Chứng khó đọc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng khó đọc là một chứng rối loạn học tập liên quan đến việc khó đọc do các vấn đề trong việc xác định âm thanh giọng nói liên quan đến các chữ cái và từ (Còn được gọi là khuyết tật đọc). Chứng khó đọc ảnh hưởng đến các vùng não xử lý ngôn ngữ.

Hội chứng khó đọc xảy ra đối với những người gặp khó khăn việc đánh vần, đọc và viết khiến khả năng học tập bị giảm sút. Chứng khó đọc không ảnh hưởng đến trí thông minh. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu bài viết dưới đây.

Triệu chứng của chứng khó đọc

Các dấu hiệu của chứng khó đọc thường khó nhận ra trước khi trẻ nhập học, giáo viên có thể là người đầu tiên nhận thấy vấn đề với mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ nhỏ có thể có nguy cơ mắc chứng khó đọc trước tuổi đi học bao gồm:

  • Nói muộn.
  • Học từ mới chậm.
  • Gặp vấn đề khi tạo nên từ chính xác, chẳng hạn như đảo ngược âm thanh trong từ hoặc bối rối với các từ có âm giống nhau.
  • Gặp vấn đề khi nhớ hoặc gọi tên các chữ cái, số và màu sắc.
  • Khó học các bài đồng dao hoặc chơi các trò chơi có vần điệu.

Khi trẻ đi học, các dấu hiệu và triệu chứng của chứng khó đọc có thể trở nên rõ ràng hơn, bao gồm:

  • Đọc tốt dưới mức mong đợi cho độ tuổi của bé.
  • Khó khăn khi xử lý và hiểu những gì trẻ nghe thấy.
  • Khó tìm từ thích hợp hoặc hình thành câu trả lời cho các câu hỏi.
  • Gặp vấn đề khi nhớ trình tự của mọi thứ.
  • Khó nhìn (và đôi khi nghe) những điểm giống và khác nhau trong các chữ cái và từ.
  • Không có khả năng phát âm một từ không quen thuộc.
  • Khó đánh vần.
  • Mất nhiều thời gian dài để đọc hoặc viết.
  • Tránh các hoạt động liên quan đến đọc.
chứng khó đọc
Hội chứng khó đọc nên được phát hiện càng sớm càng tốt

Một số dấu hiệu và triệu chứng khó đọc phổ biến ở thanh thiếu niên và người trưởng thành bao gồm:

  • Khó đọc, kể cả đọc to.
  • Đọc và viết chậm, tốn nhiều công sức.
  • Gặp nhiều vấn đề về chính tả, đánh vần.
  • Tránh các hoạt động liên quan đến đọc.
  • Phát âm sai tên hoặc từ.
  • Khó hiểu những câu chuyện cười.
  • Mất nhiều thời gian đọc hoặc viết.
  • Khó khăn khi tóm tắt một câu chuyện.
  • Gặp khó khăn khi học ngoại ngữ.
  • Khó ghi nhớ.
  • Khó khăn khi làm các bài toán.

Nguyên nhân gây ra chứng khó đọc

Chứng khó đọc có xu hướng liên quan đến một số gen nhất định ảnh hưởng đến cách bộ não xử lý khả năng đọc và học ngôn ngữ, cũng như các yếu tố nguy cơ khác trong môi trường sống.

Các yếu tố nguy cơ gây ra chứng khó đọc bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc chứng khó đọc hoặc các khuyết tật học tập khác.
  • Sinh non hoặc sinh nhẹ cân.
  • Trong thời kỳ mang thai tiếp xúc với nicotin, ma túy, rượu hoặc nhiễm trùng có thể làm thay đổi sự phát triển não ở thai nhi.
  • Sự khác biệt trong các bộ phận của não cho phép đọc.
chứng khó đọc
Nguyên nhân gây ra chứng khó đọc – Sinh non

Hệ quả của chứng khó đọc

Chứng khó đọc có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm:

  • Khó khăn trong học tập
  • Nếu không được điều trị, chứng khó đọc có thể dẫn đến lòng tự tôn của trẻ thấp, lo lắng, hung hăng và tách biệt khỏi bạn bè, cha mẹ và giáo viên.
  • Trẻ em mắc chứng khó đọc có nhiều nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và ngược lại. ADHD có thể gây khó duy trì sự chú ý cũng như hiếu động thái quá và hành vi bốc đồng, khiến chứng khó đọc khó điều trị hơn.
chứng khó đọc
Hệ quả của chứng khó đọc – Khó tập trung học tập

Chẩn đoán hội chứng khó đọc

Một số yếu tố được xem xét để chẩn đoán chứng khó đọc, chẳng hạn như:

  • Liệu có thành viên nào trong gia đình bị khuyết tật học tập hay không.
  • Kiểm tra thị lực, thính giác và não (thần kinh). Những điều này có thể giúp xác định xem một chứng rối loạn khác có thể gây ra hoặc làm tăng khả năng đọc kém của trẻ hay không.
  • Kiểm tra tâm lý để hiểu rõ hơn về sức khỏe tâm thần của trẻ, giúp xác định xem các vấn đề xã hội, lo lắng hoặc trầm cảm có thể đang hạn chế khả năng của trẻ hay không.
  • Kiểm tra kỹ năng đọc và các kỹ năng học thuật khác.

Điều trị chứng khó đọc

Không có cách nào để điều chỉnh sự bất thường tiềm ẩn của não gây ra chứng khó đọc – chứng khó đọc là một tình trạng mãn tính. Tuy nhiên, phát hiện sớm và điều trị thích hợp có thể cải thiện các triệu chứng.

Kỹ thuật giáo dục

Chứng khó đọc được điều trị bằng cách sử dụng các phương pháp và kỹ thuật giáo dục cụ thể, nên bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt. Giáo viên có thể sử dụng các kỹ thuật liên quan đến thính giác, thị giác và xúc giác để cải thiện kỹ năng đọc, giúp một đứa trẻ sử dụng các giác quan để học.

Điều trị cần tập trung vào việc giúp trẻ:

  • Học cách nhận biết và sử dụng những âm thanh nhỏ nhất tạo nên từ.
  • Hiểu rằng các chữ cái và chuỗi chữ cái đại diện cho những âm thanh và từ này (ngữ âm).
  • Hiểu những gì trẻ đang đọc.
  • Đọc to để xây dựng độ chính xác, tốc độ và cách diễn đạt của việc đọc trôi chảy.
  • Xây dựng vốn từ vựng về các từ được nhận dạng và hiểu.
  • Dạy kèm cho trẻ.
chứng khó đọc
Đưa trẻ găp chuyên gia tâm lý để điều trị tình trạng khó đọc

Điều trị sớm

Trẻ em mắc chứng khó đọc nếu được hỗ trợ thêm ở lớp mẫu giáo hoặc lớp một thường cải thiện kỹ năng đọc đủ để học tốt ở các cấp lớp sau. Những đứa trẻ không được hỗ trợ có thể gặp khó khăn hơn trong việc học các kỹ năng cần thiết để đọc tốt, trẻ dễ bị tụt hậu về mặt học tập và có thể không bao giờ bắt kịp được.

Cha mẹ có thể làm gì?

Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ cải thiện chứng khó đọc, bao gồm thực hiện các bước sau:

  • Giải quyết vấn đề sớm: Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc chứng khó đọc, hãy nói chuyện với bác sĩ.
  • Đọc to cho con bạn nghe: Thử nghe sách đọc cùng với con bạn. Khi con bạn đủ lớn, hãy đọc lại những câu chuyện đó cùng nhau. Tốt nhất là bạn nên bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc thậm chí nhỏ hơn.
  • Trao đổi với nhà trường và giáo viên.
  • Khuyến khích thời gian đọc: Để cải thiện kỹ năng đọc, bạn nên huyến khích con bạn đọc.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Nhiều người mắc chứng khó đọc có thể rất sáng tạo và thông minh, có năng khiếu về toán học, khoa học hoặc nghệ thuật. Điều quan trọng và phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, nhà trường để có những hướng xử lý phù hợp cho tình trạng của trẻ.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.