Bệnh sa trực tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Sa trực tràng là một thuật ngữ ngoại khoa thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng trực tràng chui ra ngoài đi qua lỗ hậu môn. Căn bệnh này có nhiều mức độ, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và hướng điều trị cũng thay đổi tùy thuộc vào độ nặng của bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cá nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh sa trực tràng nhé!

Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng được định nghĩa là tình trạng toàn bộ hay một phần của thành trực tràng lộn lại và bị đẩy ra ngoài lỗ hậu môn. Có nhiều mức độ sa trực tràng khác nhau, tùy mỗi mức độ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 3, thường gặp ở nhóm tuổi này là tình trạng sa niêm mạc của trực tràng. Nhóm tuổi thường gặp khác là người lớn trên 50 tuổi, thường sa niêm mạc hay sa toàn bộ thành trực tràng.

Tuy chỉ xuất hiện với tuất suất thấp (0,2-1%) các bệnh lý ngoại khoa nhưng căn bệnh này vẫn còn nhiều vấn đề khó hiểu, chưa được làm sáng tỏ triệt để, bên cạnh đó tỉ lệ tái phát cũng khá cao do đó sa trực tràng vẫn là một trong những bệnh lý ngoại khoa nguy hiểm cần được quan tâm đúng cách.

Sa trực tràng ở trẻ em

Sạ trực tràng ở trẻ em thường gặp ở độ tuổi từ 1 đến 3, phần lớn các ca bệnh thường tự giới hạn. Ở trẻ em thường gặp sa niêm mạc trực tràng (sa trực tràng bán phần, lớp cơ vân vẫn còn nằm bên ngoài chưa sa ra ngoài), dấu hiệu nhận biết đó là khối lồi ra ngoài, có các nếp niêm mạc xuất hiện theo hướng từ trung tâm chạy ra phần rìa của khối sa.

Một số trường gặp ghi nhận sa toàn bộ bề dày của thành trực tràng ra khỏi hậu môn, thường phát hiện khi bệnh nhi đang đi tiêu. Người nhà thường phát hiện thêm các triệu chứng khác của bé như đau nhiều, chảy máu, chất dịch nhầy ở hậu môn.

Nguyên nhân gây sa trực tràng

Các nguyên nhân gây sa trực tràng có thể chia thành các nhóm nguyên nhân chính như sau:

Gia tăng đột ngột áp lực trong ổ bụng: Việc gia tăng áp đột ngột lực kéo dài, thường xuyên lâu ngày sẽ đẩy trực tràng ra ngoài hậu môn gây sa trực tràng. Ở trẻ em thường gặp khi bệnh nhi mắc phải tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, bệnh ho gà điều trị không đáp ứng, hẹp bao quy đầu,… Ở người lớn thì nguyên nhân thường gặp có thể kể đến táo bón kéo dài, hoặc các bệnh lý khác như lỵ, viêm đại tràng mạn tính, bí tiểu nhiều ngày, u tiền liệt tuyến, bàng quang thần kinh, sỏi đường niệu… Nhóm nghề nghiệp khuân vác nặng cũng dễ mắc phải căn bệnh này.

Suy giảm chức năng của hệ thống mô mềm nâng đỡ hậu môn – trực tràng: Khi các cơ thắt, cơ nâng hậu môn cũng như cân cơ của vùng đáy chậu, tựu chung là các hệ thống nâng đỡ bao gồm cơ thắt, dây chằng, cân cơ của vùng tầng sinh môn, một khi suy yếu sẽ không thể giữ cho trực tràng ở vị trí bình thường về lâu dài sẽ gây sa trực tràng.

Khiếm khuyết về giải phẫu: Các bất thường bẩm sinh hay mắc phải do bệnh lý, tai nạn,… thường gây sa trực tràng bao gồm sự kéo dài túi cùng Douglas, đại tràng quá dài (trực tràng nằm thấp hơn bình thường), bất thường về độ cong của xương cùng – cụt.

Dấu hiệu nhận biết sa trực tràng

Sa niêm mạc trực tràng: lớp niêm mạc của trực tràng phồng lên và lộn ra ngoài, một số trường hợp ghi nhận lớp niêm mạc không thể co về trạng thái ban đầu được. Thường xuất hiện khi bệnh nhân đi tiêu, rặn mạnh, ngồi xổm, ho hay hắt hơi mạnh đột ngột. Ở người lớn thường sa trực tràng sẽ xuất hiện kèm với búi trĩ, các búi trĩ này kéo theo niêm mạc trực tràng sa ra ngoài, được gọi là trĩ vòng.

Hình ảnh thường được thấy của sa niêm mạc trực tràng là một khối lồi có màu đỏ như quả cà chua, đa số sẽ có dịch tiết dịch nhầy bao quanh. Vì chỉ sa niêm mạc nên sẽ thấy các nếp niêm mạc xếp theo hình cánh quạt hay nan hoa xuất phát từ trong lỗ hậu môn chạy tới phần rìa. Trường hợp có kèm búi trĩ thì sẽ thấy các búi trí có màu tím thẫm tạo thành vòng niêm mạc trĩ.

Trường hợp sa toàn bộ thành trực tràng:

  • Độ 1: sa trực tràng khi gắng sức mạnh như rặn mạnh khi đi đại tiện, sau đó trực tràng co lại hay thụt vào nhanh chóng. Than phiền chính thường gặp nhất chỉ có hiện tượng khối lồi sa ra ngoài.
  • Độ 2: sa trực tràng bất cứ khi nào đi đại tiện và cần phải nhờ đến can thiệp như dùng tay đẩy lên thì khối phồng mới co vào bên trong. Quan sát kĩ có thể thấy các vết trợ ở niêm mạc, bên cạnh đó ghi nhận các hiện tượng như niêm mạc bị phù nề, rối loạn chức năng của cơ thắt vùng tầng sinh môn, đoạn trực tràng sa có độ dài khoảng từ 6 đến 8 cm.
  • Độ 3: sa trực tràng khi người bệnh gắng sức nhẹ như hắt hơi, ngồi xỏm, ho, cười lớn,… khối phồng không tự co vào được. Có hiện tượng hoại tử niêm mạc, có thể gây chảy máu và hệ thống ống tuyến của trực tràng. Quan sát thấy xuất hiện vết sẹo, cơ thắt rối loạn chức năng và mất trương lực. Người bệnh gặp một số vấn đề tâm lý phiền muộn, thậm chí mất tự chủ trong đại tiện, trung tiện.
  • Độ 4: sa trực tràng thường xuyên, xảy ra khi đi bộ hoặc thậm chí khi đang đứng, trực tràng có khả năng sa bất cứ khi nào. Ngoài các triệu chứng thường gặp của độ 3, ở độ 4 còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như mất cảm giác ở vùng hậu môn, rối loạn cảm giác, xuất hiện mụn mủ, mụn rộp, đoạn ruột sa lúc này dài hơn 12 cm.

Bệnh viện điều trị sa trực tràng

  • Bệnh viện Quốc tế City– Quận Bình Tân
  • Bệnh viên đa khoa Tân Hưng – Quận 7
  • Bệnh viện đa khoa Nam Sài Gòn – Q. Bình Chánh

Điều trị bệnh sa trực tràng

sa-truc-trang
Phương pháo điều trị ngoại khoa là biện pháp thường gặp trong điều trị sa trực tràng

Ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân bị sa trực tràng, người bệnh cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để chẩn đoán và đề ra phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhất. Phương pháp điều trị chính trong bệnh sa trực tràng chủ yếu là điều trị ngoại khoa. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật được đề ra. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp có sử dụng phương pháp nội khoa tuy nhiên không thật sự có tác dụng triệt để mà chỉ hỗ trợ thêm cho phương pháp ngoại khoa.

Một số phương pháp điều trị ngoại khoa được biết đến bao gồm: phẫu thuật cắt đơn lẻ từng búi trĩ, phẫu thuật Whitehead W, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vòng niêm mạc trĩ. Ở trẻ em thường gặp phương pháp điều trị bảo tồn.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã phần nào tìm hiểu được một số khái niệm cơ bản về định nghĩa, dấu hiệu, nguyên nhân và phương thức điều trị căn bệnh sa trực tràng. Đây là một bệnh lý ngoại khoa mà người bệnh không được chủ quan và phải thăm khám ngay khi nghi ngờ bản thân mắc phải để điều trị kịp thời, tránh làm bệnh tình nặng hơn.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

  1. Sa trực tràng: Tổng quan và phương pháp điều trị, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  2. Rectal prolapse (Sa trực tràng), Mayo Clinic