Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì? Bệnh đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh lý võng mạc tiểu đường.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh lý võng mạc tiểu đường. Đây là một biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất thị lực, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trong bài viết này, mời bạn cùng DiaB tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý võng mạc tiểu đường, nguyên nhân gây bệnh cùng cách phòng ngừa và bảo vệ đôi mắt cho người đái tháo đường.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh lý võng mạc tiểu đường là một biến chứng mắt do đái tháo đường phổ biến, ảnh hưởng đến võng mạc – phần nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát, các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị tổn thương, dẫn đến xuất huyết, phù nề và thậm chí mất thị lực hoàn toàn nếu không được điều trị sớm.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường thường tiến triển qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn sớm (võng mạc tiểu đường không tăng sinh): Trong giai đoạn này, các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị tổn thương, nhưng chưa có sự hình thành mạch máu mới.
  • Giai đoạn tăng sinh mạch máu (võng mạc tiểu đường tăng sinh): Cơ thể sẽ tạo ra các mạch máu mới để bù đắp cho các mạch máu bị hư hỏng, nhưng những mạch máu này thường yếu và dễ vỡ hơn.
  • Giai đoạn muộn: Trong giai đoạn này, các mạch máu bị tổn thương có thể kéo võng mạc ra khỏi đáy mắt, gây ra mất thị lực hoàn toàn.

Trong giai đoạn đầu, bệnh võng mạc tiểu đường thường không có triệu chứng rõ rệt.đến khi bệnh tiến triển nặng thì có thể xuất hiện một số triệu chứng rõ nét như: Thị lực bị suy giảm hoặc mất thị lực đột ngột; nhìn thấy các đốm đen hoặc vệt máu trong tầm nhìn; mờ mắt hoặc nhìn mọi thứ như qua một lớp sương mù; khó khăn trong việc phân biệt màu sắc.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc võng mạc tiểu đường?

Bất kỳ ai mắc đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết đều có nguy cơ mắc võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh còn tùy thuộc vào một số yếu tố như: 

  • Thời gian mắc bệnh: Thời gian mắc bệnh càng lâu, nguy cơ mắc võng mạc tiểu đường càng cao.
  • Kiểm soát đường huyết kém: Lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong võng mạc, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
  • Huyết áp cao: Huyết áp cao có thể làm tăng áp lực lên các mạch máu nhỏ trong võng mạc, gây tổn thương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Cholesterol cao: Cholesterol cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến lưu thông máu trong võng mạc và tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc võng mạc tiểu đường cao hơn, đặc biệt là những người đã có tiền sử bệnh đái tháo đường hoặc bị tiểu đường thai kỳ..
  • Tiền sử gia đình: Nếu người thân trong gia đình bị võng mạc tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý võng mạc tiểu đường

Võng mạc tiểu đường xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị tổn thương. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ làm tắc nghẽn và khiến các mạch máu này phồng lên và yếu đi. Lúc này, máu và chất lỏng có thể rò rỉ vào võng mạc và ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc tiểu đường có thể kể đến như:

Lượng đường trong máu cao

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc tiểu đường là lượng đường trong máu cao, làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Khi lượng đường trong máu không kiểm soát, các mạch máu này bị tổn thương và dần dần bị tắc nghẽn.

Xuất huyết trong võng mạc

Máu chảy ra từ các mạch máu bị tổn thương, gây ra các đốm đỏ trên võng mạc, có thể làm mờ thị lực và gây ra các vấn đề về thị giác.

Xuất huyết trong võng mạc là một nguyên nhân gây bệnh

Xuất huyết trong võng mạc là một nguyên nhân gây bệnh lý võng mạc tiểu đường

Phù nề võng mạc

Các mạch máu bị tắc nghẽn dẫn đến tích tụ dịch lỏng trong võng mạc, gây ra phù nề và làm mờ thị lực.

