Bướu giáp đơn thuần: Tổng quan, chẩn đoán và điều trị

Bệnh bướu giáp đơn thuần đang là tình trạng thường gặp phải của nhiều người hiện nay. Có nhiều người bệnh chủ quan không chú ý đến triệu chứng của bệnh nên dẫn đến chẩn đoán và điều trị không kịp thời. Từ đó có thể có những nguy hiểm nào xảy ra không? Hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé! 

Tổng quan bướu giáp đơn thuần

Bệnh bướu giáp đơn thuần còn được gọi là bướu giáp bình giáp hoặc bướu giáp không độc. Đây được định nghĩa là tình trạng tuyến giáp của người bệnh lớn nhưng không kèm suy giáp hay cường giáp và không có hiện tượng viêm hoặc u tăng sinh. Bệnh này thường gặp ở nữ giới, nguy cơ cao hơn trong giai đoạn dậy thì, mang thai và sau tuổi mãn kinh.

Có ba thể loại của bướu giáp đơn thuần, bao gồm: Thể lan tỏa, thể nhiều nốt, thể một nốt (thể một nhân). Thể nhiều nốt thường gặp ở người cao tuổi hơn thể lan tỏa, triệu chứng không rõ ràng và đa số không cần điều trị, tuy nhiên cũng cần sinh thiết xét nghiệm tế bào học để loại trừ ung thư. 

Bướu giáp đơn thuần

Thể một nốt của bướu giáp thường lành tính, ngoài ra cũng có khoảng 5% là ung thư biểu mô tuyến giáp, cần sinh thiết để làm xác định chẩn đoán. Đối với thể một nốt lành tính thì người bệnh chỉ cần tái khám định kỳ và thường không đáp ứng giảm thể tích với điều trị thuốc thyroxine.

Nguyên nhân bướu giáp đơn thuần 

Do thiếu iod tuyệt đối là nguyên nhân chính của bướu giáp dịch tễ, bệnh thường do nước uống trong vùng bị thiếu iod. Một số ít nơi trên thế giới không thiếu iod và ngay cả vùng thừa iod vẫn có thể bị bướu giáp dịch tễ. Ngoài ra cần nhớ rằng không phải tất cả người sống ở vùng thiếu iod đều bị bướu giáp đơn thuần. 

Điều này cho thấy ngoài yếu tố môi trường tác động sinh bệnh thì còn có nhiều tính chất di truyền trong bệnh sinh của bướu giáp và có thể tác dụng tương tác lẫn nhau.

Bướu giáp đơn thuần

Tác dụng của các chất kích thích làm phì đại tuyến giáp như một số loại thực phẩm (quả su) chứa những chất làm tăng kích thước tuyến giáp. Ngoài ra còn một số chất như thiocyanat, acid para-aminosalicylic, muối lithium, cobalt, thuốc kháng giáp tổng hợp có thể là nguyên nhân gây ra bướu giáp đơn thuần.

Chẩn đoán bướu giáp đơn thuần

Bệnh cảnh của bướu giáp đơn thuần thường biểu hiệu kín đáo, không có triệu chứng rõ ràng. Bướu giáp gây cổ to có thể do người bệnh hoặc người xung quanh phát hiện, hoặc bác sĩ chẩn đoán khi khám sức khỏe tổng quát.

Khi người bệnh được khám sẽ thấy tuyến giáp to lớn ở giữa cổ, ranh giới rõ, không dính vào da, bướu giáp dạng lan tỏa hoặc dạng nốt, di động theo nhịp nuốt, sờ nắn không đau. Bướu giáp đơn thuần thường là khối có mật độ mềm nếu phì đại nhu mô lan tỏa, cũng có khi mật độ chắc thấy trong bướu giáp thể một hoặc nhiều nhân.

Bác sĩ khám lâm sàng sẽ kết hợp nhìn và sờ nắn, có thể đứng phía trước người bệnh, nhìn tuyến giáp rồi dùng hai ngón tay cái để khám tuyến giáp. Khi sờ cần xác định rõ ranh giới, kích thước, mật độ của bướu, cùng lúc cho người bệnh nuốt và quan sát để đánh giá bướu có di động theo nhịp nuốt hay không. 

