Dịch tay chân miệng – Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh

Dịch tay chân miệng – Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh là vấn đề cần thiết đối với các ông bố bà mẹ đang có trẻ nhỏ trong gia đình. Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, ở nước ta bệnh có thể tạo thành dịch khi lây lan nhanh và rộng gây nguy hiểm cho trẻ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về vấn đề dịch tay chân miệng và cách phòng ngừa bệnh trong bài viết sau đây nhé!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.

Đối tượng thường gặp của bệnh là trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh. Người lớn và thiếu niên trưởng thành hiếm khi mắc bệnh này do cơ thể đã có đầy đủ các kháng thể cần thiết. Nếu có, triệu chứng tay chân miệng ở người lớn cũng nhẹ nhàng hơn so với trẻ nhỏ.

Dịch tay chân miệng lây truyền như thế nào?

Dịch tay chân miệng
Dịch tay chân miệng lây truyền như thế nào ?

Bệnh tay chân miệng sẽ lây trực tiếp qua đường miệng khi trẻ tiếp xúc với dịch tiết bóng nước, chất tiết đường tiêu hoá, chất tiết mũi miệng khi ho hắt hơi của trẻ bệnh. Hoặc lây gián tiếp qua bàn tay bị nhiễm khi tiếp xúc với các bề mặt nhiễm vi-rút, từ người nuôi trẻ vệ sinh không đúng, từ môi trường, đồ chơi bị nhiễm bẩn, từ thức ăn nước uống nhiễm vi-rút…

Bệnh này có từ rất lâu, xuất hiện lẻ tẻ hay thành dịch. Ở vùng ôn đới, bệnh xảy ra nhiều nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu. Riêng những quốc gia thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới như nước ta thì bệnh có thể xảy ra quanh năm. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên đến những nơi công cộng như nhà trẻ, sân chơi, trường mầm non kém vệ sinh… sẽ có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao hơn. Khi thành dịch tay chân miệng thì bệnh lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác trong cùng một khu vực lãnh thổ. 

Bệnh tay chân miệng dấu hiệu ra sao?

Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh nên việc nhận diện các triệu chứng bệnh vô cùng quan trọng. Về lâm sàng, dấu hiệu đặc trưng của bệnh có thể được nhận biết qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3 – 7 ngày, trẻ chưa có các dấu hiệu cụ thể.
  • Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
  • Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3 – 10 ngày, với các triệu chứng điển hình
  • Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Dịch tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng dấu hiệu ra sao ?

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng

Thời gian ủ bệnh của tay chân miệng thường diễn ra trong khoản thời gian từ 3 đến 7 ngày và hầu như trong giai đoạn này bệnh không biểu hiện bất cứ một triệu chứng lâm sàng nào hoặc nếu có cũng sẽ rất nhẹ. Thời gian ủ bệnh sẽ kết thúc khi trẻ bắt đầu biểu hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng gồm: 

  • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú,…
  • Phát ban dạng phỏng nước: đặc điểm này biểu hiện rõ nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, nốt ban hồng có đường kính vài milimet, nổi trên bề mặt da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông và trở thành bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Chúng có thể để lại vết thâm, tuy nhiên rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Trẻ có thể sốt nhẹ, nôn.
  • Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2-5 của bệnh.

Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Sau khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh tiếp tục phát triển trong khoảng từ 7 – 10 ngày rồi tự khỏi (nếu không biến chứng) mà không cần dùng thuốc để điều trị. Biến chứng của bệnh tay chân miệng là hiếm gặp, nó có thể gây viêm não hoặc viêm màng não.

