Ung thư đại tràng giai đoạn 2 có thể điều trị khỏi không?

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là bệnh lý nguy hiểm và thường gặp nhất trong các ung thư ở hệ tiêu hóa. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về ung thư đại tràng giai đoạn 2 qua bài viết dưới đây nhé!

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?

Ung thư đại tràng là một bệnh lý ác tính thường gặp nhất của hệ tiêu hóa, có tỷ lệ mắc bệnh cao thứ 3 và tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trong các bệnh ung thư phổ biến trên thế giới.

Ung thư đại tràng được chia làm 5 giai đoạn phát triển ung thư, ung thư đại tràng giai đoạn 2 là giai đoạn ung thư đã bắt đầu xâm lấn đến các lớp của thành của đại tràng và có thể lan rộng ra khắp cơ quan lân cận nhưng nhưng vẫn chưa có di căn xa hay di căn hạch.

ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 có thể điều trị khỏi không?

Trong ung thư đại tràng giai đoạn 2 lại chia thành các 3 giai đoạn nhỏ gồm:

  • Ung thư đại tràng giai đoạn IIA: Ung thư xâm lấn qua lớp cơ của thành đại tràng, nhưng chưa ra bên ngoài và chưa có hạch di căn.
  • Ung thư đại tràng giai đoạn IIB: Ung thư xâm lấn hết các lớp cơ của thành đại tràng, ra ngoài bề mặt tới niêm mạc bao quanh cơ quan ổ bụng, nhưng không có di căn xa, không di căn hạch.
  • Ung thư đại tràng giai đoạn IIC: Ung thư đã vượt ra ngoài thành đại tràng, xâm lấn ra các cấu trúc lân cận, nhưng chưa có hạch di căn, chưa di căn đến các cơ quan ở xa

Biểu hiện của ung thư đại tràng giai đoạn 2

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh nên các biểu hiện ung thư cũng rõ ràng hơn các giai đoạn trước. Trong đó, dễ nhận thấy nhất là:

  • Sự thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng sau ăn, đi ngoài phân lỏng, phân rắn xen kẽ, có máu theo phân.
ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 có thể điều trị khỏi không?
  • Hình dạng phân thay đổi
  • Sụt cân, mệt mỏi, đầy bụng, ăn không tiêu.
  • Đôi khi có thể sờ thấy khối nổi gồ lên bụng, đau quặn sau đó khối biến mất.

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ đáp ứng điều trị bệnh, độ tuổi, thể trạng bệnh nhân, lựa chọn điều trị của người bệnh…

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 vẫn thuộc giai đoạn sớm khi khối u chưa di căn đến hạch bạch huyết hay di căn xa đến các cơ quan khác, do đó vẫn còn khả năng điều trị và kiểm soát bệnh. Nếu tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, hoặc có thể kéo dài đời sống lâu hơn so với việc phát hiện và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn 3 trở lên.

Ở giai đoạn IIA, bệnh nhân ung thư đại tràng có tiên lượng sống 5 năm khoảng 87%. Tiên lượng sống 5 năm giảm xuống còn khoảng 63% cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn IIB.

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 như thế nào?

Điều trị ung thư đại tràng gồm các phương pháp chủ yếu: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Trong đó phương pháp chính là phẫu thuật triệt căn.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào thích hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tổng trạng bệnh nhân, vị trí khối u nguyên phát, giai đoạn bệnh và các yếu tố nguy cơ.

  • Phẫu thuật có vai trò chính trong điều trị triệt căn ung thư đại tràng, bao gồm mổ hở và mổ nội soi.
    • Mổ hở: Với đường rạch vùng bụng trên rốn, vùng tiểu khung (dưới rốn) hoặc qua đường hậu môn. Vùng đại tràng tổn thương sẽ bị cắt bỏ kèm theo loại bỏ hệ thống hạch bạch huyết liên quan.
    • Mổ nội soi: Dùng 4 hoặc 5 đường rạch nhỏ trên thành bụng, dưới quan sát của camera, phẫu thuật viên sẽ dùng dụng cụ chuyên biệt để cắt nối đoạn đại tràng cũng như cắt hạch một cách có hệ thống. Phẫu thuật nội soi gồm nội soi truyền thống (phẫu thuật viên thao tác trực tiếp trên các dụng cụ) và nội soi robot (điều khiển các cánh tay robot thực hiện các thao tác trên mà không cầm nắm trực tiếp vào dụng cụ).
  • So với phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật nội soi có nhiều điểm tốt hơn:
    • Khả năng phẫu thuật triệt để
    • Giảm thiểu nguy cơ biến chứng
    • Người bệnh hồi phục nhanh, giảm thời gian điều trị, nhanh chóng trở lại lao động bình thường do đó giảm chi phí chăm sóc y tế.
    • Giảm các nguy cơ tắc ruột do dính sau mổ.
    • Giảm tỷ lệ tái phát
  • Xạ trị cúng đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2, là phương pháp bổ trợ trước hoặc sau mổ nhằm giảm khả năng tái phát tại vùng chậu. Sử dụng xạ trị trước phẫu thuật nếu khối u lớn, khó tiếp cận, còn sử dụng sau phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 có thể điều trị khỏi không?
  • Hóa trị được chỉ định là phương pháp điều trị hỗ trợ phẫu thuật trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 hiệu quả và hoàn toàn hơn. Có thể dùng hóa trị trước phẫu thuật điều trị để làm thu nhỏ khối u và dễ dàng loại bỏ khi phẫu thuật. Còn hóa trị sử dụng sau phẫu thuật dùng để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Hóa trị khi kết hợp xạ trị còn làm tăng nhạy cảm tế bào ung thư với tia xạ giúp nâng cao khả năng tiêu diệt các tế bào vi di căn còn lại sau phẫu thuật.

Một số lời khuyên cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn đóng vai trò quan trọng dù là trong bệnh cảnh nào, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ hay thực phẩm chứa nhiều chất béo, khó tiêu như kem, phô mai, sữa nguyên chất…
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, cần đảm bảo ăn đúng giờ đủ bữa, không ăn thức ăn quá mặn hoặc quá nhạt, thức ăn nhanh, thức ăn lên men…
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tin tưởng và cùng bác sĩ, gia đình đấu tranh với bệnh, chính điều này sẽ góp phần giúp bạn đẩy lùi căn bệnh hiệu quả hơn.
  • Tuân thủ liệu trình điều trị: nên lưu ý rằng ung thư đại tràng giai đoạn 2 hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm, tích cực, tuân thủ đúng liệu trình.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn như đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, đẩy lùi bệnh tật.

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 vẫn thuộc giai đoạn sớm khi khối u chưa di căn đến hạch bạch huyết hay di căn xa đến các cơ quan khác, do đó vẫn còn khả năng điều trị và kiểm soát bệnh. Điều trị ung thư đại tràng gồm các phương pháp chủ yếu: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, trong đó phương pháp chính là phẫu thuật triệt căn. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào thích hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tổng trạng bệnh nhân, vị trí khối u nguyên phát, giai đoạn bệnh và các yếu tố nguy cơ.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo