Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và cách chữa trị hiệu quả

Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Trần Quang Đại và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com


Ngộ độc thực phẩm (hay còn gọi là trúng thực) là tình trạng xảy ra khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, hư hỏng hoặc độc hại. Ngộ độc thực phẩm không phải là một tình trạng hiếm gặp. Theo thống kê, cứ 6 người trưởng thành thì lại có một người đã từng bị trúng thực.

Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm bao gồm buồn nôn, mệt mỏi và tiêu chảy, sốt nhẹ, đau đầu v.v. Tuy nhiên, các triệu chứng và thời gian để xuất hiện các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm, nhưng thường dao động từ ít nhất là 1 giờ đến lâu nhất là 28 ngày. 

1. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

Hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm bắt nguồn từ một trong ba nguyên nhân chính sau:

Vi khuẩn

Cho đến nay, vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Campylobacter và C. botulinum (ngộ độc thịt) là hai loại vi khuẩn được biết đến là có khả năng gây chết người, có thể ẩn náu trong thực phẩm của chúng ta. Ngoài ra còn có những loại vi khuẩn nguy hiểm khác như E. coli, Listeria và Salmonellacome (Salmonella cho đến nay vẫn là thủ phạm lớn nhất của các vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng).

Ký sinh trùng

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng không phổ biến như ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, nhưng ký sinh trùng lây lan qua thực phẩm vẫn rất nguy hiểm. Toxoplasma là loại ký sinh trùng thường thấy nhất trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm. Nó thường được tìm thấy trong hộp cát vệ sinh cho mèo. Ký sinh trùng có thể sống trong đường tiêu hóa của bạn mà không bị phát hiện trong nhiều năm. Tuy nhiên, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (hoặc phụ nữ mang thai) có nguy cơ bị tác dụng phụ nghiêm trọng nếu ký sinh trùng cư trú trong ruột của họ.

Vi rút

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do vi rút gây ra. Virus norovirus (còn được gọi là virus Norwalk) đã gây ra hơn 19 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm. Trong một số trường hợp hiếm hoi, Virus norovirus có thể gây tử vong. Virus viêm gan A cũng là một tình trạng nghiêm trọng có thể lây truyền qua đường ăn uống.

2. Những ai có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm?

Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế hoặc mắc bệnh tự miễn dịch có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và nguy cơ biến chứng do ngộ độc thực phẩm cao hơn.

ngo doc thuc pham
Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm ít nhất 1 lần trong đời

Phụ nữ mang thai cũng gặp nhiều rủi ro hơn vì cơ thể của họ đang trải qua những thay đổi trong quá trình trao đổi chất và hệ tuần hoàn trong thai kỳ. Ngoài ra, người cao tuổi và trẻ em cũng đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao vì hệ thống miễn dịch của họ có thể không phản ứng nhanh với các sinh vật truyền nhiễm.

3. Cách chữa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thường có thể được điều trị tại nhà và hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi trong vòng 3-5 ngày. Điều quan trọng khi bị ngộ độc thực phẩm là phải cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung nước, đồ uống có nhiều chất điện giải, nước trái cây có tác dụng phục hồi carbohydrate và giúp giảm mệt mỏi.

Ngoài ra, bị ngộ thực phẩm nên ăn gì? Bạn nên từ từ ngừng ăn thức ăn rắn cho đến khi hết nôn mửa và tiêu chảy, thay vào đó ăn những thức ăn đơn giản dễ tiêu và ít chất béo, chẳng hạn như bánh mặn, chuối, cơm, cháo bột yến mạch, rau luộc, bánh mì nướng, v.v.

ngo doc thuc pham
Điều quan trọng khi bị ngộ độc thực phẩm là phải cung cấp đủ nước cho cơ thể

Hạn chế caffein vì chúng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Thay vào đó hãy thử các loại trà đã khử caffein với các loại thảo mộc nhẹ nhàng như hoa cúc, bạc hà và bồ công anh có thể làm dịu cơn đau bụng. Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm từ sữa (đặc biệt là sữa và pho mát), đồ ăn nhiều chất béo, thực phẩm có hàm lượng đường cao, thức ăn cay, đồ chiên, rượu, chất nicotin v.v.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc không kê đơn như Imodium và Pepto-Bismol có thể giúp kiểm soát tiêu chảy và giảm buồn nôn. Điều quan trọng đối với những người bị ngộ độc thực phẩm là phải nghỉ ngơi nhiều.

Trong những trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, người bệnh có thể được yêu cầu bổ sung nước bằng dịch truyền tĩnh mạch (IV) tại bệnh viện. Trong trường hợp xấu nhất của ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân có thể phải nhập viện lâu hơn.

4. Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm là xử lý thực phẩm một cách an toàn. 

ngo doc thuc pham
Đảm bảo luôn rửa trái cây và rau trước khi dùng
  • Nếu những thực phẩm này được ăn ở dạng sống, không được nấu chín kỹ, bề mặt không được rửa sạch sau khi tiếp xúc, có thể xảy ra ngộ độc thực phẩm. 
  • Luôn rửa tay trước khi nấu hoặc ăn. 
  • Đảm bảo rằng thực phẩm của bạn được đậy kín và bảo quản đúng cách. 
  • Nấu chín kỹ thịt và trứng. 
  • Bất cứ thứ gì tiếp xúc với các sản phẩm sống cần được khử trùng trước khi sử dụng để chế biến các loại thực phẩm khác. 
  • Đảm bảo luôn rửa trái cây và rau trước khi dùng.

5. Bác sĩ điều trị ngộ độc thực phẩm

BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.

ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM.

Tuy không phải là một tình trạng hiếm gặp nhưng lại khiến nhiều bệnh nhân không biết phải làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm. Trường hợp việc điều trị tại nhà không khả quan, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp phải những triệu chứng tiêu chảy kéo dài hơn ba ngày, sốt cao hơn 38,5° C, khó nhìn hoặc nói, các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như khô miệng, đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu, nước tiểu có máu hoặc các triệu chứng không thuyên giảm sau nhiều ngày.


Docosan là nền tảng đặt lịch hẹn khám bệnh với các bác sĩ và phòng khám đầu ngành tại Việt Nam.

Nguồn tham khảo: Webmd