Triệu chứng quai bị: Những dấu hiệu không nên xem thường!

Triệu chứng quai bị là gì, có phải là sốt cao và sưng đau vùng mang tai hay không? Bạn cần phải làm gì nếu mắc các triệu chứng trên? Bài viết dưới đây của Docosan sẽ chỉ ra những triệu chứng quai bị dễ nhận diện để bạn sớm phát hiện, tránh được những hệ lụy xấu do bệnh gây ra.

Tổng quan về bệnh quai bị

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do một loại Paramyxovirus. Biểu hiện thường gặp của bệnh là viêm sưng đau tuyến nước bọt, ngoài ra còn gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tuỵ và một số cơ quan khác. Khoảng hơn 1/3 bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng, diễn tiến lành tính, tự khỏi và có thể tạo miễn dịch lâu dài.

Triệu chứng quai bị
Triệu chứng quai bị, những dấu hiệu không hiểu xem thường!

Nguồn bệnh

Bệnh quai bị là bệnh chỉ xảy ra ở người. Người bệnh quai bị có triệu chứng hoặc không triệu chứng là nguồn lây bệnh duy nhất và đây là nguồn lây bệnh quan trong. Đặc biệt, ở những đối tượng không biểu hiện triệu chứng sẽ âm thâm lây bệnh cho người xung quanh trong quá trình giao tiếp hàng ngày.

Đường lây truyền bệnh

Bệnh lan truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua giọt bắn từ đường hô hấp. Tại đường hô hấp virus quai bị bám vào niêm mạc mũi, miệng, kết mạc, và xâm nhập vào nội tạng qua đường máu.

Miễn dịch

Miễn dịch sau khi mắc khá bền vững. Tỷ lệ tái phát bệnh quai bị rất hiếm gặp.

Nhờ chương trinh tiêm chủng ngày càng được thực hiện tốt hơn nên bệnh quai bị đang giảm dần. Tuy nhiên gần đây tại các nước phát triển vẫn xảy ra những dịch nhỏ rải rác

Triệu chứng quai bị, những dấu hiệu không hiểu xem thường!

Có khoảng 1/3 trường hợp nhiễm quai bị không biểu hiện triệu chứng. Bệnh quai bị có các giai đoạn sau:

Thời kỳ ủ bệnh

Trung bình 16-18 ngày có thể thay đổi từ 2-4 tuần.

Không có biểu hiện triệu chứng, nhưng trong giai đoạn này virút quai bị đã có thể bài tiết ra ngoài qua nước bọt làm lây lan bệnh, đây chính là lý do chủ yếu giải thích dịch quai bị khó dập tắt.

Thời kỳ khởi phát

Kéo dài khoảng 1-2ngày. Xuất hiện đột ngột với các triệu chứng sau:

Sốt nhẹ tới vừa từ 38 tới 39 độ C, không kèm lạnh run. Người mệt mỏi, uể oải, khó chịu kèm nhức đầu, ăn kém đôi khi buồn nôn và nôn.

Triệu chứng đau một bên tai, đau rõ rệt hơn khi nuốt. Đau ban đầu quanh ống tai rồi lan ra xung quanh, nuốt hoặc há miệng làm đau tăng lên. Cuối giai đoạn này, lỗ tuyến mang tai có thể viêm và ấn vùng tuyến mang tai có đau nhẹ.

Triệu chứng quai bị
Triệu chứng quai bị, những dấu hiệu không hiểu xem thường!

Thời kỳ toàn phát

Biểu hiện phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Tuyến mang tai sưng to, đến mức tối đa sau 1-3 ngày. Khi sưng to, tuyến mang tai sẽ lan ra mỏm chũm, lan ra tận cung gò má và lan xuống dưới hàm.

Người bệnh cảm thấy đau nhiều nhất trong giai đoạn này. Da vùng tuyến bị sưng có màu sắc bình thường, không đỏ, sờ ấm hơn da xung quanh, ấn vào gây đau.

Lúc đầu sưng tuyến mang tai một bên trước rồi sẽ lan qua bên đối diện trong vòng 1-2 ngày. Khoảng 10% viêm tuyến mang tai kết hợp tuyến dưới hàm và/hoặc tuyến dưới lưỡi, dẫn đến làm biến dạng mặt: cổ bạnh, cằm xệ xuống, nước bọt quánh và ít dần, đôi khi lưỡi gà sưng to làm khó thở phải mở khí quản cấp cứu.  

Triệu chứng quai bị
Triệu chứng quai bị, những dấu hiệu không hiểu xem thường!

Bệnh nhân vẫn còn sốt 38-39 độ C có khi sốt đến 40 độ C và sốt giảm sau 3-4 ngày sau đó. Bệnh nhân có cảm giác khô miệng, đau tai, khó nhai vì gây đau tăng hơn, nhất là khi ăn hoặc uống các thức ăn có vị chua. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu cứng hàm phản ứng, há miệng khó khăn vì gây đau nơi tuyến mang tai.

Thời kỳ hồi phục

Bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày từ khi khởi phát. Sau khoảng 1 tuần kể từ khi sưng tuyến mang tai: bệnh nhân hết sốt, tuyến mang tai giảm sưng đau, nhỏ dần nhưng không bị teo, hạch sưng kéo dài lâu hơn một chút ,các triệu chứng khác cũng lui dần và khỏi hẳn.

Ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh quai bị

Bệnh quai bị nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh. Đối với nam giới, đây là biến chứng đáng lo nhất vì có thể gây ra teo tinh hoàn và dẫn đến vô sinh.
  • Viêm buồng trứng. Đối với nữ giới bị quai bị có thể gây đau bụng, rong kinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Nhồi máu phổi: Nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
  • Viêm tụy cấp tính.
  • Viêm cơ tim.
  • Viêm não, viêm màng não.

Người lớn mắc bệnh quai bị thường tiến triển nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Mặc dù biến chứng teo tinh hoàn do quai bị khá thấp, chỉ khoảng 0,5%, hay các biến chứng khác cũng không thường gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Biến chứng của bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Điều trị bệnh quai bị

Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh:

  • Khi bạn có dấu hiệu sốt và đau ở vùng mang tai, nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
  • Dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng.
  • Uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải, có thể uống Oresol.
Triệu chứng quai bị
Triệu chứng quai bị, những dấu hiệu không hiểu xem thường!

Phòng bệnh quai bị

Tuyên truyền cho cộng đồng, nâng cao kiến thức người dân biết các dấu hiệu nghi ngờ quai bị và biện pháp phòng bệnh.

Người mắc quai bị phải được cách ly tối thiểu 5 ngày tính từ lúc bắt đầu sưng tuyến mang tai. Tuy nhiên vì bệnh quai bị có thể lây cho người khác 1 tuần (trước khi có triệu chứng sưng tuyến mang tai), nên việc cách ly bệnh nhân khi đã có sưng tuyến mang tai để tránh lây lan có tác dụng rất hạn chế.

Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây bệnh cho người khác.

Tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccine

Cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm vacxin phòng bệnh. Vắc xin quai bị là vắc-xin virút sống giảm độc lực, an toàn, không gây sốt, tạo kháng thể cao, bảo vệ hơn 95% trường hợp tiêm vaccin, miễn dịch kéo dài, có thể tiêm cùng với vắc- xin sởi và Rubella

Vaccine Sởi – Quai bị – Rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi – 7 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi.

Vaccine Sởi – Quai bị – Rubella cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn có lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
Triệu chứng quai bị
Triệu chứng quai bị, những dấu hiệu không hiểu xem thường!

Tóm lại, quai bị là bệnh lý lành tính, tuy nhiên có thể lây lan và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bạn cần hiểu rõ những triệu chứng bệnh quai bị và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, cha mẹ cần tiêm chủng vaacine phòng bệnh cho trẻ, cũng như cách ly khi phát hiện trê mắc quai bị để hạn chế lây lan bệnh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button