Nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa trị

Nấc cụt (hiccups) là sự co thắt lặp đi lặp lại, không kiểm soát được của cơ hoành do nắp thanh môn đóng đột ngột, gây ra âm thanh rất riêng biệt. Nấc cụt gây ra sự khó chịu tạm thời, đa số sẽ không kéo dài và tự khỏi, một số trường hợp nấc cụt kéo dài hoặc khó trị sẽ làm tăng khả năng mắc phải các bệnh lý thứ phát. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn trong nội dung dưới đây.

Nấc cụt là gì?

Nấc cụt là những âm thanh nhỏ, kỳ lạ có thể thoát ra khỏi miệng bạn mà không có dấu hiệu báo trước. Hiện tượng này gây khi cơ hoành co thắt không kiểm soát, lặp đi lặp lại cùng với sự đóng đột ngột của nắp thanh môn.

Cơ hoành là cơ hô hấp giữ vai trò chủ đạo để giúp quá trinh thở ra, hít vào. Cơ hoành nằm ở phía dưới của phổi, đánh dấu ranh giới ngực bụng trong cơ thể. Về vai trò điều hòa nhịp thở, khi cơ hoành co lại, phổi sẽ hấp thụ oxy. Khi cơ hoành giãn ra, phổi sẽ giải phóng carbon dioxide (khí CO2) ra ngoài.

Cơ hoành co bóp không theo nhịp gây ra hiện tượng nấc cụt. Từng cơn co thắt của cơ hoành làm cho thanh quản và dây thanh đóng lại đột ngột. Điều này dẫn đến một luồng không khí đột ngột vào phổi. Cơ thể sẽ phản ứng bằng tiếng thở hổn hển hoặc tiếng kêu âm thanh đặc trưng của nấc cụt.

chua nac cut
Hình ảnh cơ hoành hoạt động

Nguyên nhân nấc cụt?

Nấc cụt có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân – một số trong số đó là do vấn đề thể chất và một số là do cảm xúc. Nấc cụt thường đến và đi mà không có lý do rõ ràng.

Các nguyên nhân phổ biến có thể gây ra nấc cụt ngắn hạn bao gồm:

  • Ăn quá nhiều
  • An đồ cay
  • Uống rượu
  • Uống đồ uống có ga, chẳng hạn như sô-đa
  • Tiêu thụ thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Sự thay đổi nhiệt độ không khí đột ngột
  • Nuốt không khí trong khi nhai kẹo cao su
  • Phấn khích hoặc căng thẳng cảm xúc
  • Nuốt quá nhiều không khí

Nấc kéo dài hơn 48 giờ được phân loại theo loại chất kích thích gây ra cơn nấc cụt.

Phần lớn các trường hợp nấc cụt dai dẳng là do tổn thương hoặc kích thích dây thần kinh phế vị. Các dây thần kinh phế vị kiểm soát chuyển động của cơ hoành, những dây thần kinh này có thể bị ảnh hưởng bởi:

  • Dị vật kích thích màng nhĩ
  • Kích ứng, đau họng
  • Bướu cổ, phì đại tuyến giáp
  • Trào ngực dạ dày thực quản
  • Khối u hay nang thực quản

Các nguyên nhân khác của nấc cụt có thể liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Hệ thống thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống. Nếu thần kinh trung ương bị tổn thương, cơ thể bạn có thể mất khả năng kiểm soát cơn nấc cụt.

Các nguyên nhân gây ra nấc cụt kéo dài

  • Lạm dụng rượu
  • Sử dụng thuốc lá
  • Phản ứng gây mê sau phẫu thuật
  • Một số loại thuốc, bao gồm barbiturat, steroid và thuốc an thần
  • Đái tháo đường
  • Mất cân bằng điện giải
  • Suy thận
  • Dị dạng động mạch (một tình trạng trong đó động mạch và tĩnh mạch bị rối trong não)
  • Điều trị ung thư: hóa trị, xạ trị
  • Bệnh Parkinson (một bệnh thoái hóa não)

Một số thủ thuật y tế cũng có khả năng gây ra các thủ thuật y tế kéo dài như sau:

  • Sử dụng ống thông để tiếp cận cơ tim
  • Đặt một stent thực quản để hỗ trợ mở thực quản
  • Nội soi phế quản (khi một dụng cụ được sử dụng để xem xét bên trong phổi của bạn)
  • Mở khí quản (tạo một vết mổ ở cổ để thở xung quanh tắc nghẽn đường thở)

Điều trị nấc cụt


Hầu hết các cơn nấc cụt không phải là trường hợp khẩn cấp hay bất cứ điều gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, một đợt kéo dài có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị nấc cụt kéo dài hơn hai ngày để có thể xác định mức độ nghiêm trọng của nấc cụt liên quan đến sức khỏe và các tình trạng khác.

Có rất nhiều lựa chọn để điều trị nấc cụt. Thông thường, trường hợp nấc cụt trong thời gian ngắn sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu không thể chịu đựng được nếu chúng kéo dài hơn vài phút.

Mặc dù không có phương pháp nào trong số này được chứng minh là có thể ngăn chặn cơn nấc cụt, nhưng bạn có thể thử các cách điều trị nấc cụt tiềm năng sau đây tại nhà:

  • Thở vào túi giấy
  • Ăn một thìa cà phê đường cát
  • Giữ hơi thở (nín thở)
  • Uống một cốc nước
  • Cố gắng thở hổn hển hoặc ợ hơi có chủ đích
  • Đưa đầu gối của bạn về phía ngực và giữ nguyên tình trạng này
  • Động tác Valsalva: ngậm miệng và mũi của bạn và thở ra một cách chủ động.
  • Thư giãn và hít thở một cách chậm rãi, có kiểm soát.

Nếu bạn vẫn bị nấc cụt sau 48 giờ, hãy đến gặp bác sĩ hô hấp. Có thể dùng rửa dạ dày (bơm hơi vào dạ dày) hoặc xoa bóp xoang động mạch cảnh (xoa bóp động mạch cảnh chính ở cổ). Nếu nguyên nhân gây ra nấc cụt của bạn không rõ ràng, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm. Những điều này có thể giúp phát hiện các bệnh lý khác. Trong một số trường hợp sẽ có sử dụng thuốc theo chỉ định.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.