Ung thư ruột non (small bowel cancer) xuất hiện khi có sự phát triển quá mức của các tế bào bất thường ở ruột non tạo thành các khối u. Bệnh lý ung thư này rất hiếm gặp, đồng thời các triệu chứng không đặc hiệu dẫn đến chậm chẩn đoán và điều trị.
Vậy ung thư ruột non là gì và các triệu chứng khi bị ung thư ruột non là gì. Đó là những câu hỏi mà Doctor có sẵn sẽ giải thích trong bài viết này.
Tóm tắt nội dung
Ung thư ruột non là gì?
Ruột non có cấu trúc hình ống dài, nằm giữa dạ dày và ruột già, gồm 3 bộ phận chính: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng. Chức năng chính của ruột non là tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, ruột non còn đóng vai trò quan trọng hệ miễn dịch của cơ thể, có tác động chống lại các tác nhân như vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể.
Ung thư ruột non là ung thư xảy ra khi có các tế bào tăng sinh bất thường ở ruột non tạo thành các khối u. Ung thư ruột non xảy ra với tỉ lệ rất hiếm, với các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, từ đó dẫn đến chậm chẩn đoán và điều trị. Ung thư ruột non thường xảy ra ở khoảng từ 50 – 60 tuổi.
Phân loại ung thư ruột non
Ung thư ruột non được phân loại như sau:
- Ung thư biểu mô tuyến: Khối u do tăng sinh bất thường của mô tuyến
- U thần kinh nội tiết: Khối u do sự tăng sinh bất thường của các tế bào thần kinh – nội tiết
- U hạch (u lympho): Khối u do tăng sinh quá mức của các tế bào lympho
- Ung thư Sarcoma: Ung thư tại các tế bào mô liên kết ví dụ như u mô đệm đường tiêu hóa (Gastrointestinal Stromal Tumor).
Phác đồ điều trị ung thư ruột non phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư ruột non và tùy từng giai đoạn của ung thư.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư ruột non
Một số các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư ruột non:
Hội chứng ung thư di truyền
Một số các hội chứng ung thư gia đình làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tuyến, một dạng của ung thư ruột non. Điều này liên quan đến các bất thường di truyền:
- Hội chứng Lynch (ung thư biểu mô đại trực tràng không polyp) là tình trạng đột biến gen làm mất DNA MMR. Hội chứng này là nguyên nhân gây ra khoảng 5 đến 10% ung thư biểu mô tuyến ruột non.
- Hội chứng Peutz-Jeghers là một rối loạn đa polyp, có đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện nhiều polyp trong đường ruột và tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến ở cả ruột già và ruột non.
- Đa polyp gia đình là bệnh lý di truyền do đột biến dòng mầm trong gen APC, thúc đẩy hình thành khối u ở tá tràng và ruột già. Bệnh nhân mắc đa polyp gia đình xuất hiện nhiều polyp ở tá tràng, có khả năng phát triển thành ung thư biểu mô tuyến. Đồng thời, bệnh lý này thúc đẩy hình thành nhiều khối u xơ tại ruột non.
Chế độ ăn uống, thuốc lá và béo phì
Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ các thực phẩm như rượu, thịt đỏ, đường tinh luyện, thực phẩm xông khói có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột non.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra hút thuốc lá và béo phì cũng làm tăng nguy cơ ung thư ruột non nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định điều này.
Xơ nang
Bệnh nhân bị xơ nang có nguy cơ cao bị ung thư ruột non. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis) cho bệnh nhân xơ nang có tỷ lệ bị ung thư ruột non lên đến 18.94%.
Viêm mạn tính
Tình trạng viêm mạn tính có khuynh hướng dẫn đến các bệnh ác tính như ung thư biểu mô hoặc ung thư hạch ở ruột non. Đối với ung thư hạch, những bệnh nhân suy giảm miễn dịch mạn tính hoặc rối loạn tự miễn như bệnh celiac đều tăng nguy cơ bị ung thư loại này.
Dấu hiệu ung thư ruột non
Một số các dấu hiệu ung thư ruột non:
- Đau bụng: 44 – 90% bệnh nhân có triệu chứng với cơn đau có các đặc trưng như đau từng cơn và co thắt bụng.
- Sụt cân: 24 – 44% bệnh nhân có triệu chứng này
- Nôn và buồn nôn: 17 – 64% bệnh nhân có triệu chứng này.
- Xuất huyết tiêu hoá: 23 – 41% bệnh nhân có triệu chứng này
- Tắc ruột: 22 – 26% bệnh nhân có triệu chứng này
- Thủng ruột: 6 – 9% bệnh nhân có triệu chứng này
Các dấu hiệu ung thư ruột non này thường không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hoá khác dẫn đến khó khăn trong việc chẩn đoán sớm ung thư ruột non. Thông thường, khi bệnh nhân xuất hiện chứng, ung thư đã ở giai đoạn tiến triển và có khả năng di căn.