Phì đại mạch máu

Các mạch máu bị tổn thương có thể phì đại, cản trở lưu thông máu và làm giảm thị lực.

Tạo thành các mạch máu mới yếu

Để bù đắp cho các mạch máu bị tổn thương, cơ thể sẽ tạo ra các mạch máu mới. Tuy nhiên, những mạch máu này thường yếu và dễ vỡ hơn, gây ra nguy cơ xuất huyết và phù nề trong võng mạc.

Ngăn ngừa và hạn chế tiến triển bệnh võng mạc tiểu đường

Theo các chuyên gia y tế, bệnh võng lý mạc tiểu đường không có triệu chứng rõ ràng, nhất là ở giai đoạn sớm. Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường thì bệnh đã tiến triển trở nên nặng. Vì thế, việc đi khám mắt và kiểm tra thị lực để phát hiện hoặc ngăn chặn sớm bệnh võng mạc tiểu đường là rất quan trọng.

Một số giải pháp giúp ngăn ngừa và hạn chế tiến triển biến chứng về mắt này ở người tiểu đường như:

Kiểm soát đường huyết

Việc kiểm soát đường huyết là yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa và hạn chế tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường. Người tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn và theo dõi đường huyết hàng ngày.

Đo đường huyết thường xuyên

Đo đường huyết thường xuyên

Điều chỉnh huyết áp và cholesterol

Điều chỉnh huyết áp và cholesterol cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Người tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và cholesterol, và điều chỉnh chúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa mắt là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh võng mạc tiểu đường. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của võng mạc và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, điều trị phù hợp.

=> Tham khảo thêm: Top 6 bác sĩ khám mắt giỏi có hơn 30 năm kinh nghiệm

Hạn chế hút thuốc và thức uống chứa cồn

Hút thuốc lá và sử dụng thức uống có cồn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Do đó, người tiểu đường nên hạn chế hoặc tránh xa những thói quen này để bảo vệ đôi mắt của  mình.

Bảo vệ đôi mắt cho người đái tháo đường

Khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường, việc thực hiện các giải pháp để bảo vệ mắt và phòng ngừa các biến chứng về mắt, trong đó có võng mạc tiểu đường là điều cần thiết.

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe võng mạc. Do đó, người tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) trung bình và thấp, tăng cường rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu omega-3. Đồng thời hạn chế thực phẩm chứa quá nhiều đường và tinh bột, các thực phẩm “bẩn”, thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn.

Tập luyện đều đặn

Vận động thường xuyên không chỉ giúp giảm cân, kiểm soát đường huyết tốt mà còn cải thiện lưu thông máu đến võng mạc. Vì thế, người tiểu đường hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện. Nên lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng của mình như: thiền, yoga, đi bộ, bơi lội,… và tham khảo ý kiến của huấn luyện viên sức khỏe về cường độ luyện tập khi cần.

Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe

Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe

Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh

Ánh sáng mạnh có thể gây tổn thương cho võng mạc, đặc biệt là đối với người đái tháo đường. Bệnh nhân nên đeo kính râm khi ra ngoài nắng và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mạnh.

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa mắt là cách tốt nhất để theo dõi sức khỏe của võng mạc và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến bệnh võng mạc tiểu đường. 

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc kiểm soát đường huyết, huyết áp, thăm khám định kỳ và bảo vệ đôi mắt khỏi ánh sáng mạnh là những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và hạn chế tiến triển của bệnh. Hãy chủ động chăm sóc đôi mắt của mình, đặc biệt nếu bạn là người mắc bệnh đái tháo đường, để có cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng.

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.nhs.uk/conditions/diabetic-retinopathy/#:~:text=Diabetic%20retinopathy%20is%20a%20complication,it%20could%20threaten%20your%20sight.
  2. https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/diabetic-retinopathy 
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-retinopathy/symptoms-causes/syc-20371611 
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560805/ 
Contact Me on Zalo
Call Now Button