các mụn rộp, sưng đỏ.
    • Nhiều loại thuốc hóa trị có thể gây loét miệng như dùng 5-fluorouracil (5-FU) hàng tuần được xác định là nguyên nhân gây loét.
    • Những tổn thương xuất hiện trong tuần xạ trị thứ 3 hoặc thứ 4 và tăng lên khi đang tiến hành xạ trị ở vùng đầu, cổ cũng gây ra loét ở miệng, họng và thực quản.
  • Tác nhân khác: Một số nguyên nhân khác cũng được xem là tác nhân gây ra tình trạng loét miệng:
  • Thiếu hụt các vitamin B6, vitamin B12,  vitamin B9, kẽm, sắt,…
  • Thay đổi nội tiết tố thời kỳ kinh nguyệt
  • Bệnh lý suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS), lupus ban đỏ, Bohcet, ung thư miệng, ung thư vòm họng,…
  • Dị ứng thực phẩm: dứa, dâu tây, các loại đậu,…
  • Tác dụng phụ của thuốc acid salicylic, nicorandil, chẹn beta, sulfasalazine,…

Theo Chẩn đoán bệnh loét miệng trong Y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh được miêu tả:

  • Ăn uống nhiều đồ béo ngọt, cay nóng, chiên xào, uống rượu dẫn đến tích nhiệt ở tỳ, vị.
  • Do ưu tư quá độ, tâm  khí hóa hỏa hoặc hỏa từ tiểu trường lên vùng miệng dẫn đến loét vùng miệng, lưỡi.
  • Nội thương tình chí dẫn đến can khí uất kết, khí uất hóa hỏa, can hỏa thượng vùng đầu mặt gây loét miệng lưỡi.
  • Do lao nhọc, bệnh nhiệt, âm tổn thương, hư sinh nội nhiệt, nhiệt hóa hỏa theo kinh lạc thượng thăng gây loét miệng lưỡi.

Cách trị loét miệng bằng tây y

Theo Hướng dẫn xử lý bệnh loét miệng, các thuốc trị loét miệng có thể điều trị nhanh các ổ loét nhỏ, làm giảm đau và giảm thời gian chữa bệnh. Những nhóm thuốc trị có thể mua trong các nhà thuốc, bao gồm cụ thể như:

Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp ổ loét miệng có bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh cotrimoxazol chứa hoạt chất sulfamethoxazol với trimethoprim. Thuốc điều trị có tác dụng tốt đối với các tình trạng loét to và dai dẳng trong má (có thể phối hợp spiramycin hoặc metronidazol).

Liều dùng cotrimoxazol được khuyến nghị ngừa nhiễm trùng cấp tính:

  • Người lớn trên 18 tuổi: 1 viên 800mg /160mg mỗi 12 giờ.
  • Trẻ em từ 12 – 18 tuổi: khoảng 6 mg trimethoprim và 30 mg sulfamethoxazol cho mỗi kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần.

Hoặc thuốc có thể được hòa với nước cất, dùng tăm bông nhúng vào dịch thuốc rồi chấm lên vết loét, ngày khoảng 3 – 4 lần. Thời gian dùng cotrimoxazol liên tục ít nhất trong năm ngày. Nếu có bội nhiễm nấm tại chỗ cần uống thêm kháng nấm (có thể ở dạng bôi) như fluconazol, itraconazol hoặc nystatin với liều như sau:

  • Fluconazol: Nhiễm nấm Candida ở miệng, họng:
    • Người lớn: Liều bắt đầu 200 mg fluconazol sau đó duy trì 100 mg hằng ngày đến khi hết triệu chứng. Liều 400 mg hằng ngày trong trường hợp triệu chứng dai dẳng.
    • Trẻ em: 3-6 mg fluconazol/kg vào ngày đầu tiên, sau đó 3mg/kg/ngày.
  • Itraconazol: Nhiễm nấm Candida ở miệng, hầu:
    • Người lớn: 100 mg/ ngày, uống trong 15 ngày. Người bệnh bị AIDS uống 200 mg/ ngày, trong 15 ngày (do thuốc kém hấp thu ở nhóm này).
  • Nystatin: Nhiễm candida miệng gây đẹn, viêm loét miệng:
    • Trẻ sơ sinh: Liều 12.500 IU x 2 lần/ngày
    • Trẻ em: Liều 25.000 IU x 2 lần/ngày
    • Người lớn: 50.000 IU x 2 lần/ngày

Pha thuốc với nước sôi để nguội, dùng gạc sạch thấm thuốc rơ lưỡi, họng,…

Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biêt là trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc giảm đau

Loét miệng còn được điều trị bởi các loại thuốc giảm đau bào chế dưới dạng gel bôi, với các thành phần chủ yếu như:

  • Choline salicylate: 
    • Là hoạt chất dùng để giảm đau từ nhẹ đến vừa, giảm sưng, hạ sốt. Tác dụng giảm đau của thuốc sau 4 phút và kéo dài trong 3-4 giờ. Choline salicylate dạng bôi giúp điều trị bệnh lý viêm, lở loét miệng.
    • Cách dùng cho người lớn bị tổn thương niêm mạc miệng: Thoa gel ở nồng độ 8,7% vào vùng bị tổn thương, làm sạch tay trước khi thoa.
  • Lindocain hydrochlorid:
    • Thuộc nhóm thuốc gây tê tại chỗ, nhờ cơ chế chặn các tín hiệu thần kinh từ cơ quan đích đến hệ thần kinh trung ương nên có tác dụng làm tê và dịu các cơn đau do viêm loét niêm mạc miệng, lợi hay cổ họng.
    • Liều dùng giảm đau tại chỗ niêm mạc miệng, hong: Bôi trực tiếp dung dịch lindocain hydrochlorid (2-10%). Người lớn nặng 70kg, liều tối đa an toàn 500mg, không nhắc lại trong 2 giờ.

Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol, ibuprofen, naproxen,… cũng được sử dụng nhằm cải thiện khó chịu do loét miệng gây ra.

Thuốc kháng viêm

Corticoid là nhóm thuốc kháng viêm được dùng nhiều trong điều trị loét miệng do virus gây nên kèm theo bội nhiễm. Thuốc có tác dụng hạn chế tình trạng sưng đau kèm chữa lành hiệu quả các ổ loét.

  • Presnisone:
    • Thuốc bào chế ở dạng viên uống.
    • Với tác dụng kháng viêm, thuốc sẽ được cá nhân hóa và điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân.
    • Liều bắt đầu từ 5 – 60 mg/ ngày, có thể nâng thêm để đạt hiệu quả trị liệu.
  • Triamcinolon hoặc hydrocortisone:
    • Thuốc được dùng bôi tại chỗ làm giảm các triệu chứng rát, nóng đỏ, phồng rộp do viêm nhiễm khoang miệng, giảm các tổn thương các ổ loét miệng.
    • Ngày có thể bôi từ 2 – 3 lần và sau ăn để tránh ảnh hưởng hiệu quả của thuốc.

Thuốc sát khuẩn

Súc miệng với các sản phẩm chứa hoạt chất có khả năng sát khuẩn cũng giúp làm sạch vết loét miệng, ngừa viêm và giảm bớt sưng đau. Nhiều chế phẩm trên thị trường chứa các hoạt chất sát khuẩn dùng cho điều trị loét miệng thường kể đến:

  • Nước muối sinh lý chứa 0,9% NaCl
  • Benzalkonium chloride
  • Chlorhexidine gluconate hay Chlorhexidine flouride
  • Bạc nitrat (AgNO3)
  • Bột baking soda (Natri bicarbonat – NaHCO3)
  • Natri florid (NaF)

Cách trị loét miệng bằng đông y

Điều trị phối hợp Y học cổ truyền bao gồm thoa ngoài uống trong các loại thuốc từ thảo dược giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ phòng ngừa tái phát loét miệng. Một số nhóm thuốc điều trị trong Đông y thông thường sẽ kể đến:

Thuốc thanh nhiệt

  • Thạch cao (Đại thạch cao, Băng thạch):
    • Theo chuyên luận Thạch cao – Dược điển Việt Nam, thạch cao sau khi nung (Đoạn thạch cao) có tác dụng thu thấp, sinh cơ, liễm sang, chỉ huyết. Nên được dùng ngoài điều trị vết loét không thu miệng, bỏng nước, bỏng lửa, ngoại thương  chảy máu.
    • Đoạn thạch cao dùng tán thành bột mịn, dùng lượng thích hợp đắp chỗ loét.
  • Đạm trúc diệp (Cỏ lá tre):
    • Theo chuyên luận Đạm trúc diệp – Dược điển Việt Nam, Cỏ lá tre hay Đạm trúc diệp có công năng thanh nhiệt, trừ phiền dùng chủ trị các nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi.
    • Ngày dùng 6 – 9 g dược liệu khô, thường phối hợp các vị thuốc khác để sắc hoặc làm hoàn, tán.
  • Cỏ mực (Cỏ nhọ nhồi):
    • Cỏ mực là cây thuốc nam trong dân gian được sử dụng để làm dịu cảm giác đau rát các vết loét ở miệng (đẹn miệng), ngăn nguy cơ nhiễm trùng cũng như đẩy nhanh làm lành vết thương.
    • Sau khi rửa sạch, giã vắt lấy nước. Có thể dùng tăm bông chấm dịch nước Cỏ mực sau khi giã, thoa vết các vết loét miệng. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để đạt hiệu quả, dịu triệu chứng khó chịu do loét miệng gây ra.
loét miệng
Cỏ mực giúp cầm máu, mau lành ổ loét miệng
  • Hoàng liên (Hoàng liên chân gà, Xuyên liên):
    • Trong Đông y, Hoàng liên có vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, táo thấp, giải độc và sát trùng. Nhờ đó chủ trị miệng lở loét do nhiệt độc, thấp chẩn. 
    • Bài thuốc  Hoàng liên giải độc thang dùng trị loét miệng do nhiệt độc gồm Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm mỗi thứ 8g, Chi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thuốc tiêu độc

  • Rau má:
    • Theo đông y, Rau má có công năng giải độc, tiêu sưng. Trong Rau má có nhiều pseudosaponin như asiaticoside, madecassoside có tác dụng kháng viêm, tăng sinh collagen và fibronectin hỗ trợ tạo các mô liên kết giúp lành vết loét miệng nhanh chóng.
    • Ngày có thể dùng 30 – 40 g cây tươi ép lấy nước uống hoặc 15 – 30 g dược liệu khô sắc nước uống. Ngoài ra có thể giã nát, đắp lên ổ loét.
loét miệng
Uống 1-2 ly rau má mỗi ngày để trị loét miệng
  • Diếp cá (Ngư tinh thảo):
    • Diếp cá vốn dĩ là loại rau ăn quen thuộc hằng ngày đồng thời có nhiều tác dụng chữa bệnh đáng quý. Diếp cá dùng để thanh nhiệt giải độc, sát trùng và chống viêm loét. Do đó, hiệu quả trên bệnh loét miệng.
    • Cách đơn giản dùng Diếp cá xay nhuyễn, lọc lấy nước uống ngày 2 – 3 lần giúp loét miệng mau lành hơn.
loét miệng
Diếp cá có tác dụng tiêu viêm ổ loét miệng
  • Cam thảo:
    • Trong Đông y, Cam thảo dạng sống hay còn gọi là Sinh cam thảo có công năng giải độc tả hỏa giúp thải độc, đau họng, u nhọt.
    • Nhiều nghiên cứu thấy hoạt chất deglycyrrhizinate trong rễ Cam thảo có tác dụng chữa loét miệng hiệu quả. Số liệu thống kê trên những người bệnh loét miệng sử dụng dung dịch deglycyrrhizinate 2 – 3 lần/ngày đều giảm đau nhanh chóng, khoảng 75% bệnh nhân cải thiện vết loét trong một ngày và lành lặn trong ba ngày.
loét miệng
Dịch chiết cam thảo giúp bảo vệ răng miệng

Làm gì để phòng ngừa viêm loét miệng?

Ngoài điều trị để giảm các triệu chứng đau rát, sưng tấy,… của loét miệng thì việc phòng ngừa các yếu tố gây bệnh ngay từ ban đầu là điều cần thiết.

Bổ sung vitamin và dưỡng chất

Khi sức đề kháng giảm cũng là lúc loét miệng dễ xảy ra nhất. Vì vậy bổ sung các dưỡng chất tăng cường hệ miễn dịch cần được quan tâm. Vitamin E giúp làm dịu niêm mạc, sửa chữa các tổn thương. Trong khi đó, vitamin C giúp tăng số lượng bạch cầu giúp cơ thể chống lại sự tấn công của virus.

Ngoài ra; bổ sung thêm L-Lysine, vitamin B6, B9, B12; kẽm; sắt như một liệu pháp giúp phòng ngừa và phục hồi các tổn thương niêm mạc do loét miệng gây nên.

Tạo thói quen lành mạnh

Thói quen trong sinh hoạt hằng ngày trên răng miệng cũng ít nhiều tác động đến tình trạng viêm loét miệng. Một số lưu ý cần thực hiện để tránh gây loét miệng như sau:

  • Đánh răng nên dùng bàn chải mềm hay ăn uống tránh làm trầy xước niêm mạc miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn.
  • Uống đủ nước 1,5 – 2 lít nước/ngày để giải nhiệt cơ thể, tăng thải độc tố.
  • Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, thức uống chứa cồn vì làm tăng tổn thương niêm mạc trong khoang miệng, gây khô miệng dễ làm loét miệng.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với các hóa chất như acid, xút, dung môi… nhằm tránh lớp niêm mạc miệng bị kích ứng, ăn mòn gây tổn thương.
  • Tránh stress, lo lắng, ngủ đủ giấc; tập thể thao giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, giảm tích nhiệt độc.
loét miệng
Tạo thói quen tốt để phòng tránh bệnh loét miệng

Nên và không nên ăn gì khi bị loét miệng?

