Đau bụng bên phải là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng bên phải là một trong các triệu chứng bệnh thường gặp ở con người. Nhưng nếu không tìm hiểu qua thì chắc cũng ít ai biết rằng vùng bụng bên phải của chúng ta có rất nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có thể mắc một loại bệnh lý của nó. Chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu các bệnh liên quan với đau bên phải bụng trong bài viết dưới đây.

Bụng có những vùng cơ quan nào ?

Theo y học, vùng bụng phải của con người gồm 9 phần sau:

  • Vùng 1: Vùng hạ sườn Phải (phía trên, bên phải) gồm: Gan, túi mật, thận phải, ruột non
  • Vùng 2: Vùng thượng vị (trên, giữa) gồm: Dạ dày, gan, tụy, tá tràng, lách, tuyến thượng thận
  • Vùng 3: Vùng hạ sườn trái (phía trên, bên trái) gồm: Lách, ruột già, thận trái, tụy
  • Vùng 4: Vùng hông phải (giữa, bên phải) gồm Túi mật, Gan, Đại tràng phải
  • Vùng 5: Vùng rốn (giữa) gồm Rốn, hỗng tràng, hồi tràng, tá tràng
  • Vùng 6: Vùng hông trái (giữa, bên trái) gồm Đại tràng xuống, Thận trái
  • Vùng 7: Vùng hố chậu phải (phía dưới, bên phải) gồm ruột thừa, manh tràng 
  • Vùng 8: Vùng hạ vị (dưới, giữa) gồm Bàng quang, Đại tràng Sigmoid, Cơ quan sinh sản nữ
  • Vùng 9: Vùng hạ vị trái gồm Đại tràng xuống, Đại tràng Sigmoid

Tuy nhiên nguồn gốc chính xác của một cơn đau bụng thì rất khó xác định và nó cũng không biểu hiện đặc trưng cho cơ quan bị tổn thương.

đau bụng bên phải
Tùy vào vị trí đau bụng mà sẽ có những biểu hiện của những bệnh ly khác nhau

Đau vùng hạ sườn phải và hông bên phải

Đau ở Vùng hạ sườn phải và hông phải có thể là dấu hiệu của 2 bệnh thường gặp sau: bệnh lý gan, bệnh lý túi mật, bệnh lý thận và bệnh lý ở đại tràng phải.

Bệnh lý viêm gan

Bệnh lý về gan thường gặp nhất là bệnh cảnh viêm gan. Viêm gan do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do nhiễm virus viêm gan siêu vi A và B hoặc do thuốc, do rượu.

Triệu chứng chia làm 3 giai đoạn

  • Trước khi xuất hiện vàng da
    • Mệt mỏi, sốt nhẹ
    • Buồn nôn, chán ăn
    • Đau hạ sườn phải do gan to
    • Đau cơ, khớp, nhức đầu, nổi ban ở da
  • Vàng da: vàng da niêm, vàng mắt, nước tiểu sậm màu, phân nhạt màu, có thể hạ sốt hoặc hết sốt, giảm đau bụng
  • Phục hồi: vàng da giảm dần, tiểu nhiều, cảm thấy khỏe hơn và ăn uống ngon hơn. Mệt và vàng da có thể kéo dài vài tuần

Bệnh lý túi mật

Hai bệnh cảnh thường gặp là Viêm túi mật và sỏi mật:

  • Trên 50% không có triệu chứng bệnh
  • Sỏi túi mật có triệu chứng: đầy bụng, tức bụng, sình hơi sau ăn; cơn đau quặn mật: đau hạ sườn phải hoặc thượng vị, lan lên vai P, không quá 2 giờ
  • Viêm túi mật có triệu chứng: cơn đau quặn mật hay đau liên tục hạ sườn phải, sốt, nôn ói, vàng da nhẹ

Bệnh lý thận

Đau lưng bên phải tiến triển và lan rộng đến vùng bụng là dấu hiệu cảnh báo chứng đau thận phải. Có thể có các triệu chứng đường tiết niệu đi kèm như: bí tiểu, tiểu khó, tiểu máu, phù … Bệnh lý ở thận rất khó chẩn đoán nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng, cần phải làm thêm các cận lâm sàng nữa để có được kết luận chính xác nhất.

Bệnh lý đại tràng phải

Bệnh cảnh thường gặp là viêm đại tràng phải, các triệu chứng thường gặp là:

  • Đau bụng kiểu đại tràng: đau quanh rốn hoặc bụng dưới, đau quặn từng cơn, kèm theo đánh hơi nhiều, đau giảm sau đánh hơi, đi cầu
  • Táo bón
  • Rối loạn thói quen đi cầu: táo bón xen kẽ tiêu chảy, đi tiêu nhiều lần trong ngày
  • Hội chứng lỵ cấp: đau quặn bụng, mót rặn, đi tiêu nhiều lần không hết, tiêu phân đàm nhầy máu hoặc máu, có thể có sốt.
  • Tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần:
    • Tiêu chảy phân mỡ: bệnh Crohn ruột non (hiếm gặp)
    • Tiêu chảy phân có máu: viêm ruột nhiễm trùng do vi khuẩn, kí sinh trùng (giun sán, amip); bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn
    • Tiêu chảy phân không máu – không mỡ: viêm ruột nhiễm trùng do kí sinh trùng (Giardia lamblia)

Đau vùng hố chậu phải

Đau ở Vùng hố chậu phải có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau, trong đó thường gặp hơn cả là viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa

Biểu hiện viêm ruột thừa thường sẽ có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng
    • Thường là triệu chứng xuất hiện đầu tiên của viêm ruột thừa, trên 95% người mắc viêm ruột thừa thì sẽ bị đau bụng trước, rồi đến lượt nôn mửa (nếu có xảy ra). Nếu nôn mửa xảy ra trước khi có triệu chứng đau bụng thì có thể đó không phải là viêm ruột thừa. 
    • Một dấu hiệu quan trọng giúp xác định viêm ruột thừa từ triệu chứng đau bụng là đau bụng bắt đầu lan toả ở vùng thượng vị và vùng rốn với mức độ đau vừa phải, không thay đổi, đôi khi có những cơn co thắt trội lên rồi sau một thời gian từ 1-12 giờ (thường trong vòng 4-6 giờ), cơn đau sẽ di chuyển xuống hố chậu phải. 
    • Tại hố chậu phải, cảm giác đau thường nhiều nhất ngay ở điểm đau Mac Burney hoặc gần với điểm Mac Burney (Điểm McBurney là vị trí thường gặp của ruột thừa gắn vào manh tràng, nằm ở một phần tư dưới phải của thành bụng, ở một phần ba ngoài trên đường nối giữa gai chậu trước trên và rốn)
  • Nôn, buồn nôn xảy ra trong khoảng 75% trường hợp nhưng không đặc hiệu, hầu hết người bệnh sẽ chỉ nôn 1-2 lần.
  • Sốt: trên 38 độ C, hiếm khi trên 39,5 độ C. Có thể sốt cao ở trẻ nhỏ hoặc đã có biến chứng của bệnh xuất hiện hoặc nên xem xét lại có thể là một bệnh khác không phải viêm ruột thừa.
  • Chán ăn: thường đi kèm theo viêm ruột thừa. 
  • Tiêu chảy: 5-10% người bệnh sẽ gặp phải
  • Người bệnh viêm ruột thừa thường thích nằm ngửa, với hai đùi (đặc biệt là đùi phải) thường kéo gấp lên – bởi vì bất kỳ cử động nào cũng làm đau gia tăng. Nếu như yêu cầu cử động, bệnh nhân cũng chỉ làm chậm chạp và thận trọng.

Thai ngoài tử cung

Các triệu chứng lúc này sẽ là rối loạn kinh nguyệt: trễ kinh, rong kinh, rong huyết và kèm đau bụng dưới âm ỉ và đau một bên, có thể là bên phải (nếu thai đóng bên phải)

Viêm vùng chậu

Cơn đau bụng dưới bên phải có thể xuất hiện do viêm vùng chậu hoặc viêm nhiễm một số cơ quan sinh dục khác như tử cung, vòi trứng, buồng trứng…

Đau bụng bên phải có nguy hiểm không ?

Sau khi tìm hiểu qua các vùng và cơ quan ở bụng bên phải thì có thể kết luận rằng không một bệnh lý nào là nhẹ nhàng và dễ điều trị, chính vì vậy đừng chủ quan khi có triệu chứng của đau bụng bên phải. Hãy cân nhắc đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu “cờ đỏ” mà bạn cần lưu ý phải đi khám ngay nếu đau bên phải bụng hoặc đi kèm với đau bụng phía bên phải:

  • Đau dữ dội hoặc trầm trọng hơn
  • Đau kèm theo sốt
  • Đau kèm theo tiêu chảy
  • Táo bón kéo dài hơn ba ngày
  • Máu trong phân của bạn
  • Đau kèm theo buồn nôn hoặc nôn
  • Nôn ra máu
  • Vàng da
  • Đau và sưng bụng
  • Đau dữ dội ở bụng
  • Đau kèm theo tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu âm đạo

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị đau bụng bên phải

Kết luận về đau bụng bên phải

Như vậy, có thể thấy rằng đau bụng bên phải là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, người bệnh cần gặp các bác sĩ Tiêu hóa sớm để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Tránh tự xử lý ở nhà để bệnh thêm nặng hơn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

What Pain on Your Right Side Could Mean – Healthgrades.com

Pain Locator: Where Does it Hurt? – Ligastrohealth.com

Đau bụng bên phải là dấu hiệu của bệnh gì – Bệnh viện Hồng Ngọc

Contact Me on Zalo
Call Now Button