Tổng quan về bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường xuất hiện bởi một vài bất thường trong não bộ và những những nguy cơ khác. Chúng còn được gọi bởi tên rối loạn hưng – trầm cảm, được đặt trưng bởi giai đoạn hưng trầm cảm có thể theo sau giai đoạn trầm cảm. Các triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng, hoạt động cũng như hứng thú trong các công việc hàng ngày và các mối quan hệ của người bệnh. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các cá nhân bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực có trạng thái cảm xúc rất khó phỏng đoán vì chúng chẳng tuân theo quy luật nào. Một người có thể ngay lập tức trở nên căng thẳng, tức giận khi một điều gì đó xảy ra không như mong đợi trong khi trạng thái tích cực, phấn chấn vừa hiện diện trước đó.

Các yếu tố này có thể bị đẩy lên cao trào và trở thành những cơn hoang tưởng. Phần lớn các triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực đều liên quan đến những cơn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.

rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Triệu chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các triệu chứng về cảm xúc là các yếu tố mà các nhà trị liệu cực kỳ quan tâm vì chúng giúp họ xác định trạng thái điển hình đang hiện diện nơi bệnh nhân, các bài tập thư giãn, trấn an hợp lý góp phần giúp người bệnh bình tĩnh và không quá kích động.

Sự chuyển biến của rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực loại I thường trải qua giai đoạn hưng cảm nghiêm trọng. Trong khi ở rối loạn cảm xúc lưỡng cực loại II, họ thường trải qua một giai đoạn hưng cảm nhẹ và một giai đoạn trầm cảm.

Nhiều bệnh nhân rối loạn lưỡng cực dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài. Sự cuồng vĩ (vĩ cuồng bản thân – rối loạn nhân cách ái kỷ – yêu bản thân thái quá) là một trong những đặc trưng của giai đoạn hưng cảm. Một vài người trong giai đoạn hưng cảm nặng có thể có các triệu chứng loạn thần như ảo giác hay ảo tưởng.

rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Cho bản thân là nhất – một đặc trưng của giai đoạn hưng cảm

Giai đoạn trầm cảm có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hết sức khó chịu, hàng loạt những suy diễn tiêu cực xảy ra. Sau đây là chia sẻ của một bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, giai đoạn trầm cảm:

“Em thấy mệt mỏi vì mỗi lần tâm trạng bê bết, thê thảm, nhưng tình hình không tệ đến mức em đủ dũng cảm để từ bỏ cuộc đời em. Nhưng nó cũng không khá lên để em có thể sống tiếp. Mỗi ngày đều thấy vô vọng và duy trì tình trạng này lâu khiến em bực bội với chính mình. Bực bôi vì cái trạng thái dậm chân tại chỗ này. Đó chính là vấn đề tinh thần khiến em suy sụp. Chỉ cần nghĩ đến là em suy sụp rất nhanh.”

Các yếu tố tác động đến điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Sự ảnh hưởng từ chứng này gây ra khá nhiều bất lợi trong các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, sự hạn chế hỗ trợ từ gia đình và xã hội sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng hoặc tái phát nhanh chóng. Chia sẻ của một bệnh nhân về nhu cầu điều trị của bản thân:

“Trước giờ em đều tự nghiền ngẫm cảm xúc của mình, xong rồi chôn vùi nó. Nhưng giờ em không muốn để bản thân là thế giới đóng kín nữa. Em muốn tiếp nhận tác động từ người khác. Có thể họ không đưa cho em câu trả lời hoặc giúp cho em điều gì cả. Nhưng em không muốn tự suy nghĩ xong rồi tự kết luận nữa. Em đã quá mệt mỏi…”

Ngoài sự hỗ trợ dược phẩm từ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, người bệnh rối loạn lưỡng cực có thể dần ổn định tâm trạng thông qua việc xác định và giảm thiểu các tác nhân gây căng thẳng, xung đột.

rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Một thời gian biểu hợp lý cũng góp phần giúp bệnh nhân thiết lập thói quen sinh hoạt đều đặn, tránh sự xáo trộn, thay đổi

Bên cạnh đó, một thời gian biểu hợp lý cũng góp phần giúp bệnh nhân thiết lập thói quen sinh hoạt đều đặn, tránh sự xáo trộn, thay đổi. Người bệnh có thể dành thời gian để quan sát những dấu hiệu thay đổi của khí sắc để tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời.

Lời kết

Nhu cầu được sống bình an và hạnh phúc trở thành mong đợi của bất kỳ ai nhưng không phải ai cũng may mắn trải nghiệm. Chúng ta cần hiểu, người bệnh đang phải từng ngày đối diện với những bất ổn.

Sự kỳ vọng hay tuyệt vọng tin chắc diễn ra không ít lần khi họ ý thức được khó khăn của bản thân nhưng bất lực hoặc thỏa hiệp chúng. Hãy giúp cuộc sống của họ trọn vẹn hơn bằng những hiểu biết và trợ giúp có hiệu quả, hãy để yêu thương trở thành sợi dây gắn kết hữu hiệu giữa mỗi chúng ta.