Rối loạn lo âu chia ly: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu chia ly là vấn đề đang được nhiều sự quan tâm trong xã hội ngày nay. Rối loạn lo âu chia ly không phải là một giai đoạn phát triển bình thường mà là một trạng thái nghiêm trọng về mặt cảm xúc, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị của rối loạn lo âu chia ly ở bài viết sau đây nhé!

Rối loạn lo âu chia ly là gì?

Lo lắng chia ly là nỗi sợ hãi phải chia xa, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn khi họ nghĩ về việc rời xa những người mà họ đã gắn bó. Rối loạn lo âu chia ly là một phần bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ. Hội chứng thường xảy ra ở trẻ từ 8-12 tháng tuổi và thường biến mất khi trẻ được 2 tuổi. Rối loạn lo âu chia ly cũng có thể xảy ra ở người lớn tuổi.

Sự khác biệt chính giữa trạng thái lo âu chia ly lành mạnh và rối loạn lo âu chia ly là cường độ sợ hãi của con bạn, và những nỗi lo sợ này có đang làm cản trở con bạn trong những hoạt động bình thường hay không. Trẻ mắc rối loạn lo âu chia ly có thể trở nên kích động khi chỉ cần nghĩ đến việc rời xa cha hoặc mẹ, trẻ than thở ốm đau để né tránh đi học, né tránh vui chơi với bạn bè. Khi các triệu chứng trở nên mạnh mẽ cực độ thì những lo lắng này sẽ phát triển lên thành một rối loạn.

rối loạn lo âu chia ly
Rối loạn lo âu chia ly là gì ?

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu chia ly 

Trong khoảng thời gian thơ ấu, việc cảm thấy lo lắng khi nói lời tạm biệt với ba mẹ là tiến trình tự nhiên của trẻ. Các dấu hiệu khóc lóc, cáu kỉnh hoặc đeo bám là những phản ứng lành mạnh đối với sự chia ly cũng như biểu hiện một giai đoạn phát triển bình thường. Mặc dù cường độ và thời gian của lo âu chia ly có thể rất khác nhau ở từng trẻ, nhưng với sự hiểu biết và các cách ứng phó đúng đắn, nỗi sợ hãi của trẻ có thể được xoa dịu và sẽ biến mất hoàn toàn khi con lớn hơn. 

Tuy nhiên, ngay cả khi ba mẹ cố gắng hết sức, một số trẻ vẫn trải qua nỗi lo lắng quá mức về sự chia ly trong suốt những năm học tiểu học hoặc về sau. Nếu lo âu chia ly diễn ra một cách liên tục hoặc tái diễn theo tháng và cản trở các hoạt động bình thường như học tập hay vui chơi cùng bạn bè, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu chia ly.

Nguy cơ mắc rối loạn lo âu chia ly

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra trạng thái rối loạn lo âu chia ly, gồm 

  • Tiền sử gia đình lo lắng hoặc trầm cảm
  • Tính cách nhút nhát, rụt rè
  • Địa vị kinh tế xã hội thấp
  • Cha mẹ bảo vệ quá mức
  • Thiếu sự tương tác của cha mẹ
  • Một sự kiện lớn trong đời của trẻ như cha mẹ ly hôn hoặc người thân qua đời

Triệu chứng rối loạn lo âu chia ly 

rối loạn lo âu chia ly
Triệu chứng rối loạn lo âu chia ly 

Các triệu chứng của rối loạn lo âu chia ly có thể được biểu hiện qua ít nhất 3 trong số các triệu dấu hiệu dưới đây:

  • Đau khổ (distress) tái diễn quá mức khi nghĩ trước hoặc trải nghiệm việc rời khỏi nhà hoặc chia ly với người gắn bó chính.
  • Lo lắng dai dẳng quá mức về việc mất đi người gắn bó chính hoặc về khả năng người đó bị bệnh, bị thương, gặp tai họa hoặc qua đời.
  • Lo lắng dai dẳng quá mức về sự kiện tiêu cực (ví dụ như bị lạc, bị bắt cóc, tai nạn, bị bệnh tật) và dẫn đến sự chia tách với người gắn bó chính.
  • Miễn cưỡng hoặc từ chối một cách dai dẳng việc rời khỏi nhà để đi học hoặc đến nơi nào đó có nguy cơ bị chia tách.
  • Sợ hãi dai dẳng quá mức hoặc miễn cưỡng ở một mình khi ở nhà hoặc nơi khác mà không có người gắn bó chính.
  • Miễn cưỡng hoặc từ chối ngủ ở nơi khác (không ở nhà) hoặc đi ngủ mà không có người gắn bó bên cạnh.
  • Thường xuyên có ác mộng về chủ đề chia tách.
  • Thường xuyên than phiền về các triệu chứng cơ thể (ví dụ, đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn, nôn) khi sắp hoặc chia tách với người gắn bó.

Chẩn đoán rối loạn lo âu như thế nào?

rối loạn lo âu chia ly
Chẩn đoán rối loạn lo âu như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn lo âu chia ly bằng việc xác định đây có phải là một giai đoạn phát triển bình thường của trẻ hay là một rối loạn thực sự. Sau khi loại trừ bất kỳ tình trạng y tế nào, bác sĩ có thể giới thiệu trẻ đến một nhà tâm lý học trẻ em hoặc bác sĩ tâm thần trẻ em có chuyên môn về rối loạn lo âu.

Để giúp chẩn đoán rối loạn lo âu chia ly, chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể sẽ cho trẻ đánh giá tâm lý, bao gồm thảo luận về suy nghĩ và cảm xúc, cũng như quan sát hành vi của trẻ. Rối loạn lo âu chia ly có thể xảy ra cùng với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Phương pháp điều trị hỗ trợ rối loạn lo âu chia ly 

Bác sĩ thường điều trị rối loạn lo âu chia ly bằng liệu pháp tâm lý, đôi khi cùng với thuốc. Tâm lý trị liệu, đôi khi được gọi là liệu pháp nói chuyện hoặc tư vấn tâm lý, giúp giảm các triệu chứng lo âu chia ly. Trong quá trình trị liệu, con bạn có thể học cách đối mặt và kiểm soát nỗi sợ hãi về sự chia xa. Ngoài ra, cha mẹ có thể học cách hỗ trợ và khuyến khích trẻ tự độc lập ngay từ nhỏ.

Không có thuốc đặc trị cho rối loạn lo âu chia ly. Thuốc chống trầm cảm đôi khi được sử dụng ở trẻ lớn hơn nếu các hình thức điều trị khác không hiệu quả. Đôi khi, kết hợp thuốc với liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp ích nếu các triệu chứng nghiêm trọng. Thuốc chống trầm cảm (chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin) có thể hiệu quả cho trẻ lớn và người lớn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ.

rối loạn lo âu chia ly
Phương pháp điều trị hỗ trợ rối loạn lo âu chia ly 

Rối loạn lo âu chia ly xảy ra khi trẻ cảm thấy không an toàn theo một cách nào đó. Chính vì thế, việc tạo môi trường an toàn, lắng nghe, đồng cảm góp phần như “tấm gương” xoa dịu và trấn an cho trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh cần khuyến khích sự độc lập phù hợp với lứa tuổi và tham gia các hoạt động xã hội, thể chất ở trẻ. Việc ghi nhận và khen ngợi những nỗ lực của con bạn và sử dụng những thành tích nhất định (điểm tốt ở trường, ngủ ngoan,…) sẽ là lý do để củng cố các hành vi tích cực cho trẻ.


Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểuTìm hiểu về rối loạn lo âu chia ly: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.