Chẩn đoán ung thư ruột non như thế nào?
Để đánh giá và chẩn đoán ung thư ruột non, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, chẩn đoán hình ảnh và nội soi.
Xét nghiệm sinh hoá
Các xét nghiệm thường được thực hiện như xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm chức năng gan,… Tuỳ thuộc vào vị trí của tổn thương, người bệnh có thể bị thiếu máu do mất máu ẩn trong phân. Đối với người bệnh bị ung thư ruột non do khối u thần kinh nội tiết, bệnh nhân cần được thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán.
Chẩn đoán hình ảnh
Cần thực hiện nhiều chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang và nội soi để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Do tỷ lệ tổn thương ác tính thường thấp nên người bệnh cần được thực hiện nhiều đánh giá và nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh trước khi xác định chẩn đoán.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
CT scan thường được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng đau bụng không rõ nguyên nhân. CT scan có thể phát hiện được 70 – 80% bệnh nhân có khối u ở ruột non, đồng thời đánh giá sự di căn của khối u.
Nếu bệnh nhân không có tình trạng xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân được sử dụng chất cản quang và thực hiện CT scan để đánh giá tình trạng trong lòng ruột. Đối với bệnh nhân có xuất huyết tiêu hoá, thuốc cản quang được sử dụng bằng đường tiêm.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng bụng và xương chậu hoặc mật tuỵ
MRI vùng bụng và xương chậu là phương pháp chẩn đoán thay thế khi bệnh nhân có chống chỉ định với chụp CT.
MRI mật tuỵ được thực hiện khi nghi ngờ có khối u ác tính ở tá tràng, đặc biệt khi bệnh nhân có tắc nghẽn đường mật.
Chụp X-quang cản quang ống tiêu hóa trên với Barium
Barium X-quang là phương pháp cũ để phát hiện các khối u, khiếm khuyết niêm mạc và bệnh lồng ruột. Độ nhạy của phương pháp này là 50 – 60% đối với các khối u tiến triển nhưng chỉ có 25% đối với các u nguyên phát lành tính. Hiện nay, phương pháp này đã được thay thế bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến hơn.
Địa chỉ khám và chẩn đoán ung thư ruột non uy tín
- Bệnh viện Quốc tế City – Bình Tân, TPHCM: Là một trong những bệnh viện đa khoa có quy mô hoạt động lớn, sở hữu đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Một trong những chuyên khoa thế mạnh của bệnh viện là Ung bướu. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc ung thư ruột non, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định kiểm tra một vài bài kiểm tra trước khi đưa ra kết luận chính xác nhất.
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare – Tân Bình, TPHCM: Là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy ở khu vực TPHCM. Chuyên khoa Ung bướu của phòng khám là đơn vị tiếp nhận các trường hợp thăm khám và chẩn đoán bệnh ung thư ruột non. Bằng su7wj tận tình và chu đáo, người bệnh sẽ cảm nhận nơi đây như nhà để thoải mái chia sẻ với bác sĩ về bệnh tình của mình.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Hữu – Quận 1, TPHCM: Bác sĩ Hoàng Hữu được đào tạo liên tục 13 năm trong và ngoài nước. Trong đó, bác sĩ đã có 7 năm kinh nghiệm trong khám và chẩn đoán bệnh ưng thư.
Ung thư ruột non sống được mấy năm?
Ung thư ruột non là một căn bệnh nguy hiểm và phức tạp. Tùy vào mức độ nặng của bệnh và khả năng cứu chữa thì thời gian sống sẽ khác nhau đối với mỗi bệnh nhân.
Trong trường hợp ung thư ruột non được phát hiện ở giai đoạn đầu, khi khối u vẫn chưa kịp lan rộng, khả năng điều trị và hy vọng sống lâu hơn khả quan hơn. Các biện pháp như phẫu thuật loại bỏ khối u và sử dụng hóa trị hoặc xạ trị có thể cải thiện tình trạng bệnh. Thời gian sống trung bình trong trường hợp này thường kéo dài từ vài năm đến hàng chục năm, thay đổi tùy theo mức độ nặng và đáp ứng cá nhân.
Trái lại, ung thư ruột non di căn, khi bệnh đã lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể, tình trạng đã nghiêm trọng thì tiên lượng thời gian sống thường không lạc quan. Ở giai đoạn ung thư ruột non di căn, việc kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống thường là mục tiêu chính của điều trị. Thời gian sống trung bình trong tình huống ung thư ruột non giai đoạn cuối thường là dưới 1 năm, có thể biến đổi tùy theo tình hình của bệnh nhân
Tuy nhiên, cần thấy rõ rằng những con số này chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể. Sự can thiệp đúng lúc, giám sát tỉ mỉ và tinh thần lạc quan có thể có ảnh hưởng tích cực đến thời gian sống và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đối với ung thư ruột non giai đoạn cuối.
Điều trị ung thư ruột non
Việc điều trị ung thư ruột non đòi hỏi sự kết hợp giữa các phương pháp và khả năng của mỗi cá nhân dựa trên giai đoạn bệnh,mức độ nặng, tình trạng bệnh, tác dụng phụ của điều trị, khả năng tài chính,… Dưới đây là một số cách điều trị thường được áp dụng:
- Phẫu thuật: Trong trường hợp ung thư ruột non giai đoạn đầu, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ khối u. Các loại phẫu thuật như resection (loại bỏ một phần ruột non bị tổn thương) hoặc colectomy (một phần hay toàn bộ) có thể được thực hiện tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u.
- Hóa trị: Hóa trị là một phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư ruột non. Chất hóa trị được sử dụng để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật, hoặc trong trường hợp ung thư đã di căn.
- Xạ trị: Xạ trị sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây thường là phương pháp lựa chọn khi ung thư ruột non đã lan ra các vùng khác trong cơ thể. Xạ trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng và làm giảm kích thước khối u.
- Liệu pháp miễn dịch: Loại điều trị này nhằm kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư. Immunotherapy có thể được sử dụng đối với một số loại ung thư ruột non cụ thể.
- Therapy targeted (Targeted therapy): Sử dụng các loại thuốc và phương pháp tác động trực tiếp vào tế bào ung thư mà không gây tác động đến tế bào khỏe mạnh.
- Chăm sóc hỗ trợ và giảm đau: Trong giai đoạn cuối của bệnh, mục tiêu chính có thể là cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm đau cho bệnh nhân. Ngoài ra, chăm sóc hỗ trợ, chăm sóc dự phòng và quản lý triệu chứng có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong suốt quá trình.
Quá trình điều trị thường phải được cá nhân hóa dựa trên từng trường hợp cụ thể. Tất cả các quyết định về điều trị cần dựa trên sự hợp tác giữa bệnh nhân và đội ngũ chuyên gia y tế. Quan trọng nhất là tìm hiểu rõ về tình hình bệnh và thảo luận kỹ về lựa chọn điều trị phù hợp nhất.
Câu hỏi thường gặp
Ung thư ruột non sống được bao lâu?
Thời gian sống người mắc ung thư ruột non thay đổi tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, khả năng đáp ứng điều trị,… Tùy thuộc vào sự sớm phát hiện và phản ứng với điều trị, người bệnh có thể sống từ vài tháng đến nhiều năm. Sự theo dõi định kỳ và chăm sóc y tế chất lượng sẽ góp phần tăng chất lượng cuộc sống và thời gian sống của bệnh nhân.
Ung thư ruột non có chữa được không?
Khả năng chữa trị ung thư ruột non phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn phát triển bệnh, vị trí của khối u, tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và khả năng đáp ứng liệu pháp điều trị. Điều quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ chuyên khoa ung thư về lựa chọn điều trị tốt nhất dành cho từng trường hợp cụ thể.
Ung thư ruột non có nguy hiểm không?
Ung thư ruột non là một dạng u hiếm gặp, tạo ra thách thức trong việc phát hiện và chẩn đoán, cung như sự nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, khi xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ ung thư ruột non, việc thăm khám và loại trừ bệnh rất quan trọng và cần phải thực hiện. Điều này giúp phát hiện bệnh sớm và thực hiện các biện pháp điều trị cần thiết đúng lúc, từ đó nâng cao cơ hội tỉ lệ thành công trong điều trị.
Các loại ung thư ruột non
Có nhiều cách để phân loại ung thư ruột non (giai đoạn bệnh, vị trí, loại tế bào,…) nhưng dễ hiểu và phổ biến nhất là lành tính và ác tính:
– Ung thư ruột non lành tính: Những khối u này không có khả năng lan rộng vào các khu vực lân cận và không phát triển thành tế bào ung thư. Chúng thường ít nguy hiểm hơn và ít có khả năng lan sang các phần khác của cơ thể.
– Ung thư ruột non ác tính: Các khối u này có khả năng lan rộng vào các khu vực xung quanh và tạo ra tế bào ung thư. Chúng có khả năng di căn, tức là có thể lan sang các cơ quan khác, gây ra nguy cơ lớn cho sức khỏe của người bệnh.
Trên đây là tất cả thông tin bạn cần biết về ung thư ruột non. Nếu bạn hoặc người thân của bạn cần tư vấn về ung thư ruột non, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com.