3 cách chữa bệnh lậu hiệu quả được chuyên gia khuyến nghị

Chữa bệnh lậu ngay khi phát hiện bệnh luôn được chuyên gia khuyến nghị. Nếu không có biện pháp chữa bệnh lậu phù hợp, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng. Ở nữ giới, bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm sang cổ tử cung. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể nhiễm bệnh cho trẻ sơ sinh và dễ khiến trẻ bị ảnh hưởng đến mắt. Để hiểu rõ hơn về bệnh và cách chữa trị bệnh, cùng Docosan tìm hiểu ngay bài viết được chia sẻ dưới đây.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu tại nhà cùng Docosan

Bệnh lậu là một trong các căn bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm, xảy ra phổ biến ở cả nam và nữ. Căn bệnh này tuy không phải vô phương cứu chữa nhưng chuyên gia y tế khuyến nghị kiểm tra và chữa bệnh lậu từ sớm bới các phương pháp phù hợp nhất. Đối với việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà mà không cần thực hiện tại phòng khám. Điều này không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn thoải mái, không bị người khác phán xét.

Docosan là một trong số ít đơn vị đã và đang cung cấp bộ xét nghiệm chẩn đoán và chữa bệnh lậu tại nhà với tên Bộ xét nghiệm các bệnh xã hội (STD) phổ biến. Bộ xét nghiệm này vừa giúp phát hiện bệnh lậu, vừa giúp phát hiện các bệnh xã hội khác như: HIV, giang mai và Chlamydia.

chữa bệnh lậu
Docosan cung cấp bộ xét nghiệm chẩn đoán và chữa bệnh lậu tại nhà

Bộ xét nghiệm các bệnh xã hội (STD) phổ biến của Docosan cho kết quả nhanh và chính xác. Ngoài ra, bạn còn được kết nối với bác sĩ chuyên khoa để hướng dẫn đọc kết quả, giải thích và cuối cùng là đưa ra phương pháp chữa bệnh lậu hiệu quả nhất. Lúc này, bạn có thể hỏi bác sĩ về những thắc mắc không rõ về tình trạng sức khỏe hiện tại.

Bệnh lậu là bệnh gì? Bệnh này có nguy hiểm không?

Bệnh lậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục mà cả nam và nữ đều có khả năng mắc phải nhưng phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 15 – 24 tuổi. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này thường có xu hướng xuất hiện ở khu vực ẩm ướt của cơ thể như: âm đạo, niệu đạo, mắt, họng, hậu môn, ống dẫn trứng, cổ tử cung, tử cung,…

chữa bệnh lậu
Chữa bệnh lậu đúng phương pháp và ngay từ sớm để hạn chế biến chứng nguy hiểm có khả năng xảy ra

Ở giai đoạn đầu, bệnh lậu rất khó để phát hiện, đôi khi triệu chứng đó bị nhầm lẫn với bệnh lý khác đã khiến người bệnh ngó lơ và không tiến hành khám chữa bệnh lậu từ sớm. Căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị đúng phác đồ sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Có thể là:

-Đối với nam giới:

  • Có nguy cơ cao mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch HIV
  • Chảy mủ cơ quan sinh dục kèm đau nhức vùng bẹn
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt,…
  • Viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn, viêm túi tinh,… những biến này có khả năng ảnh hưởng đến đời sống tình dục và chức năng sinh sản, trường hợp chữa bệnh lậu không đúng có thể gây ung thư tinh hoàn

-Đối với nữ giới:

  • Tác động đến tâm sinh lý của người bệnh
  • Chữa bệnh lậu không đúng phương pháp có thể gây nên các bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm buồng trứng,…
  • Bệnh phụ khoa gây đau rát khi quan hệ tình dục, điều này ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
  • Bệnh lậu mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như vô sinh, sinh non, thai ngoài tử cung, thai nhi bị dị tật,…

Có thể thấy, bệnh lậu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra ở cả nam và nữ. Nếu không mong muốn bản thân gặp phải các trường hợp trên, bạn cần có biện pháp khám và chữa bệnh lậu từ sớm, ngay cả khi phát hiện triệu chứng không rõ.

Chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?

Để xác định xem bạn có bị bệnh lậu hay không, bác sĩ sẽ phân tích một mẫu tế bào trong cơ thể bằng cách:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Điều này có thể giúp xác định vi khuẩn trong niệu đạo của bạn.
  • Kiểm tra khu vực bị ảnh hưởng: Bác sĩ sẽ sử dụng một miếng gạc để kiểm tra cổ họng, niệu đạo, âm đạo hoặc trực tràng để thu thập vi khuẩn và xem xét trong phòng thí nghiệm.
chữa bệnh lậu
Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán bệnh lậu

Bệnh lậu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh chlamydia (thường đi kèm với bệnh lậu). Xét nghiệm HIV cũng được khuyến nghị cho bất kỳ ai được chẩn đoán mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Phương pháp chữa bệnh lậu hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân, mức độ bệnh lý của từng đối tượng cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc đưa ra phương pháp chữa bệnh lậu phù hợp. Chữa bệnh lậu có thể là dùng thuốc kháng sinh hoặc áp dụng phương pháp dân gian.

Dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh lậu

Thuốc kháng sinh thường được khuyên dùng để chữa bệnh lậu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn lựa trong phác đồ điều trị bệnh lậu bao gồm các loại thuốc kháng sinh:

  • Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
  • Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.
  • Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
  • Ciprofloxacin 500mg uống liều duy nhất.
  • Cefixim 400mg uống liều duy nhất.
  • Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày.
  • Tetracyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
  • Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
  • Azithromycin 500mg, uống 2 viên liều duy nhất.

Lưu ý các thuốc ciprofloxacin, doxycycline, tetracycline không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.

chữa bệnh lậu
Dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh lậu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Trong hầu hết các trường hợp, chữa bệnh lậu sẽ được thực hiện bằng cách tiêm kháng sinh (có thể ở mông hoặc đùi) sau đó là uống 1 viên thuốc kháng sinh. Bạn có thể uống một viên thuốc kháng sinh khác thay vì thuốc tiêm, tùy vào ý muốn.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lậu, những triệu chứng này thường sẽ cải thiện trong vòng vài ngày, mặc dù có thể mất đến 2 tuần để mọi cơn đau ở vùng chậu hoặc đau tinh hoàn (đối với bệnh lậu ở nam giới) biến mất hoàn toàn. Đối với phụ nữ, tình trạng chảy máu giữa các kỳ kinh hoặc kinh nguyệt ra nhiều sẽ cải thiện vào thời điểm kỳ kinh tiếp theo.

Tuy nhiên, Neisseria gonorrhoeae, vi khuẩn gây bệnh lậu, đã phát triển sức đề kháng với gần như tất cả các loại thuốc kháng sinh truyền thống và có khả năng tái nhiễm bất cứ lúc nào.

Một số lưu ý khi chữa bệnh lậu bằng thuốc

  • Bệnh nhân thường được khuyến nghị nên tái khám một hoặc hai tuần sau khi thực hiện các liệu pháp chữa bệnh lậu để xem xét liệu bạn đã hết nhiễm trùng hay chưa.
  • Bệnh lậu rất dễ lây truyền qua quan hệ tình dục. Nếu bạn được chẩn đoán mắc căn bệnh này, bất kỳ ai mà bạn đã quan hệ tình dục gần đây cũng có thể mắc phải. Bạn nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi bạn và bạn tình đã được chữa bệnh lậu và khỏi bệnh hoàn toàn nhằm ngăn ngừa tái nhiễm hoặc truyền bệnh cho bất kỳ ai khác.
  • Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện sau khi điều trị hoặc bạn nghĩ rằng bạn đã bị nhiễm lại, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa hoặc nam khoa để xét nghiệm thêm hoặc kiểm tra các vấn đề khác.

Chữa bệnh lậu bằng bài thuốc dân gian

Đối với trường hợp mắc bệnh lậu ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dân gian để làm giảm triệu chứng. Về bản chất, bài thuốc dân gian sử dụng cây cỏ thiên nhiên nên ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của bài thuốc dân gian trong việc điều trị bệnh lậu vẫn còn chậm, đôi khi một số trường hợp bệnh không có dấu hiệu chuyển biến rõ rệt.

chữa bệnh lậu
Điều trị bệnh lậu bằng bài thuốc dân gian

Một số cây cỏ thuốc nam được sử dụng và bào chế thuốc chữa bệnh lậu như:

  • Rễ cỏ tranh
  • Tinh dầu cây trà
  • Giấm táo
  • Tỏi

Cách chữa bệnh lậu cho trẻ sơ sinh

Những em bé có dấu hiệu nhiễm bệnh lậu khi mới sinh hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn do mẹ bị bệnh lậu thường sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh ngay sau khi được sinh ra. Điều này không gây hại cho em bé mà giúp ngăn ngừa mù lòa và các biến chứng khác của bệnh lậu. Song song với đó, cha mẹ cần theo sát quy trình điều trị được bác sĩ chỉ định.

Biện pháp phòng ngừa bệnh lậu hiệu quả

Bệnh lậu hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa được nếu bạn tuân thủ một số biện pháp sau:

  • Sử dụng bao cao su: Bao cao su hoạt động như một rào cản vật lý và ngăn vi khuẩn lây nhiễm sang bạn, giúp bạn không mắc phải những bệnh lây qua đường tình dục.
  • Yêu cầu bạn tình của bạn đi xét nghiệm: Nếu bạn tình của bạn chưa kiểm tra về nguy cơ mắc bệnh lậu, hãy nói chuyện với họ về việc kiểm tra.
  • Không quan hệ tình dục với người có các triệu chứng của bệnh lậu: Nếu đối tác của bạn nói về cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc bị lở loét ở vùng sinh dục của họ. Hãy tạm dừng hoạt động tình dục cho đến khi họ được kiểm tra các triệu chứng bởi bác sĩ (và bạn cũng nên đi kiểm tra).
chữa bệnh lậu
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bạn không hiểu rõ tình trạng sức khỏe để phòng lây nhiễm bệnh lậu

Đi xét nghiệm bệnh lậu mỗi năm một lần nếu bạn:

  • Quan hệ đồng giới với đàn ông
  • Phụ nữ dưới 25 tuổi có hoạt động tình dục
  • Phụ nữ có bạn tình mới, nhiều bạn tình hoặc bạn tình bị STD (các bệnh lây truyền qua đường tình dục).

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến, có khả năng cao ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và đời sống tình dục. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh hoặc xuất hiệu triệu chứng bất thường ở cơ quan sinh dục, bạn cần chủ động kiểm tra từ sớm và có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ về những thông tin của căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.