Bạn có biết: Cách chữa trĩ nội hiệu quả và an toàn

Đối với người bệnh trĩ nội, cách chữa trĩ nội an toàn và hiệu quả là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc tư vấn của bác sĩ thì việc nắm bắt các thông tin về điều trị trĩ nội bệnh cũng giúp người bệnh an tâm hơn và tuân thủ điều trị tốt hơn. Hãy cùng Docosan tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ nội trong bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa và hướng điều trị theo phân độ bệnh?

Trĩ nội được gây ra bởi sự sưng, phình to, căng giãn tại hệ mạng lưới tĩnh mạch trĩ nằm phía trên đường lược của ống hậu môn trực tràng. Những dấu hiệu khó chịu xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Trĩ nội gây ảnh hưởng lên đời sống hàng ngày của người bệnh, từ nhẹ cho tới nặng. Trĩ nội thường không thể nhìn thấy được chỉ khi nào ở giai đoạn trễ búi trĩ sa ra ngoài người bệnh mới nhìn thấy được.

Trĩ nội thường khó chẩn đoán hơn trĩ ngoại do nằm sâu bên trong ống hậu môn. Bệnh có ở nhiều lứa tuổi, thường tập trung vào độ tuổi trung niên và nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh trĩ như công việc yêu cầu ngồi/ đứng nhiều, khuân vác nặng nhọc. Đặc biệt táo bón và thói quen lười vận động, uống ít nước cũng góp phần gây ra bệnh trĩ. Phụ nữ mang thai cũng là nhóm nguy cơ cao khi áp lực trong quá trình mang thai cũng có thể gây trĩ.

Vậy bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Nếu bạn phát hiện và tiến hành chữa trĩ nội trong giai đoạn sớm thì bệnh có thể không nguy hiểm và điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển sang các cấp độ cao hơn, nguy cơ xảy ra các biến chứng nhiều hơn thì bệnh rất nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề lên đời sống của bệnh nhân. Các cấp độ phân chia trĩ nội thường được dùng:

  • Cấp độ 1: giai đoạn đầu tiên của bệnh và cũng là thể bệnh nhẹ nhất. Về cơ chế, bệnh trong giai đoạn này gây ra do mạng lưới tĩnh mạch trĩ của vùng hậu môn và trực tràng đoạn dưới bị phình giãn tạo búi trĩ có kích thước nhỏ. Chữa trĩ nội độ 1 chủ yếu sử dụng biện pháp nội khoa và thay đổi lối sống.
  • Cấp độ 2: Ở trĩ nội cấp 2, xuất huyết tiêu hóa dưới diễn tiến nặng hơn so với độ 1. Kích thước búi trĩ to hơn do căng giãn nhiều. Cách trị trĩ nội có thể can thiệp ngoại khoa nếu bệnh cấp tính gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân kèm biện pháp nội khoa kết hợp điều chỉnh lối sống.
  • Cấp độ 3: trĩ nội cấp 3 thường gặp các dấu hiệu như cảm giác ngứa, đau. Lúc này kích thước búi trĩ to hơn nhiều so với giai đoạn đầu, khi búi trĩ lòi ra ngoài thì không thể quay về vị trí ban đầu được. Ở mức độ 3, hầu hết các trường hợp đều phải can thiệp đến biện phá ngoại khoa. Chỉ trong một số trường hợp không thể dùng biện pháp phẫu thuật thì chỉ dùng biện phá nội khoa để chữa bệnh trĩ nội.
  • Cấp độ 4: Phân độ trĩ cấp 4 là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh. Sa búi trĩ trong giai đoạn này không thể đầy lại về bên trong được. Đây cũng là giai đoạn bệnh dễ xảy ra các biến chứng nhất và ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân nặng nề nhất. Cách điều trị trĩ nội cấp 4 chủ yếu sử dụng phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Cách chữa trĩ nội thường được áp dụng

Cách trị bệnh trĩ nội tại cơ sở y tế

  • Thủ thuật thắt dây cao su: phẫu thuật viên sử dụng dây cao su để thắt phần búi trĩ. Sau khi thắt khoảng 1 tuần búi trĩ khô và rụng đi. Đây là biện pháp chữa trĩ nội thể nhẹ được chỉ định trong giai đoạn sớm của bệnh.
  • Phương pháp chích xơ: đây là cách trị bệnh trĩ nội bằng thủ thuật tiêm hóa chất vào mô trĩ, lượng hóa chất này sẽ giúp búi trĩ teo đi, làm giảm triệu chứng gây ra do trĩ.
  • Phương pháp phẫu thuật Longo: phương pháp phẫu thuật hiện đại thường dùng hiện nay. Phương pháp Longo sử dụng dụng súng cắt tự động, cắt khoanh theo lớp niêm mạc ở trên đường lược. Sau khi cắt, búi trĩ sẽ co và teo lại dần.

Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà

Để chữa trĩ nội tại nhà hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ đồng thời thay đổi lối sống phù hợp để điều trị bệnh. Các nhóm thuốc thường được sử dụng để chữa trĩ nội các giai đoạn.

  • Daflon 500mg: Giảm sự giãn nở các búi trĩ bằng cách tăng độ bền thành mạch, kết quả có thể làm giảm kích thước búi trĩ, đây là nhóm thuốc thường được dùng để chữa trĩ nội tại nhà
  • Thuốc nhuận tràng: Giúp đi tiêu dễ, giảm thiểu táo bón – một yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ nặng hơn. Thuốc nhuận tràng giúp làm phân mềm hơn, khi đi tiêu không cọ xát vào búi trĩ gây xuất huyết tiêu hóa dưới. Một số thuốc có thể được chỉ định cho nhóm bệnh nhân thường bị táo bón: Duphalac 10g hoặc liều 15ml; Sorbitol 5g dạng gói bột…
  • Thuốc giảm đau kháng viêm: thuốc giảm đau, kháng viêm thường được sử dụng để chữa trĩ nội tại nhà là Lidocain 2-5%, Glucocorticoid,…

Lời khuyên thay đổi lối sống để chữa trĩ nội hiệu quả

Để đảm bảo việc chữa trĩ nội tại nhà hiệu quả ngượi bệnh cũng cân tuân thủ các nguyên tắc thay đổi lối sống lành mạnh như sau:

  • Chế độ ăn uống khoa học, đủ các nhóm chất dinh dưỡng, ăn uống đủ bữa tránh ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh trĩ.
  • Cần ăn nhiều các nhóm thực phẩm có nhiều chất xơ như rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Vì chất xơ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phân đi mềm hơn và đặc biệt có thể giảm táo bón.
  • Uống đủ lượng nước từ 2-2.5 lít cho cơ thể mỗi ngày đối với một người trưởng thành và tăng giảm tùy theo nhu cầu của cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các thức ăn cay nóng như ớt, cà phê,…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Bạn có biết: lời khuyên chữa trĩ nội hiệu quả và an toàn”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về cách trị trĩ nội.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS