Tổng quan về rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Những cá nhân bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội có khuynh hướng vi phạm pháp luật, trở thành tội phạm. Họ có thể nói dối, cư xử thô bạo hoặc bốc đồng và sử dụng các chất gây nghiện. Do những đặc điểm này, những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường không thể hoàn thành các trách nhiệm liên quan đến gia đình, công việc hoặc trường học. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội – Sociopath là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (hay sociopath) là một loại rối loạn tâm thần, trong đó một người luôn tỏ ra không quan tâm đến việc đúng sai, phớt lờ quyền và cảm xúc của người khác. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có xu hướng chống đối, thao túng hoặc đối xử thô bạo với người khác với sự thờ ơ nhẫn tâm. Họ không tỏ ra tội lỗi hay hối hận về hành vi của mình.

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Tổng quan về rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Dấu hiệu rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn nhân cách chống xã hội có thể bao gồm:

  • Bất chấp đúng sai.
  • Liên tục nói dối hoặc lừa dối để bóc lột người khác.
  • Nhẫn tâm, yếm thế và không tôn trọng người khác.
  • Thao túng người khác vì lợi ích cá nhân hoặc niềm vui cá nhân.
  • Kiêu ngạo, cảm giác bản thân vượt trội và cực kỳ cố chấp.
  • Có thể có các hành vi phạm tội.
  • Liên tục vi phạm quyền của người khác bằng cách đe dọa và không trung thực.
  • Tính bốc đồng.
  • Thù địch, cáu kỉnh, kích động, hung hăng hoặc bạo lực.
  • Thiếu sự đồng cảm với người khác và không hối hận về việc làm hại người khác.
  • Chấp nhận rủi ro hoặc hành vi nguy hiểm không cần thiết mà không quan tâm đến sự an toàn của bản thân hoặc người khác.
  • Không xem xét hậu quả tiêu cực của hành vi hoặc học hỏi từ chúng.
  • Luôn thiếu trách nhiệm và liên tục không hoàn thành công việc hoặc nghĩa vụ.
rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường dẫn đến hành vi trái pháp luật

Người lớn mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường biểu hiện các hành vi rối loạn trước tuổi 15, bao gồm các hành vi nghiêm trọng, lâu dài, chẳng hạn như:

  • Gây hấn với con người và động vật.
  • Tiêu hủy tài sản.
  • Gian dối.
  • Trộm cắp.
  • Vi phạm nghiêm trọng các quy tắc.

Mặc dù rối loạn nhân cách chống đối xã hội được coi là một vấn đề kéo dài suốt đời, tuy nhiên ở một số người, các triệu chứng nhất định – đặc biệt là hành vi phá hoại và phạm tội- có thể giảm theo thời gian.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội không có khả năng tự tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu bạn nghi ngờ rằng một người bạn hoặc thành viên trong gia đình có thể mắc chứng rối loạn này, bạn có thể nhẹ nhàng đề nghị người đó tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ.

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Khi nào nên đến gặp bác sĩ tư vấn rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Nguyên nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Tính cách là sự kết hợp của những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một con người. Đó là cách người đó nhìn, hiểu biết và liên hệ với thế giới bên ngoài, cũng như cách họ nhìn nhận bản thân. Nhân cách hình thành trong suốt thời thơ ấu, thông qua sự tương tác của các khuynh hướng di truyền và các yếu tố môi trường.

Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội vẫn chưa được kết luận, nhưng:

  • Gen có thể khiến một người dễ mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội – và các tình huống trong cuộc sống có thể kích hoạt sự phát triển của nó.
  • Những thay đổi trong các chức năng của não có thể dẫn đến chứng rối loạn này trong quá trình phát triển của não.
rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Những thay đổi trong các chức năng của não có thể dẫn đến chứng rối loạn này trong quá trình phát triển của não

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội bao gồm:

  • Rối loạn hành vi lúc còn nhỏ.
  • Tiền sử gia đình bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc các rối loạn nhân cách khác, rối loạn sức khỏe tâm thần.
  • Bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi trong thời thơ ấu.
  • Cuộc sống gia đình không ổn định, bạo lực hoặc hỗn loạn trong thời thơ ấu.
  • Nam giới có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội nhiều hơn nữ giới.

Các biến chứng/ hậu quả của rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Hậu quả và các vấn đề có thể gây ra do rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể bao gồm những trường hợp sau:

  • Lạm dụng vợ/ chồng, ngược đãi hoặc bỏ bê trẻ em.
  • Các vấn đề với rượu hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Phạm tội theo luật pháp.
  • Hành vi giết người hoặc tự sát.
  • Có các rối loạn sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm hoặc lo lắng.
  • Địa vị xã hội và kinh tế thấp và tình trạng vô gia cư.
rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Người mắc chứng Sociopath thường có các vấn đề liên quan đến chất kích thích

Điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách xã hội khó để điều trị, nhưng đối với một số người, việc điều trị và theo dõi chặt chẽ về lâu dài có thể mang lại tiến triển tích cực. Việc điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người, mức độ sẵn sàng tham gia điều trị của họ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều trị có thể thực hiện bởi chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm điều trị chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý đôi khi được sử dụng để điều trị chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, giúp kiểm soát cơn giận dữ và bạo lực, điều trị lạm dụng rượu hoặc chất kích thích cũng như điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.

Sử dụng thuốc

Không có loại thuốc nào được sử dụng đặc biệt để điều trị chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho các tình trạng liên quan đến rối loạn nhân cách chống đối xã hội, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm hoặc các triệu chứng hung hăng. Một số loại thuốc thường được kê đơn một cách thận trọng vì chúng có khả năng bị lạm dụng.

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Dùng thuốc điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Các triệu chứng và hành vi của người mắc chứng rối loạn hành vi chống đối xã hội có thể tiến triển một cách tích cực nếu được điều trị, theo dõi chặt chẽ và lâu dài.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.