U trực tràng có nguy hiểm không?

U trực tràng là một loại khối có nguồn gốc từ trực tràng (đoạn cuối của đại tràng và nối liền với hậu môn). Đây là loại u khá phổ biến phổ biến có thể được tìm thấy ở cả nam và nữ. U trực tràng có thể lành tính hoặc ác tính, khối u ác tính sẽ gây ung thư trực tràng, là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết sau nhé!

U trực tràng là gì?

Trực tràng đoạn cuối cùng của đại tràng (ruột già), đây là cơ quan rất dễ xuất hiện các khối u. U trực tràng thường là các khối u lành tính, tuy nhiên, nếu không loại trừ kịp thời, các khối u này dễ tiến triển thành các khối u ác tính và gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

U trực tràng .1
U trực tràng

Nguyên nhân của u trực tràng

Nguyên nhân thực tiếp dẫn đến u trực tràng vẫn chưa được khẳng định, tuy nhiên, người có các yếu tố nguy cơ sau đây dễ dẫn đến tình trạng u trực tràng :

  • Nam trên 50 tuổi và nữ trên 37 tuổi có nguy cơ cao xuất hiện các khối u tại đại tràng nói chung và trực tràng nói riêng.
  • Chế độ ăn nhiều chất đạm, mỡ động vật; đồ ăn được chế biến bằng phương pháp chiện, nướng, hun khói, các loại thức ăn  thức ăn nhiều cholesterol; ít dùng thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau, trái cây,… có nguy cơ cao xuất hiện u trực tràng.
  • Sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng là yếu tố sinh u trực tràng.
  • Bệnh nhân béo phì, thừa cân có nguy cơ cao mắc u trực tràng cao gấp nhiều lần những người có chỉ số cân nặng bình thường.
  • Các bệnh lý mãn tính tại trực tràng như viêm loét đại trực tràng, bệnh viêm mô hạt,… có nguy cơ cao phát triển thành u trực tràng ác tính gây ung thư trực tràng.
  • U trực tràng trong bệnh lý ung thư trực tràng có yếu tố di truyền, thành viên trong gia đình có người mắc bệnh lý này sẽ có nguy cơ mắc cao hơn

Triệu chứng của u trực tràng

U trực tràng ở giai đoạn sớm có thể không có triệu chứng, tuy nhiên, các triệu chứng sau có thể xuất hiện:

  • Các triệu chứng thay đổi thói quen đi cầu như: tiêu chảy, táo bón,…
  • Phân thường xuyên nhỏ, dẹt: Do bị khối u chèn ép.
  • Cảm giác không đi hết phân dù vừa mới đi cầu
  • Đi cầu ra máu.
  • Phân có lẫn máu hoặc sẫm màu.
  • Đau bụng.
  • Suy nhược và mệt mỏi.
  • Sụt cân.
U trực tràng .2
U trực tràng gây đau bụng

Điều trị u trực tràng

Đối với u trực tràng lành tính như polyp, nội soi đại trực tràng là một phương pháp chẩn đoán hiệu quả, đồng thời, bác sĩ nội soi cũng có thể loại bỏ khối u ngay trong lúc nội soi thám sát. Trong một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt khối u.

Đối với u ác tính, cả đoạn ruột chứa khối u cần được loại bỏ thông qua phẫu thuật. Phẫu thuật có thể được tiến hành tại chỗ ở hậu môn, mở ổ bụng hoặc nội soi. Trong một số trường hợp khối u ác tính gây xâm lấn nhiều, có thể cần phải loại bỏ các mô cơ quan xung quanh, đôi khi là cắt bỏ cả hậu môn. Bên cạnh đó, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp hóa trị, xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật.

Phòng ngừa u trực tràng

U trực tràng nói riêng và u đại tràng nói chung có thể phòng tránh được thông qua nhiều biện pháp:

  • Không ăn quá nhiều thịt, chất béo.
  • Hạn chế uống các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, trái cây,… Chất xơ như một chiếc khăn lau dọn đại tràng của bạn, tránh tình trạng ứ đọng phân, tạo điều kiện cho lợi khuẩn đường ruột phát triển..
  • Thường xuyên rèn luyện thể lực, tập thể thao.
  • Bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất như: vitamin E, C, A và canxi.
  • Khám sức khỏe và thực hiện nội soi tầm soát u đại trực tràng định kỳ khi đến tuổi tại cơ sở y tế uy tín. Đối với những người từ 50 tuổi, nên xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại trực tràng 3 – 5 năm một lần để có thể phát hiện sớm bệnh.

Khi nào cần liên hệ bác sĩ?

Những người càng lớn tuổi thì nguy cơ xuất hiện u trực tràng càng cao. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa như trên, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Người có nguy cơ gia đình cao và người trên 50 tuổi cần được tầm soát định kỳ bệnh lý này.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu u trực tràng tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button