Tổng quan về tiêm phòng dại

Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương. Theo báo cáo của Cục y tế dự phòng – Bộ y tế, Việt Nam được xem là “điểm nóng” của bệnh dại, số ca tử vong do bệnh dại được ghi nhận đỉnh điểm trong giai đoạn 1990 – 2000 là hàng trăm trường hợp mỗi năm.

Hiện nay đã có vaccine giúp bảo vệ những người có nguy cơ bị phơi nhiễm với virus khỏi bệnh dại. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng dại, bạn vẫn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được hướng dẫn xử trí và dự phòng bệnh nếu bạn bị động vật mắc bệnh dại cắn hoặc cào.

1. Ai nên tiêm phòng dại?

Những trường hợp được khuyến nghị nên tiêm phòng bệnh dại:

  • Đến khu vực có nguy cơ cao nhiễm bệnh dại.
  • Công việc làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh dại.

Đến khu vực có tỷ lệ mắc bệnh dại cao

Bạn nên cân nhắc việc tiêm phòng dại nếu

  • Bạn đang ở khu vực có nhiều ca mắc bệnh dại và khó có khả năng tiếp cận nhanh với các dịch vụ y tế.
  • Bạn dự định tham gia các hoạt động có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc với động vật mắc bệnh dại, chẳng hạn như chạy bộ hoặc đi xe đạp.

Phải mất đến 4 tuần để vaccine có hiệu quả, vì vậy bạn cần tiêm phòng dại ít nhất 1 tháng trước khi dự định đi.

Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng dại nếu nguy cơ phơi nhiễm với bệnh dại cao và khả năng tiếp cận y tế hạn chế.

Công việc có nguy cơ cao mắc bệnh dại

Những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với bệnh dại vì tính chất công việc được khuyến nghị tiêm phòng dại, chẳng hạn như:

  • Những người thường tiếp xúc với dơi.
  • Công nhân tại các trung tâm kiểm dịch động vật.
  • Nhân viên phòng thí nghiệm xử lý các mẫu bệnh dại.

2. Tiêm phòng dại bao nhiêu mũi?

Bạn sẽ được tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28, nếu bạn là người thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng chưa phơi nhiễm với virus dại.

Nếu bạn dự định đi đến một khu vực có nguy cơ cao mắc bệnh dại hoặc thực hiện các công việc làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên hoàn thành đủ 3 liều trước khi đi.

tiêm phòng dại
Cần ngay lập tức tiêm phòng dại nếu bị động vật mắc bệnh dại cắn hoặc cào

3. Liều tăng cường

Những trường hợp đã phơi nhiễm với virus dại cần được xử trí vết thương và tiêm vaccine theo phác đồ sau :

Phác đồ tiêm bắp như sau:

  • Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
  • Người đã tiêm dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vaccine dại nuôi cấy trên tế bào: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.

Phác đồ tiêm trong da: với liều 0.1ml vaccine hoàn nguyên.

– Người chưa tiêm dự phòng: tuân thủ phác đồ “2-2-2-2”:

  • Hai mũi tiêm trong da vào 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, 28.

– Người đã tiêm dự phòng: tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

  • Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.
  • Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

4. Tác dụng phụ tiêm phòng dại

Sau khi tiêm phòng dại, một số trường hợp sẽ bị đau, đỏ và sưng tấy tạm thời tại vị trí tiêm trong vòng 24 đến 48 giờ.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra:

  • Sốt nhẹ.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Nôn mửa.
  • Phát ban.

5. Tiêm phòng dại bao nhiêu tiền?

Viêm phòng dại có chi phí dao động 215.000 – 260.000VNĐ (Tùy vào loại thuốc và cơ sở y tế).

Phòng khám tư vấn và tiêm phòng dại

Bệnh dại do virus lây truyền từ động vật sang người gây ra thông qua vết cào hoặc cắn. Do đó, khi bị động chó, mèo cắn mà không tiêm phòng dại cho người và điều trị đúng phác đồ thì khả năng tử vong là rất cao.