Khi bị loét miệng nên hạn chế ăn các thực phẩm dầu mỡ như đồ chiên, rán, xào; các đồ ngọt chứa nhiều đường,… vì dễ gây tích tụ độc tố, nội nhiệt trong cơ thể. Đồng thời; cũng nên hạn chế ăn các thức ăn cay, chua, nóng để tránh gây kích ứng, đau rát các vết loét miệng.

Nên bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng L-Lysine, vitamin B6, B9, B12, vitamin C, kẽm và sắt cao:

  • Sữa, bơ và pho mát
  • Các loại cá, thịt gà, thịt bò và thịt cừu
  • Các loại trái cây như táo, xoài, đu đủ, củ cải đường
  • Các trái cây có múi như cam, quýt, bưởi

Cũng như bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, làm dịu loét miệng bao gồm:

  • Rau má, diếp cá, Actisô, rau sam, rau đắng, bồ ngót, hoa thiên lý,…
  • Các dưa: dưa hấu, dưa chuột, dưa gang, dưa lưới,…
  • Cà chua, bầu, bí, mướp, khổ qua,…

Câu hỏi thường gặp

Viêm loét miệng kéo dài

Viêm loét miệng kéo dài chủ yếu do thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày như:u003cbru003eĂn nhiều đồ cay, nóngu003cbru003eChăm sóc răng miệng không đúngu003cbru003eCơ thể thiếu hụt vitaminu003cbru003eRối loạn nội tiết tốu003cbru003eBệnh lý răng miệng: viêm nướu, sâu răng,…u003cbru003eĐôi khi là dấu hiệu ung thư lưỡi

Loét miệng HIV kéo dài bao lâu?

Dấu hiệu loét miệng khi nhiễm HIV khởi phát đột ngột từ tuần thứ 2 đến thứ 4, bệnh có thể tự hết sau vài ngày hoặc 1-2 tuần mà không cần điều trị.

Bé bị loét miệng bôi thuốc gì?

Các thuốc bôi loét miệng cho trẻ thường được dùng:u003cbru003eThuốc bôi Mouthpaste với hoạt chất Triamcinolon acetonidu003cbru003eThuốc bôi Zytee chứa Benzalkonium chloride, Choline salicylateu003cbru003eThuốc bôi Kamistad chứa Lindocain hydrochlorid, Benzalkonium chloride

Bị loét miệng phải làm sao?

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ với nước súc miệng sát khuẩnu003cbru003eDùng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩnu003cbru003eHạn chế thói quen không tốt gây loét miệngu003cbru003eBổ sung dưỡng chất, vitamin, thức ăn giúp ngăn ngừa và phục hồi vết loét

Loét miệng là bệnh gì?

Loét miệng là tình trạng xuất hiện một hay nhiều vết loét gây sưng đau trong môi, nướu, lưỡi, vòm miệng hoặc cổ họng.

Loét miệng là bệnh nan y

Tuy loét miệng là triệu chứng thông thường ai cũng dễ mắc phải nhưng trong một số trường hợp, báo hiệu của một số bệnh nan y như:u003cbru003eUng thư lưỡi, ung thư vòm họngu003cbru003eBệnh AIDS, lupus ban đỏ, bệnh Bohcet

Loét miệng lâu ngày không khỏi

Loét miệng lâu ngày không khỏi có thể dẫn đến biến chứng áp-xe trong miệng có thể gây nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, áp-xe ngoài mặt, áp-xe não gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Loét miệng không đau

Loét miệng không đau có thể là dấu hiệu của ung thư lưỡi, ở khoang miệng và đặc biệt là bộ phận lưỡi xuất hiện dấu hiệu lở loét kéo dài nhưng không mang cảm giác đau.

Hay bị loét miệng là bệnh gì?

Hay bị loét miệng còn gọi là loét miệng tái phát, loét áp-tơ tái phát, viêm miệng áp-tơ tái phát.

Loét miệng nên ăn gì?

Thức ăn mềm, ít gia vị và dễ nuốtu003cbru003eĂn thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chấtu003cbru003eCác loại rau xanh, trái cây có tính mát, làm tiêu độc, dịu vết loét

Mật ong trị loét miệng

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, giải độc, làm lành vết thương đồng thời chứa nhiều khoáng chất như kẽm, sắt,… giúp tăng đề kháng và ngăn ngừa loét miệng tái phát.


Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như cách phòng ngừa loét miệng.