Đau thượng vị dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị thường gặp bắt nguồn tự dạ dày như đầy hơi, khó tiêu hoặc các bệnh lý viêm, loét. Cơn đau thượng vị dạ dày xuất phát từ ngay dưới hạ sườn, trên rốn hoặc dưới lồng ngưc. Cơn đau thượng vị còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác tuy nhiên trong bài viết này Docosan chỉ tập trung vào cơn đau thượng vị đến từ nguyên nhân dạ dày.

Đau thượng vị là gì?

Đau thượng vị là một triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý tiêu hóa, được xác định là cơn đau tại khu vực dưới xương sườn và trên rốn. Các tạng tổn thương có thể gây đau thượng vị bao gồm: dạ dày, lách, tụy, gan, túi mật, một phần đoạn ruột như tá tràng.Thông thường đau thượng vị xảy ra ngắn ngày, không kéo dài có thể xảy ra do cơ bị kéo căng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đau thượng vị diễn ra dai dẳng, cường độ đau nhiều báo hiệu một bệnh lý nguy hiểm cần can thiệp khẩn cấp, có thể kể đến như đau thượng vị trong viêm tụy cấp hay trong giai đoạn sớm của viêm ruột thừa. Trong các bệnh lý bụng nội, ngoại khoa đau thượng vị thường đi kèm với các triệu chứng khác như nôn, tiêu chảy, sốt,…

Trường hợp cơn đau thượng vị xuất hiện sớm với tính chất âm ỉ người bệnh thường nghĩ rằng do dạ dày, do đó thường bỏ sót giai đoạn sớm và đi khám khi đã qua giai đoạn nặng.

Đau thượng vị dạ dày là gì?

Đau thượng vị dạ dày là cơn đau xảy ra tại vùng giữa của bờ dưới xương sườn và xương ức giới hạn tới vùng trên rốn . Cơn đau tại đây có thể gây ra một số tạng khác như ống thực quản, gan, tụy hay tá tràng. Tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm sẽ có các nguyên nhân, chẩn đoán trên lâm sàng. Trong đó nguyên nhân đau từ dạ dày là thường gặp hơn, xảy ra trước khi ăn nếu có các tổn thương dạ dày như tăng tiết acid dịch vị, còn trường hợp xảy ra sau ăn có thể là biểu hiện của rối loạn hệ thống tiêu hóa hay đơn giản là vừa có bữa ăn khó tiêu.

Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày là gì?

  • Viêm loét dạ dày tá tràng:
    Hình thành các vết loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng. Bệnh lý này có thể do yếu tố nhiễm trùng hoặc sử dụng nhiều thuốc kháng viêm NSAIDS.
    Các triệu chứng thường gặp trong bệnh lý này bên cạnh đau thượng vị:
    – Buôn nôn, nôn
    – Mệt mỏi, chán ăn
    – Xuất huyết dạ dày
  • Trào ngược dạ dày thực quản:
    Hay còn gọi là bệnh GERD (Gastroesophageal reflux disease), acid trào ngược sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ợ nóng, cảm giác trợn dịch chua nóng ở cổ họng.
  • Viêm dạ dày:
    Bệnh lý nhiễm trùng với tác nhân thường gặp là vi khuẩ HP, tạo các ổ viêm nhiễm trên vùng niêm mạc dạ dày. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và lây lan HP cho người xung quanh.
  •  Khó tiêu:
    Xảy ra sau một bữa ăn quá no hoặc ăn các loại thức ăn không phù hợp. Các nguyên nhân này sẽ làm dạ dày tăng hoạt động co bóp, tiết nhiều dịch vị hơn làm cảm giác đau xuất hiện do dịch vị gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày. Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp trong viêm dạ dày cấp::
    – Ợ hơi, ợ liên tục hay kéo dài
    – Buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn
  • Thủng dạ dày:
    Cơn đau thượng vị dạ dày xảy ra đột ngột, tăng nhanh về cường độ, một số bệnh nhân thì đau không nhiều. Phát hiện qua Xquang thấy có liềm hơi dưới hoành cần được thăm khám chẩn đoán và điều trị ngay tức thời.

Cách chữa đau thượng vị

Cơn đau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc thì việc giảm đau là cần thiết. Thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng acid trung hòa lượng dịch vị acid mà dạ dày tiết ra . Một thuốc khác cũng được sử dụng là thuốc kháng H2 thường được sử dụng trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nhóm thuốc NSAIDS không được sử dụng trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng bởi vì nguy cơ gây xuất huyết rất cao, tuy nhiên trong các nguyên nhân khác có thể cân nhắc cho người bệnh sử dụng.

Về phân điều trị nguyên nhân gây bệnh thì tùy vào bệnh lý gây đau thượng vị sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Do đó việc bạn cần làm là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán phù hợp giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì?

  • Nước ép nha đam
  • Trà hòa với mật ong
  • Trà gừng
  • Khoai lang
  • Các thực phẩm giàu vitamin K như: bắp cải, măng tây, xà lách, cà chua…
  • Ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Tuyệt đối không sử dụng rượu bia chất kích thích, các chất nhiều cồn. Hạn chế các thực phẩm cay nóng, thực phẩm muối chua, chứa nhiều acid, các thực phẩm có độ cứng, khó tiêu.

Bên cạnh đó bạn cũng cần phải ăn chậm nhai kĩ, tránh ăn vội, ăn bỏ bữa đồng thời phải xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế stress,… giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây ra các cơn đau thượng vị.

Đau thượng vị dạ dày là một triệu chứng thường gặp mà bạn cần phải chú ý đi khám ngay để tránh gây ra các hậu quả nặng nề hay can thiệp điều trị khó khăn, tốn kém ở những giai đoạn muộn của bệnh.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Tài liệu tham khảo

  1. What’s Causing My Upper Abdomen Pain?, healthline.com
  2. What causes upper stomach pain?, Medical News Today