Suy thận mạn giai đoạn 4 là gì và sống được bao lâu?

Suy thận mạn giai đoạn 4 là giai đoạn tiến triển muộn của bệnh thận mạn tính, chức năng thận trong giai đoạn này suy giảm nghiêm trọng. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu bệnh thận giai đoạn 4 trong bài viết dưới đây nhé!

Suy thận mạn giai đoạn 4 là gì?

Chúc năng của thận là một bộ máy lọc, bài tiết, điều hòa môi trường nội môi bên trong cơ thể, cân bằng điện giải và thải độc tố ra ngoài cơ thể (bài tiết nước tiểu). Bệnh thận mạn xảy ra khi chức năng của thận bị suy yếu, đây là một căn bệnh không thể hồi phục được và chỉ có thể khống chế bệnh bằng cách không để bệnh tiến triển sang các giai đoạn muộn. Trong 5 giai đoạn bệnh, giai đoạn 4 và 5 rất nguy hiểm, là thách thức đối với hệ thống Y tế.

Suy thận mạn giai đoạn 4 được định nghĩa là GFR nằm trong khoảng 15 – 39 ml/phút/1,73m². Điều này có thể hiểu là thận đã mất khoảng 85 – 90% chức năng và cần hỗ trợ can thiệp vì tổn thương không thể hòi phục. Bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn 4 cần chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống trước những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh thận mạn.

Suy thận mạn giai đoạn 4 là hậu quả từ các giai đoạn 1, 2, 3 diễn tiến xấu dần. Suy thận giai đoạn muộn tương ứng với số lượng nephron bị tổn thương ngày càng nhiều, dẫn đến hiện tượng xơ hóa và suy giảm chức năng không hồi phục. Nguyên nhân gây suy thận thường được nhắc tới bao gồm:

  • Bệnh viêm cầu thận, sỏi thận, bệnh lý bàng quang, nhiễm trùng tiểu, bệnh thận đa nang, bệnh thận san hô,…
  • Tăng huyết áp
  • Biến chứng của đái tháo đường không tuân thủ điều trị
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá mặn, ăn nhiều chất đạm, tăng gánh nặng thải lọc của thận lâu dài gây suy thận
  •  Tự ý sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc các thuốc có thải qua thận với liều lượng lớn
  • Uống ít nước làm suy giảm công việc thải lọc của thận lâu ngày gây suy thận

Mức độ nguy hiểm của bệnh suy thận giai đoạn 4

Mức lọc cầu thận trong suy thận mạn giai đoạn 4 giảm còn 15 – 29 ml/phút/1,73m², các triệu chứng lâm sàng đã biểu hiện một cách rõ ràng. Các triệu chứng thường gặp đối với giai đoạn 4 là: xanh xao, ăn uống kém, buồn nôn, phù chi hay phù toàn thân, ngứa nhiều toàn thân,  tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa, tiểu đêm nhiều lần, đau nhức cơ thể thường xuyên,…

Suy giảm chức năng lọc của thận khiến các chất độc tích tụ ngày càng nhiều và các triệu chứng ngày càng nặng thêm, cơ thể rơi vào tình trạng nhiễm độc. Biện pháp duy nhất hiện nay được dùng để cải thiện tình trạng này ở bệnh nhân đó là chạy thận lọc máu nhân tạo.

Đối với từng trường hợp bệnh cụ thể mà thời gian sống sẽ khác nhau do bản chất bệnh trên mỗi cá thể là khác nhau. Theo một số nghiên cứu thì người bệnh suy thận mạn giai đoạn 4 sẽ không sống hơn 1 năm nếu không điều trị lọc máu. Tuy nhiên, khi có sự can thiệp của chạy thận nhân tạo thì bệnh nhân được dự kiến ​​sẽ kéo dài thời gian sống thêm 5 năm, thậm chí là 10 năm.

Suy thận mạn giai đoạn 4 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: đau bụng, đau thắt lưng, tăng huyết áp, suy tim, phù phổi, đái tháo đường,… Bởi vì mức độ nguy hiểm của bệnh do đó người bệnh cần phải điều trị càng sớm càng tốt, các biện pháp can thiệp là ghép thận, lọc máu, chạy thận mới có thể hỗ trợ và kéo dài đời sống của bệnh nhân.

  • Huyết áp cao: huyết khối hình thành trong quá trình mạch máu bị tổn thương được xem như nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng tăng huyết áp. Đây là một biến chứng thường gặp có thể gây tử vong do nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.
  • Tiểu đạm (tiểu protein): protein khi thận suy yếu sẽ không chuyển hóa được mà thải trực tiếp ra ngoài nước tiểu, gây tiểu đạm tiểu bọt.
  • Thiếu máu: thận đóng vai trò trong việc sản xuất hồng cầu thông qua cơ chế tiết erythropoietin, do đó khi thận suy giảm chức năng sẽ gây thiếu máu, đồng thời thận giảm lọc, giảm tái hấp thu gây thiếu máu.
  • Suy giảm miễn dịch: khả năng miễn dịch bị phá hủy nên người bệnh suy thận mạn giai đoạn 4 dễ bị nhiễm trùng.
  • Phù nề: triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận giai đoạn 4, thường thấy phù tay, chân; nguyên nhân do thận giảm thải nước khiến cơ thể trữ nước gây phù.

Biện pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn 4

Bệnh suy thận mạn giai đoạn 4 không thể chữa khỏi hoàn toàn được vì các tổn thương gây suy giảm chức năng thận không thể phục hồi. Các đơn vị cầu thận trong giai đoạn này gần như không còn duy trì được chức năng nữa. Các chức năng bình thường của thận gần như mất hoàn toàn. Cơ hội sống của bệnh nhân suy thận lúc này rất thấp, bắt buộc phải tiến hành lọc máu, chạy thận, ghép thận.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải duy trì các biện pháp hỗ trợ điều trị khác bên cạnh biện pháp can thiệp lọc máu, chạy thận, ghép thận.

  • Ăn nhạt để giảm tình trạng phù và tăng huyết áp
  • Hạn chế các loại thức ăn có nhiều kali như nho khô, chuối, thanh long, bơ, các loại rau có màu xanh đậm, nấm, đậu,…
  • Không nên ăn nhiều thịt và cá, khẩu phần ăn trong ngày nên tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng và bác sĩ điều trị.
  • Uống nước vừa phải, khoảng 500ml mỗi ngày
  • Điều trị tình trạng tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ
  • Báo với bác sĩ điều trị nếu có triệu chứng bất thường

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Suy thận mạn giai đoạn 4 là gì và sống được bao lâu?”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về khái niệm cũng như mức độ của suy thận mạn giai đoạn 4 và nắm được nguyên tắc điều trị bệnh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo