Lao phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lao phổi (hay còn gọi là bệnh lao) là một bệnh truyền nhiễm, gây nguy hiểm tới phổi của bệnh nhân. Bệnh thuộc chuyên khoa hô hấp hoặc nội tổng hợp. Tỷ lệ điều trị thành công lao phổi nếu được phát hiện sớm là 92%. Vậy lao phổi là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao, hãy cùng Doctor có sẵn theo dõi bài viết dưới đây.

Lao phổi là gì?

Lao phổi là một loại bệnh khi mà phổi bị nhiễm một loại vi khuẩn mang tên Mycobacterium Tuberculosis và lây lan qua đường không khí.

Bệnh lao phổi bắt đầu được lây lan và tăng mạnh từ năm 1985. Nguyên nhân một phần xuất phát từ virus HIV, gây nên bệnh AIDS. Virus HIV này sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó dễ bị nhiễm các loại virus lây lan.

Nhiều chủng vi khuẩn gây nên bệnh lao có thể kháng lại thuốc điều trị. Do đó, bệnh nhân bị lao phổi cần phải tích cực sử dụng nhiều loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong một khoảng thời gian dài để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng và và ngăn ngừa khả năng kháng thuốc của các loại vi khuẩn.

Bệnh lao phổi
Hình ảnh mô phỏng phổi bị tổn thương

Nguyên nhân của bệnh lao phổi

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính gây ra bệnh lao chính là loại virus Mycobacterium Tuberculosis. Virus này lây lan từ người này sang người khác thông qua nước bọt trong không khí. Điều này xảy ra khi một người nào đó bị nhiễm lao phổi nhưng chưa được điều trị có những hành động như ho, khạc nhổ… làm phát tán virus trong không khí.

Thông thường, bệnh nhân sẽ dễ bị nhiễm bệnh từ những người thân quen hoặc từ đồng nghiệp, vì đó là những đối tượng mà bệnh nhân sẽ thường tương tác, hơn là với người lạ.

Bệnh nhân HIV có nguy cơ bị lao phổi cao

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, số ca nhiễm bệnh lao tăng lên một cách đáng kể bởi sự lan rộng của HIV, một loại virus gây nên AIDS làm suy giảm hệ miễn dịch. Điều này sẽ khiến cho cơ thể kiểm soát vi khuẩn lao. Kết quả là, những người bị HIV có nguy cơ cao bị lao phổi do virus được tạo điều kiện để phát triển hơn so với những người không dương tính với HIV.

Tính kháng thuốc của vi khuẩn gây nên bệnh lao

Một yếu tố khác khiến bệnh lao trở thành mối nguy hiểm hàng đầu chính là tính kháng thuốc của các loại vi khuẩn gây bệnh. Kể từ loại thuốc kháng sinh được áp dụng đầu tiên vào khoảng 60 năm trước. Các chủng loại vi khuẩn này đã dần tiến hóa, sản sinh ra tính năng kháng thuốc và truyền lại cho thế hệ sau của chúng.

Tính kháng thuốc xuất hiện khi loại thuốc kháng sinh không thể tiêu dệt triệt để tất cả vi khuẩn. Những vi khuẩn còn sót lại sẽ tự sản sinh cơ chế đề kháng, chống lại loại thuốc được sử dụng. Một số loại thuốc phổ biến được dùng để điều trị lao bị kháng có thể kể đến như: isoniazid và rifampin.

Một số chủng lao cũng đã phát triển để đề kháng với các loại thuốc điều trị khác ít phổ biến hơn như thuốc kháng sinh fluoroquilones, thuốc tiêm amikacin và capreomycin. Những loại thuốc này thường dùng để thay thế cho những loại thuốc bị kháng ban đầu.

Triệu chứng của bệnh lao phổi

Tùy thuộc vào việc người nhiễm khuẩn lao có biểu hiện ra bên ngoài hay không, các bác sĩ chia lao phổi thành 2 loại:

  • Lao tiềm ẩn: Lúc này, mặc dù cơ thể của bệnh nhân nhiễm phải vi khuẩn lao, nhưng không gây bệnh hay bất kì triệu chứng nào. Nếu không cẩn thận thì loại này sẽ diễn biến thành bệnh lao.
  • Bệnh lao: lúc này lao tiềm ẩn đã diễn biến thành bệnh lao và có khả năng lây lan sang cho người khác. Các triệu chứng có thể xuất hiện sau vài tuần hoặc vài tháng.
    • Tình trạng ho kéo dài
    • Ho ra máu
    • Cảm thấy đau ngực khi ho hoặc thở
    • Cảm giác mệt mỏi
    • Sốt
    • Cân nặng giảm sút đột ngột
    • Ớn lạnh
    • Ăn mất ngon

Điều trị lao phổi như thế nào?

Tùy theo từng loại bệnh lao mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.

Điều trị bệnh lao tiềm ẩn

Với bệnh lao tiềm ẩn, do cơ thể của người bệnh còn sức đề kháng tốt, nên việc chữa bệnh lao tiềm ẩn cũng không mấy khó khăn. Một số loại thuốc có thể áp dụng để điều trị theo chỉ định của bác sĩ là:

  • Isoniazid (NIH)
  • Rifampin (RIF)
  • Rifapentine (RPT)

Điều trị bệnh lao đã khởi phát

Đối với bệnh lao đã khởi phát, có thể điều trị bằng sử dụng thuốc một cách kiên trì, lâu dài từ 6-9 tháng. Việc sử dụng thuốc này phải được duy trì đều đặn và tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được phép ngưng thuốc giữa chừng. Bệnh lao phổi là bệnh dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Một số loại thuốc được dùng để điều trị ở giai đoạn này là:

  • Isoniazid (INH),
  • Rifampin (RIF),
  • Ethambutol (EMB),
  • Pyrazinamide (PZA).

Các bác sĩ khám và điều trị bệnh lao phổi

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo

Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh

Kết luận

Lao phổi là một bệnh hết sức nguy hiểm và dễ lây lan không nên xem thường. Bạn có thể đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện liệu cơ thể của mình có bị nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn hay không. Khi cảm thấy bản thân có triệu chứng rõ ràng của bệnh lao, bạn cần tìm đế các bác sĩ gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Mayorclinic.org

Có thể bạn quan tâm