Dịch tay chân miệng
Sau khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh tiếp tục phát triển trong khoảng từ 7 – 10 ngày rồi tự khỏi (nếu không biến chứng)

Thông thường, bé bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trẻ. Thời gian phục hồi sẽ theo các cấp độ của bệnh như sau:

  • Nếu trẻ mắc tay chân miệng cấp độ 1 thì chỉ sau 7 – 10 ngày là sẽ khỏi bệnh.
  • Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh cấp độ 2 thì sẽ cần khoảng từ 10 đến 14 ngày.
  • Nhưng nếu trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3, 4 thì thời gian hồi phục sẽ càng dài hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu lúc này không cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng như viêm tim, viêm não, suy hô hấp, trụy mạch, thậm chí dẫn đến tử vong.

Bên cạnh thời gian khỏi bệnh thì có một điều đáng nói nữa là dù trẻ có được chữa lành bệnh tay chân miệng đi nữa thì virus tay chân miệng vẫn tồn tại trong cơ thể trẻ em đặc biệt là đường hô hấp của trẻ từ 1 – 3 tuần mới biến mất hoàn toàn. Do đó, cha mẹ không được chủ quan dù khi trẻ đã khỏi bệnh.

Bệnh tay chân miệng kiêng gì? 

Các ông bố bà mẹ cần lưu ý phải kiêng không cho trẻ dùng chung đồ với gia đình. Vì chân tay miệng có tình truyền nhiễm, tuy đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng người lớn không nên chủ quan vì người lớn cũng hoàn toàn có thể bị lây nhiễm. Những đồ dùng của bé: Bát, đũa, thìa… cũng dùng riêng, trước khi sử dụng cần tráng qua với nước sôi.

Trong quá trình theo dõi bệnh cho trẻ cần kiêng không cho bé gãi. Vì gãi sẽ gây vỡ mủ, tạo nên những vết loét trên da, bệnh dễ lây lan, nhiễm trùng… sẽ khiến bệnh nặng hơn dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như: Sốt cao, viêm màng não, suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Dịch tay chân miệng
Trong quá trình theo dõi bệnh tay chân miệng cho trẻ cần kiêng không cho bé gãi

Chú ý rằng kiêng không được sát trùng bằng muối và chanh. Đây chính là sai lầm gặp phải của rất nhiều mẹ, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo việc dùng chanh và muối để sát trùng là phản tác dụng, mặt khác còn khiến bé đau hơn, da dễ tổn thương hơn.

Phòng bệnh tay chân miệng bằng cách nào? 

Hiện nay tại nước ta vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng, nhưng các bậc phụ huynh vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng những khuyến cáo của Bộ Y tế nước ta sau đây: 

Giữ vệ sinh cá nhân

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ không chỉ phòng ngừa được bệnh tay chân miệng hiệu quả mà còn phòng được những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Người lớn và cả trẻ em nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ẵm bồng trẻ, sau khi đi vệ sinh.

Giữ vệ sinh ăn uống

Thức ăn cho trẻ và gia đình cần đầy đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống chín. Những vật dụng trong nhà bếp cần được rửa sạch trước khi dùng. Tuyệt đối không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, vật dụng ăn uống chưa được khử trùng.

Dịch tay chân miệng
Phòng bệnh tay chân miệng bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân, ăn uống và sinh hoạt

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Nhà trẻ, trường học và hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ những bề mặt tiếp xúc hàng ngày như bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, sàn nhà, dụng cụ học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Theo dõi và phát hiện sớm

Tình trạng sức khỏe của trẻ cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị các trường hợp bệnh tay chân miệng, tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.

Cách ly và điều trị kịp thời khi mắc bệnh

Các hộ gia đình, nhà trẻ có trẻ dưới 5 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Khi trẻ bệnh cần cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát, không được cho trẻ có biểu hiện mắc bệnh đến lớp chơi với những trẻ khác. Cần thực hiện khử khuẩn lớp học, nhà ở, đồ chơi, bề mặt các vật dụng… khi phát hiện có trẻ mắc bệnh để tránh lây nhiễm cho các trẻ khác trong lớp và trong gia đình.


Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Dịch tay chân miệng – Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Có thể bạn quan tâm