Những nguyên tắc để điều trị bệnh lao phổi dứt điểm

Bệnh lao phổi là một trong những chứng bệnh nan y khó chữa thời bấy giờ. Tuy nhiên, đến nay, các bác sĩ đã đề ra các nguyên tắc điều trị bệnh lao phổi dứt điểm. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi ảnh hưởng toàn thân, khiến cho cơ thể bị suy kiệt, trong đó, các triệu chứng thường gặp là:

  • Cảm giác mệt người
  • Sụt cân
  • Chán ăn
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Đổ mồ hôi trộm ban đêm
điều trị bệnh lao phổi
Sụt cân là triệu chứng ban đầu của bệnh lao phổi

Bệnh lao xảy ra ở cơ quan nào thì sẽ có triệu chứng đặc biệt ở cơ quan đó, trong đó bệnh lao phổi là phổ biến nhất. Người bệnh lao phổi sẽ có các triệu chứng đặc trưng như:

  • Ho kéo dài trên 3 tuần
  • Đau ngực
  • Ho đàm, ho ra máu

Đặc biệt người bị nhiễm lao tiềm tàng không có cảm giác bị bệnh, không có triệu chứng, không lây bệnh cho người khác.

Chẩn đoán bệnh lao

Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao tại nơi bị bệnh. Nếu phim chụp x-quang cho thấy nguy cơ bị bệnh lao phổi, bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm đàm. Có 3 phương pháp xét nghiệm đàm:

  • Soi đàm: Bệnh nhân khạc đàm, nhân viên phòng xét nghiệm sẽ nhuộm đàm và soi dưới kính hiển vi. Soi đàm cho kết quả nhanh trong vòng 1 tiếng đồng hồ, kết quả xét nghiệm khẳng định sự hiện diện của vi khuẩn lao trong đàm. Khẳng định có vi khuẩn lao khi tìm thấy 10.000 con/ 1ml đàm.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử (GeneXpert MTB/RIF Assay): được áp dụng để tìm vi khuẩn lao ngay cả khi số lượng vi khuẩn không đủ lớn để được nhìn thấy khi soi đàm.

Đây là vũ khí uy lực nhất trong cuộc chiến chống lao, là thành quả của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Kết quả xét nghiệm vừa dùng để khẳng định bệnh nhân có mắc lao hay không, vừa xác định được loại vi khuẩn lao được tìm thấy có kháng thuốc không và kháng thuốc nào.

  • Cấy đàm làm kháng sinh đồ: Phương pháp này là căn bản nhất để xử trí khi số lượng vi khuẩn trong mấu đàm không đủ để nhìn thấy bởi kỹ thuật soi đàm.
điều trị bệnh lao phổi
Cấy đờm để làm kháng sinh đồ điều trị bệnh lao phổi

Nguyên lý của phương pháp cấy đàm là “nuôi” vi khuẩn lao để chúng nhân lên đến số lượng cần thiết, giúp nhận biết và phân biệt với các vi khuẩn khác có mặt trong mẫu đàm. Kết quả xét nghiệm cấy đờm cũng trả lời 2 câu hỏi: có bị lao không, vi khuẩn kháng thuốc nào.

Từ kết quả cấy đàm hoặc xét nghiệm sinh học phân tử, kháng sinh đồ sẽ được thiết kế chính xác để điều trị lao.

Những khó khăn khi điều trị bệnh lao phổi

Bệnh nhân không tuân thủ lịch khám đánh giá, xét nghiệm định kỳ

Sau 2 tháng điều trị tấn công, quá trình điều trị cần được đánh giá định kỳ, xem đã giải quyết được tình hình chưa, có thể bước sang giai đoạn củng cố chưa.

Việc kiểm tra và đánh giá chất lượng điều trị tấn công, chẳng những có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân, mà còn có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng. Bởi vì kết quả 2 tháng điều trị tấn công có thể xác định người bệnh còn khả năng lây truyền hay không. Nếu sau 2 tháng điều trị tấn công thất bại, vi khuẩn kháng thuốc, rất có thể người bệnh sẽ làm lây lan vi khuẩn kháng thuốc sang người khác.

