Nhiễm trùng do nấm aspergillus có nguy hiểm không?

Nấm aspergillus là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cơ hội do người bệnh hít phải các bào tử của nấm có trong không khí. Đây là một loại ký sinh trùng dạng thực vật tác công cơ thể khi có những điều kiện thuận lợi do sức miễn dịch suy yếu. Vậy nhưng trùng do nấm aspergillus có nguy hiểm không, hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé!

Điều kiện thuận lợi nhiễm trùng nấm aspergillus

  • Người bị suy giảm miễn dịch: Nếu bạn dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi trải qua phẫu thuật cấy ghép, đặc biệt là cấy tủy xương hay tế bào gốc, cũng như những người mắc một số bệnh ung thư máu sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm phổi do nấm aspergillus xâm nhập nhất. Những bệnh nhân bị nhiễm HIV và trong giai đoạn cuối của AIDS cũng có thể có nguy cơ mắc phải loại nấm này 
  • Số lượng bạch cầu trong máu thấp: gặp ở những người điều trị hóa trị, cấy ghép nội tạng tế bào gốc hoặc bệnh bạch cầu cấp có mật độ tế bào bạch cầu thấp sẽ khiến họ dễ bị nhiễm nấm aspergillus thể xâm nhập.
  • Điều trị bằng thuốc corticosteroid kéo dài: tùy thuộc vào bệnh mạn tính đang được điều trị corticosteroid và những loại thuốc khác cùng đang sử dụng thì việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm aspergillus và các bệnh nhiễm trùng do nấm1 tương tự.

Đường lây truyền của nấm aspergillus 

Một người bị nhiễm trùng do nấm aspergillus có thể là qua 2 con đường sau:

  • Đường hô hấp: Hít phải các bào tử nấm aspergillus có trong không khí hoặc giọt bắn của người đã nhiễm bệnh.
  • Đường lây truyền trực tiếp: Nấm aspergillus tấn công trực tiếp qua niêm mạc da bị tổn thương do bỏng, viêm giác mạc, phẫu thuật mắt, truyền máu, …
nấm aspergillus
Các bào tử nấm aspergillus tồn tại trong không khí có thể lây bệnh

Những thể bệnh trùng nấm aspergillus 

Nấm Aspergillus có xu hướng gây nhiễm vào các khoang trống của cơ thể, ví dụ như các hang được tạo ra bởi bệnh phổi trước đó (giãn phế quản, u phổi, lao) và tồn tại trong xoang hoặc ống tại ngoài (nhiễm nấm tai). Nhiễm trùng nấm aspergillus này thường xâm lấn và phá hủy tại vị trí tổn thương, song đôi khi có thể tiến triển thành nhiễm trùng lan tỏa tiến triển, đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch do sử dụng corticoid hay bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu). 

Aspergillus fumigatus là loại nấm nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm phổi xâm lấn; A. flavus cũng thường gây ra bệnh cảnh xâm lấn ngoài màng phổi, tuy nhiên có thể vì những bệnh nhân này có tình trạng suy giảm miễn dịch sẵn có nặng hơn bệnh nhân nhiễm A. fumigatus.

U nấm phổi: là một tình trạng nhiễm trùng khu trú xảy ra điển hình ở phổi, đôi khi tạo thành một khối u nấm (aspergilloma), đặc trưng là một khối lớn tạo bởi các tế bào sợi nấm, sợi tơ huyết và một số tế bào viêm, tất cả được bao ngoài bởi mô xơ dày. Đôi khi có một số trường hợp xâm lấn mô ngoài phổi đến phạm vị các khoang trong lồng ngực, nhưng thông thường nấm aspergillus chỉ nằm trong khoang mà không có sự xâm lấn ra ngoài trung thất như tim đáng kể.

Nhiễm aspergillus gây viêm xâm lấn mạn tính có thể thường gặp, nhiều nhất ở bệnh nhân dùng corticosteroid trong thời gian dài và bệnh u hạt mạn tính được đặc trưng bởi di truyền khiếm khuyết tế bào đại thực bào. Aspergillus cũng có thể gây viêm nội nhãn hay viêm kết giác mạc sau khi chấn thương hoặc phẫu thuật tại vùng mắt, hoặc hiếm hơn là đi theo đường máu và có thể xâm nhiễm vào nội mạc gây bệnh tại mắt. 

Nhiễm nấm Aspergillus nguyên phát trên bề mặt là không phổ biến nhưng có thể xảy ra ở lớp da bị bỏng; dưới lớp băng vết thương; sau chấn thương giác mạc; hoặc trong xoang, miệng, mũi, hay ống tai khi có tiếp xúc thuận lợi với mầm bệnh. Nhiễm Aspergillus thể phế quản – phổi dị ứng là một phản ứng quá mẫn với chủng nấm A. fumigatus dẫn đến viêm phổi không liên quan đến sự xâm nhập của nấm trong nhu mô phổi.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus 

Các tình trạng bệnh nặng sẽ phụ thuộc vào từng thể nhiễm trùng nấm aspergillus có khả năng để lại các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như sau:

  • Chảy máu nặng ở phổi dẫn tới biến chứng suy hô hấp và mức độ tử vong rất nhanh chóng nên không kịp thời phát hiện và xử trí.
  • Một biến chứng vô cùng nguy hiểm khác do nấm aspergillus là nhiễm trùng nấm toàn thân. Nấm đi vào hệ tuần hoàn tấn công vào cơ thể và có thể gây nhiễm trùng lan sang nhiều cơ quan như tim, thận và não dẫn tới tử vong cấp tính.
nấm aspergillus
Bệnh nhiễm nấm aspergillus gây chảy máu phổi nhiều dẫn đến suy hô hấp tử vong

Phòng ngừa nhiễm nấm aspergillus như thế nào?

  • Tránh xa những nơi trú ngụ thường gặp của nấm mốc như khu vực ô nhiễm không khí, phân đổ, công trường xây dựng, nơi lưu trữ ngũ cốc, đậu hủ….
  • Khi ra ngoài thường xuyên đeo khẩu trang hoặc mặt nạ ngăn bụi, đặc biệt là những người bị suy giảm hệ miễn dịch để hạn chế nguy cơ hít phải nấm aspergillus có trong không khí.
  • Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh nhiễm nấm aspergillus nên được dự phòng bằng thuốc uống như itraconazole hoặc posaconazole. 

Điều trị bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus

Sử dụng thuốc kháng nấm

Bác sĩ sẽ đánh giá thể bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus mà bệnh nhân đang mắc phải và tình trạng bệnh lý mạn tính, cũng như sức khỏe của người bệnh để lựa chọn thuốc kháng nấm phù hợp. Một số loại thuốc kháng nấm aspergillus được dùng hiện nay:

  • Voriconazole: thường được áp dụng đối với trường hợp bị nhiễm trùng nấm vào phổi và có thể xâm lấn.
  • Isavuconazole: dùng đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng phổi xâm lấn, hiệu quả tương tự như Voriconazole nhưng có ít tác dụng phụ hơn cho người bệnh.
  • Amphotericin B: bao gồm cả công thức dạng lipid có thể pha cùng dung dịch để uống.
  • Echinocandins.
nấm aspergillus
Sử dụng thuốc kháng nấm để điều trị nhiễm trùng nấm aspergillus

Phẫu thuật

Có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u nấm aspergillus đối với các trường hợp bệnh nhân bị ho ra máu và có hình ảnh cận lâm sàng điển hình của u hạt nấm. 

Trên thực tế để điều trị dứt điểm bệnh nhiễm trùng nấm aspergillus sẽ khó khăn, cần phải chấm dứt tình trạng sử dụng chất ức chế miễn dịch như ngưng dùng corticosteroid, giải quyết tình trạng giảm bạch cầu trung tính. Nếu tình trạng nhiễm trùng nấm aspergillus dễ bị tái phát sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nên bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tốt nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic