Nhiệt miệng – Top 9 Nguyên nhân gây nhiệt miệng cần lưu ý

Nhiệt miệng là bệnh răng miệng phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại gây đau đớn và khó chịu cho người bị mắc phải, giảm chất lượng sống và gây khó khăn trong sinh hoạt đặc biệt là ăn uống và giao tiếp. Tuy nhiệt miệng là một bệnh lành tính và thường gặp nhưng ​​liệu chúng ta có hiểu rõ về các nguyên nhân, triệu chứng của trầm cảm và cách điều trị nhiệt miệng? Đó là những câu hỏi mà Doctor có sẵn sẽ giải thích trong bài viết này.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp được đặc trưng bởi nhiều vết loét niêm mạc nhỏ hình tròn hoặc hình oval. Những vết loét này có bờ đều, chung quanh sưng đỏ, có 01 viền màu đỏ tươi, bề mặt vết trợt loét có màu vàng hoặc xám. Nhiệt miệng ở lưỡi và môi gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, dẫn đến nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhiệt miệng xảy ra trên toàn thế giới, với tỷ lệ phổ biến nhất ở Trung Đông, vùng Địa Trung Hải, và Nam Á. Ở Bắc Mỹ, cứ 05 người sẽ có 01 người bị nhiệt miệng và nó là nguyên nhân phổ biến nhất gây loét miệng tái phát cấp tính. Mặc dù bệnh xảy ra ở mọi giới tính, nhưng tỷ lệ mắc phải ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường xuất hiện ở lưỡi, niêm mạc phía trong má và môi

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là gì?

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng vẫn chưa được xác định và có khả năng do nhiều yếu tố ảnh hưởng. Những yếu tố có thể gây ra nhiệt miệng:

  • Rối loạn điều hoà miễn dịch dẫn đến phản ứng viêm quá mức hoặc suy giảm khả năng chống viêm
  • Di truyền (bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị nhiệt miệng)
  • Thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là đối với các bệnh nhân thiếu Vitamin B12
  • Stress
  • Sử dụng một số thuốc có khả năng gây viêm loét miệng, nhiệt miệng như kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng viêm, thuốc kháng virus
  • Một số thức ăn như sôcôla, cà phê, đậu phộng, hạnh nhân, dâu, phô mai, cà chua,…
  • Vết thương sẵn có tại niêm mạc miệng, lưỡi
  • Các rối loạn nội tiết: bệnh celiac, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp tự miễn,…

Triệu chứng và dấu hiệu nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường bắt đầu với cảm giác nóng rát điển hình kéo dài từ 2 – 48 giờ đến khi vết loét được hình thành. Kích thước vết loét thường tăng trong 3 – 4 ngày tiếp theo sau đó ổn định và bắt đầu lành lại. Vết loét sẽ lành hoàn toàn trong vòng từ 4 – 14 ngày.

Các vết loét thường xuất hiện ở niêm mạc miệng và trên bề mặt lưỡi. Tổn thương do nhiệt miệng có biểu hiện rất đặc trưng. Các vết trợt loét thường rời rạc, có hình tròn hoặc oval, có quầng đỏ và trung tâm vết loét có lớp màng giả màu xám vàng và đem lại cảm giác đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.

Phần lớn các trường hợp nhiệt miệng đơn giản, bệnh nhân thường có 1 – 5 vết trợt loét rời rạc với đường kính <1cm. Một số trường hợp, vết trợt loét có đường kính >1cm hoặc tụ thành cụm với đường kính từ 1 – 3mm. Đối với trường hợp nhiệt miệng phức tạp, vết loét có đường kính >1cm; các đợt loét diễn ra với tần suất cao hơn và kéo dài hơn.

Các vết loét thường xuất hiện ở niêm mạc miệng và trên bề mặt lưỡi
Các vết loét thường xuất hiện ở niêm mạc miệng và trên bề mặt lưỡi

Phân loại nhiệt miệng

Dựa vào kích cỡ, số lượng và thời gian mắc bệnh, nhiệt miệng được phân loại thành 03 nhóm:

  • Nhiệt miệng thể nhỏ: Đây là dạng nhiệt miệng thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 85% bệnh nhân bị nhiệt miệng. Việc phân loại nhiệt miệng nhẹ không phụ thuộc vào đường kính của vết loét. Trước khi xuất hiện các vết trợt loét, bệnh nhân có cảm giác nóng rát và châm chích ở tại các vị trí tương ứng. Các vết trợt loét thường xuất hiện tại vùng niêm mạc trong má và môi; phía dưới và mặt bên của lưỡi với số lượng từ 1 – 5 vết mỗi lần bị. Nhiệt miệng nhẹ thường biểu hiện với các vết loét nông, có quầng đỏ với màng giả màu vàng với đường kính <1cm. Những vết loét này sẽ tự lành sau 10 – 14 ngày mà không để lại sẹo. 
  • Nhiệt miệng thể lớn: Chiếm tỷ lệ 10 – 15% trong các trường hợp bị nhiệt miệng. Bệnh nhân không thế dự đoán được thời gian xuất hiện các vết trợt loét dựa trên cảm giác nóng rát và châm chích. Đối với phân loại này, kích thước vết loét rộng hơn, thời gian mắc phải kéo dài vài tháng và sau khi vết loét lành thường để lại sẹo. Bên cạnh đó, nhiệt miệng thể lớn có thể gây ảnh hưởng đến toàn khoang miệng gây ra đau đớn, khó nuốt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân.
  • Nhiệt miệng Herpes: Đây là dạng nhiệt miệng ít gặp nhất, chiếm tỷ lệ 5 – 10% trong các trường hợp. Các vết loét nhỏ hơn (1 – 2mm) so với nhiệt miệng thể lớn và thể nhỏ tuy nhiên số lượng nhiều hơn (5 – 100 vết) và tập trung thành đám. Các vết loét có màu xám và không có quầng đỏ bao quanh như các vết loét khi nhiễm virus Herpes. Một đợt loét có thể kéo dài từ 7 – 14 ngày. 

Chẩn đoán nhiệt miệng

Nhiệt miệng được chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Thông thường, đối với bệnh nhân có tiền sử loét niêm mạc tái phát, tự khỏi với các biểu hiện đặc trưng các vết loét rời rạc, hình tròn hoặc oval với quầng đỏ và màng giả màu vàng thì các trường hợp này đủ điều kiện để chẩn đoán là nhiệt miệng.

  • Tiền sử bệnh: Bệnh nhân thường bắt đầu nhiệt miệng trong thời niên thiếu và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành với 1 hoặc một vài vết loét tự lành hoàn toàn sau khoảng vài ngày đến vài tuần. Các vết loét này khiến bệnh nhân cảm thấy đau và hạn chế khả năng ăn, uống, nói chuyện. 
  • Khám lâm sàng: Nhiệt miệng có biểu hiện rất đặc trưng với những vết trợt loét rời rạc, có đường kính từ 3 – 5mm được bao quanh bởi quầng đỏ và màng giả màu vàng tại vết loét. Những vết trợt loét thường xuất hiện khắp niêm mạc miệng, đặc biệt là vùng niêm mạc phía trong má và môi; dưới và mặt bên của lưỡi. Bên cạnh đó, vết thương ở vùng sinh dục cũng biểu hiện tương tự nhưng xuất hiện ở cả vùng niêm mạc và da của cơ quan sinh dục.

Khi thăm khám bệnh nhân có vết trợt loét ở miệng, cần thăm khám tất cả bề mặt của niêm mạc, bao gồm da dầu, móng, bộ phận sinh dục, để loại trừ các bệnh lý da liễu tiềm ẩn khác.

  • Sinh thiết: Thông thường, để chẩn đoán nhiệt miệng chỉ cần dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, sinh thiết có thể hữu ích trong một số trường hợp nặng hoặc không điển hình. 
  • Các xét nghiệm khác: Không cần thực hiện các xét nghiệm khác đối với các bệnh nhân bị nhiệt miệng đơn giản. Đối với bệnh nhân có tình trạng nặng hoặc thường tái phát liên tục, cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc này. Có thể thực hiện một số xét nghiệm như công thức máu, tốc độ lắng hồng cầu và đánh giá sự thiếu hụt dinh dưỡng (vitamin B12, folate, sắt). Việc tìm ra nguyên nhân có thể giải quyết và cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở bệnh nhân. Tuỳ vào tình trạng của từng bệnh nhân, một số xét nghiệm sẽ được thực hiện thêm.

Cần chẩn đoán phân biệt nhiệt miệng với các bệnh lý khác như hội chứng Behçet, hội chứng MAGIC (loét aptor thường lớn và có kèm theo viêm sụn), Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh celiac, nhiễm HIV, nhiễm virus Herpes, hội chứng PFAPA,…

Điều trị nhiệt miệng bằng phương pháp nào?

Mục tiêu điều trị nhiệt miệng là giúp giảm đau, đẩy nhanh quá trình lành vết loét, và giảm tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của đợt loét. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả thống nhất cho bệnh nhiệt miệng. 

Các phương pháp thông thường được sử dụng để điều trị nhiệt miệng như vệ sinh răng miệng tốt, tránh các yếu tố làm trầm trọng thêm và giảm đau đều phù hợp với tất cả các bệnh nhân mắc nhiệt miệng. Đối với trường hợp đơn giản, bệnh nhân có thể điều trị bằng cách vệ sinh miệng sạch sẽ và dùng thuốc tại chỗ. Ngược lại, bệnh nhân bị nhiệt miệng phức tạp cần dùng thuốc toàn thân, thuốc tại chỗ và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Việc giữ vệ sinh răng miệng trong khi bị nhiệt miệng rất quan trọng để tránh các tổn thương khác. Bệnh nhân được khuyên sử dụng bàn chải đánh răng mềm, chỉ nha khoa, dụng cụ massage nướu để loại bỏ các mảng bám. Nước súc miệng không chứa cồn thường ít gây kích ứng và giảm sự hoạt động của vi khuẩn. Bệnh nhân nên sử dụng các loại kem đánh răng không chứa natri lauryl sulfat vì kem đánh răng có chứa hoạt chất này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiệt miệng.
nhiệt miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp giảm thiểu nhiệt miệng
  • Tránh các yếu tố khởi phát nhiệt miệng:. Tránh các thói quen gây chấn thương (cắn vào má hoặc môi) và các loại thực phẩm dường như làm trầm trọng thêm nhiệt miệng.
  • Giảm đau: Thuốc tê tại chỗ và thuốc bao phủ bề mặt có thể giảm cảm giác khó chịu tạm thời khi sử dụng trước khi ăn và vệ sinh răng miệng.
  • Dung dịch nhớt lidocain 2%: Bôi trực tiếp vào bề mặt của vết loét hoặc ngậm và nhổ ra.
  • Dung dịch Diphenhydramin: 12.5 mg/5 ml; 5 ml ngậm và nhổ ra.
  • Viên ngậm Dyclonine: Hoà tan từ từ trong miệng.
  • Hỗn dịch nhôm hydroxid, magie hydroxid và simethicone: 5-10 ml ngậm và nhổ ra.
  • Hỗn dịch Attapulgite: 600 – 750 mg/15ml; 5 – 10ml ngậm và nhổ ra.

Phòng ngừa nhiệt miệng như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng ở lưỡi và môi, người bệnh cần hiểu rõ các phương pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách và tránh làm tổn thương bề mặt niêm mạc miệng và lưỡi. Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng dễ gây kích ứng.
  • Nếu bệnh nhân có thiếu hụt vitamin và khoáng chất, cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm chứa sắt, kẽm hoặc vitamin B1, B2, B6, B12 hoặc C.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây khởi phát nhiệt miệng. 
  • Giảm stress, cân bằng cảm xúc.

Các câu hỏi thường gặp

Bịu003cstrongu003e nhiệt miệng nên ăn gì?u003c/strongu003e

Nhiệt miệng đem lại cảm giác đau rát và khó chịu dẫn đến khó khăn trong việc ăn uống. Người bị nhiệt miệng nên ăn các thức ăn mềm, ít gia vị, dễ nuốt. Một số thức ăn không nên sử dụng như thức ăn cứng, có tính acid, muối; rượu và thức uống có gas để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét. 

u003cstrongu003eTại sao bị nhiệt miệng liên tục?u003c/strongu003e

Tình trạng nhiệt miệng liên tục có thể do một số nguyên nhân như giảm sức đề kháng, thiếu hụt dinh dưỡng, stress, sử dụng một số thuốc hoặc thức ăn gây nhiệt miệng. Người bị nhiệt miệng cần cải thiện sức đề kháng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý, vệ sinh răng miệng thường xuyên.

u003cstrongu003eNhiệt miệng bao lâu thì khỏi?u003c/strongu003e

Trong đa số trường hợp, nhiệt miệng thường tự khỏi sau 10 – 14 ngày. Đối với các trường hợp phức tạp, nhiệt miệng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. 

u003cstrongu003eBị nhiệt miệng quan hệ bằng miệng có sao không?u003c/strongu003e

Nhiệt miệng là tình trạng có một hoặc nhiều vết loét tại niêm mạc miệng và lưỡi. Việc quan hệ tình dục bằng miệng khi nhiệt miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, lậu và giang mai. Nếu bạn tình sử dụng bao cao su hoặc màng chắn có thể làm giảm các nguy cơ này. 

u003cstrongu003eBị nhiệt miệng có phải dấu hiệu mang thai?u003c/strongu003e

Khi mang thai, phụ nữ thường thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm nồng độ hormone tăng cao dẫn đến khó cân bằng cảm xúc và có thể dẫn đến stress. Việc thay đổi nội tiết tố và stress có thể dẫn đến nhiệt miệng.

u003cstrongu003eNhiệt miệng có bị lây không?u003c/strongu003e

Một số nguyên nhân của nhiệt miệng là suy giảm sức đề kháng, thiếu hụt dinh dưỡng, stress, có thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách. Do vậy, nhiệt miệng không lây lan mà chỉ gây đau đớn và khó chịu cho người mắc phải, giảm chất lượng sống của người bệnh.

u003cstrongu003eNhiệt miệng có phải HIV?u003c/strongu003e

HIV là một hội chứng gây suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng ở người. Nhiễm HIV cũng khiến người bệnh có nguy cơ cao nhiễm virus herpes và có thể gây ra những vết loét ở niêm mạc miệng và lưỡi. Do đó, người bệnh cần được thăm khám chuyên sâu bởi bác sĩ để chẩn đoán phân biệt giữa nhiệt miệng  do nguyên nhân khác hay HIV.

u003cstrongu003eVì sao nhiệt miệng lại đau răng?u003c/strongu003e

Nhiệt miệng là một bệnh lý lành tính, đặc trưng bởi các vết loét nông, rời rạc trên niêm mạc miệng và lưỡi. Vì vậy, nhiệt miệng không ảnh hưởng đến răng nên không gây đau răng. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên giúp hạn chế nhiệt miệng.


Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân và phương pháp điều trị nhiệt miệng. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu trên, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý trên Docosan.com.