điều trị bệnh lao phổi
Bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc để điều trị bệnh lao phổi dứt điểm

Đối với việc đảm bảo bệnh nhân uống thuốc “đúng, đều, đủ”, hiện nay, tùy nhu cầu của người bệnh và thân nhân, nhân viên y tế sẽ giúp giám sát chuyện uống thuốc của người bệnh mỗi ngày. Điều này được yêu cầu cho những người đi xuất khẩu lao động, đi du lịch.

Bệnh nhân bị các tác dụng phụ của thuốc kháng lao

Thuốc điều trị bệnh lao phổi có thể gây nổi mẩn ngứa một số vùng da. Nhiều bệnh nhân bị ngứa khắp người, điều này dễ gây nản chí và khiến bệnh nhân tự ngưng dùng thuốc. Nhiều bệnh nhân cũng cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn sau khi uống thuốc kháng lao.

Bệnh nhân ngại xét nghiệm thêm HIV

Nước ta vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được hai dịch bệnh HIV và bệnh lao. Người bị HIV thì dễ mắc bệnh lao hơn, vì thế, khi làm xét nghiệm lao, người bệnh sẽ được yêu cầu xét nghiệm thêm HIV. Người vừa bị lao, vừa bị HIV sẽ được chăm sóc đặc biệt. Vì thế, người bị lao cần làm xét nghiệm thêm xem có bị HIV không.

điều trị bệnh lao phổi
Bệnh nhân ngại xét nghiệm thêm HIV

Vi khuẩn lao kháng thuốc

Nếu chẳng may mang trong người vi khuẩn lao kháng thuốc, việc điều trị sẽ lâu dài và vất vả hơn. Vi khuẩn kháng 2 loại thuốc đồng thời, là vi khuẩn lao đa kháng thuốc cần được điều trị đến 20 tháng.

Việc điều trị vi khuẩn lao kháng thuốc bao gồm vừa uống thuốc vừa chích 6 tháng đầu, duy trì uống thuốc “đúng-đủ-đều” 14 tháng tiếp theo.

Hiện nay, công thức điều trị lao kháng thuốc ngắn ngày (9 tháng) đã được áp dụng. Nhưng công thức này chỉ được áp dụng cho các đối tượng trẻ, không có bệnh gì khác.

Nguyên tắc điều trị bệnh lao phổi dứt điểm: Đều, đúng, đủ

“Đều” nghĩa là uống thuốc đều mỗi ngày. “Đúng” nghĩa là đúng liều, liều được kê theo cân nặng, tuổi tác của bệnh nhân. Nếu uống quá nhiều thuốc thì bệnh nhân sẽ bị ngộ độc, uống không đủ liều sẽ khiến vi khuẩn lờn thuốc. Uống thuốc “Đủ” thời gian và “đều” mỗi ngày là tối quan trọng, cơ bản là việc uống đủ, uống đều cần được thực hiện trong 6 tháng.

Tuy nhiên, việc đảm bảo bệnh nhân uống thuốc “đều, đúng, đủ” trong 6 tháng thì khó kiểm soát được. Nhiều bệnh nhân tự ngưng dùng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Chưa kể, việc điều trị lao kháng thuốc còn vất vả hơn bởi tiêm thuốc song song với uống thuốc mỗi ngày. Số lượng thuốc và các tác dụng phụ mà bệnh nhân phải chịu đựng gây khó chịu không ít.

điều trị bệnh lao phổi
Điều trị bệnh lao phổi bằng thuốc kê đơn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Như vậy, việc tuân thủ điều trị là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công của cả quá trình điều trị bệnh lao phổi. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi đánh giá định kỳ để kiểm soát chất lượng điều trị, phát hiện sớm biến chứng.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm