Suy thận mạn giai đoạn 5: Triệu chứng và mức độ nguy hiểm

Suy thận mạn giai đoạn 5 là giai đoạn tiến triển nặng nhất và cũng là cuối cùng của bệnh thận mạn tính, chức năng thận trong giai đoạn này suy giảm đến mức cao nhất. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu bệnh thận giai đoạn 5 trong bài viết dưới đây nhé!

Suy thận mạn giai đoạn 5 là gì?

Bệnh suy thận mạn giai đoạn 5 được định nghĩa là giai đoạn có độ lọc cầu thận <15ml/phút/1,73m². Bệnh thận mạn giai đoạn cuối (end stage renal disease, ESRD) là giai đọan nặng nhất trong các giai đoạn của bệnh thận mạn. Bệnh thường biểu hiện qua hội chứng urê máu và tình trạng này sẽ gây tử vong nếu không được điều trị thay thế thận.

Hội chứng urê huyết (uremic syndrome) là một thể lâm sàng của bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Tình trạng này gây ra bởi sự gia tăng urê huyết thanh và hơn 100 sản phẩm có thành phần nitơ khác như peptide, aminoacid, creatinin,… khi người bệnh gặp phải tình trạng suy thận. Nồng đô các chất này không phải lúc nào cũng tiến hành đo đạc được do đó khi có sự tăng ure và creatinine máu đồng nghĩa với tăng các sản phẩm khác (tăng azote máu).

Các nhóm nguyên nhân hằng đầu gây suy thận mạn giai đoạn cuối là:

  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh cầu thận

Trong các nguyên nhân thì tại các nước đã phát triển, đái tháo đường là nguyên nhân chiếm ưu thế. Trong khi đó tại các nước đang phát triển, nguyên nhân gây bệnh hàng đầu là bệnh cầu thận (30-48%).

Mức độ nguy hiểm của suy thận giai đoạn cuối

Bệnh thận mạn giai đọan cuối đặc trưng bởi hội chứng urê huyết bao gồm các rối loạn chính:

  • Rối loạn bởi sự sự tích tụ các độc chất tích tụ trong cơ thể, quan trọng nhất là sản phẩm có nguồn gốc protein
  • Rối loạn được gây ra bởi sự suy giảm chức năng chính của thận như điều hòa cân bằng nội môi, nước, điện giải và các nội tíết tố trong cơ thể
  • Rối lọan do phản ứng viêm tiến triển, tác động lên mạch máu và dinh dưỡng.

Cụ thể, biểu hiện thường gặp nhất là các rối loạn từ chu trình chuyển hóa trong cơ thể, bao gồm:

  • Rối loạn chuyển hóa natri
  • Rối loạn bài tiết nước: tiểu đêm nhiều, thiếu hụt nước và muối, tiết chế quá mức gây giảm natri máu.
  • Rối loạn chuyển hóa kali: bệnh gây tăng tiết aldosteron làm tăng thải kali tại ống thận xa đồng thời tăng thải kali qua con đường tiêu hóa.
  • Toan chuyển hóa: lượng acid bài tiết ra khỏi cơ thể bị khống chế trong khoảng hẹp từ 30-40 mmol/ngày, do đó lượng acid tồn dư có thể khiến bệnh nhân dễ bị toan chuyển hóa.
  • Rối loạn chuyển hoá calcium và phospho: thận giảm bài tiết phospho và calci gây tăng phospho trong máu và tăng canxi máu, yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý toàn thân nguy hiểm như vôi hóa động mạch.

Rối loạn về tim mạch là biến chứng quan trọng, dễ gây tử vong ở bệnh thận mạn giai đoạn cuối:

  • Tăng huyết áp, dày thất trái
  • Suy tim sung huyết
  • Viêm màng ngoài tim
  • Thiếu máu
  • Rối loạn đông máu do kéo dài thời gian đông máu, giảm độ tập trung tiểu cầu,…
  • Rối loạn chức năng bạch cầu: giảm sản xuất, giảm khả năng hoạt động

Rối loạn tiêu hóa và dinh dưỡng cũng là những triệu chứng thường gặp của suy thận mạn giai đoạn 5, biểu hiện:

  • Buồn nôn và nôn
  • Thuyên giảm đạm (protein) có thể giúp giảm triệu chứng buồn nôn và nôn, tuy nhiên lại tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân.


Rối loạn thần kinh cơ ảnh hưởng nhiều lên khả năng sinh hoạt và đời sống hàng ngày của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối:

  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung, ngủ không ngon giấc, rối loạn giấc ngủ. Sau đó, các triệu chứng tiến triển thành nấc cục, chuột rút, đau khi xoắn vặn cơ.
    nặng là rung vẫy, clonus cơ, co giật và hôn mê.
  • Triệu chứng thần kinh ngọai biên xuất như tê bì chân tay có thể xuất hiện trước đó ở giai đoạn 4 và kéo dài sang giai đoạn 5.
  • Rối loạn thần kinh cảm giác (mất cảm giác nông, sâu, như mất cảm giác đau, không có cảm giác nóng lạnh) là chỉ điểm người bệnh cần lọc máu.


Tổn thương da:

  • Da niêm xanh xao nhợt nhạt do thiếu máu, có thể giảm sau khi được điều trị erythropoietin
  • Xuất huyết da niêm, xuất hiện mảng bầm, mảng tụ máu trên da do rối loạn đông cầm máu
  • Da tăng các sắc tố do sự lắng đọng các sản phẩm biến dưỡng có khả năng làm tăng sắc tố
  • Ngứa là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 5 và có thể diễn tiến lâu dài dù bệnh nhân đã được lọc máu

Suy thận mạn giai đoạn 5 có điều trị được không?

Các nguyên tắc chính khi điều trị bệnh suy thận mạn giai đoạn 5 đó là:

  • Cân chỉnh liều thuốc ở người bệnh
  • Điều trị các biến chứng của hội chứng urê huyết, giải quyết các rối loạn hiện có ở bệnh nhân
  • Điều trị các biến chứng về tim mạch và khắc phục các yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng hơn
  • Căn chỉnh thực đơn phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng và bác sĩ điều trị

Trừ phi người bệnh từ chối, mọi bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối khi mắc phải hội chứng ure huyết đều cần được chỉ định điều trị thay thế thận.

Bị suy thận mạn giai đoạn 5 sống được bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân cũng như khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị thay thế thận: chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Cụ thể:

  • Ghép thận: lấy thận có độ tương thích cao của người khỏe mạnh để ghép cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 5. Thận ghép sau khi hồi phục sẽ hoạt động gần như bình thường. Tuy nhiên, việc tìm thận để ghép khá khó khăn và phải đối mặt với nguy cơ thải ghép trong quá trình sử dụng thận thay thế.
  • Chạy thận nhân tạo: sử dụng máy lọc để thay máu cho người bệnh giúp duy trì chức năng thận. Máu sau khi được lọc các chất độc, chất cặn sẽ được đưa trở lại cơ thể của người bệnh. Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 5 thường được chỉ định lọc máu 3 lần/tuần.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Suy thận mạn giai đoạn 5: triệu chứng và mức độ nguy hiểm”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về các dấu hiệu triệu chứng của thận mạn giai đoạn cuối và biết được các biện pháp điều trị bệnh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảo: NHS