Bướu giáp đơn thuần

Bướu giáp phát triển càng lớn có thể gây các biểu hiện chèn ép cơ quan và tổ chức mô xung quanh như:

  • Chèn ép khí quản gây khó thở và ngủ ngáy.
  • Chèn ép dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn, nói hai giọng hay nói đớt.
  • Chèn ép tĩnh mạch chủ trên gây phù kiểu áo khoác ở mặt, cổ, lồng ngực, hai tay kèm tăng tuần hoàn bàng hệ vùng ngực.
  • Có thể dùng thước dây đo vòng cổ của người bệnh, đặt thước ngang qua nơi tuyến giáp lớn nhất và đo để giúp theo dõi diễn biến qua điều trị.

Xét nghiệm bướu giáp đơn thuần

Đối với bệnh nhân bướu giáp đơn thuần phát hiện muộn, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước, mức độ mở rộng của bướu dưới xương ức và tầm soát có các dấu hiệu của hội chứng cường giáp như nhịp tim nhanh, loạn nhịp bất thường, run giật cơ. 

Các bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần thì có chức năng cường giáp hoặc suy giáp, tương ứng với điều kiện chẩn đoán xác định bệnh. Xét nghiệm hỗ trợ giúp ích cho khẳng định chẩn đoán là đo nồng độ hormone trong máu gồm TSH và T4 tự do.

Bướu giáp đơn thuần

Siêu âm tuyến giáp là một xét nghiệm quan trọng và phổ biến để chẩn đoán bướu giáp đơn thuần. Đây cũng được xem là một công cụ đắc lực để đánh giá gián tiếp được kích thước bướu cũng như mức độ vôi hóa và đặc tính của nhân tuyến giáp một cách hoàn chỉnh. 

Phương pháp siêu âm khá an toàn mà còn hỗ trợ chủ yếu cho kỹ thuật sinh thiết tế bào (FNA). Dựa vào kỹ thuật sinh thiết này mà các nhân tuyến giáp sẽ được đánh giá khẳng định là bướu giáp lành tính hay ác tính. 

Chẩn đoán phân biệt với bướu giáp đơn nhân

Bệnh Basedow

Đối với bệnh Basedow trong tình trạng nhiễm độc giáp không nặng và thiếu biểu hiện triệu chứng thương tổn mắt, thường khó phân biệt với bướu giáp đơn thuần. Lúc đó bạn cần xét nghiệm để định lượng kháng thể đặc hiệu của bệnh basedow để phân biệt.

Bướu giáp đơn thuần

Bệnh Hashimoto

Nhiều người có bướu cổ lớn cũng khó để chẩn đoán phân biệt với bệnh Hashimoto, dù đặc điểm của bệnh này là khi sờ thường thấy tuyến giáp có mật độ chắc hơn và bờ không đều. Vậy nên bạn nên cần làm xét nghiệm kháng thể đặc hiệu, nếu có nồng độ cao trong máu thì hướng về bệnh cảnh tự miễn của Hashimoto.

Điều trị bướu giáp đơn thuần

Bướu giáp đơn thuần thường là phát triển các nhân giáp tiến triển chậm nên những người mắc bệnh chỉ cần theo dõi sức khỏe bản thân và xét nghiệm định kỳ. Bệnh chỉ cần điều trị nếu có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư trên lâm sàng như nhân giáp to trong thời gian nhanh, bướu quá to gây nên các biểu hiện chèn ép: khàn giọng, khó nuốt, khó thở. 

Bướu giáp đơn thuần

Liệu pháp iod phóng xạ có thể là một lựa chọn điều trị cho bướu giáp đơn thuần phát hiện muộn và thường dành cho những bệnh nhân có chống chỉ định thực hiện phẫu thuật được. 

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp được chỉ định kết quả sinh thiết nhân bướu giáp đơn thuần này đã hóa thành ác tính, thường kèm với triệu chứng bướu lớn nhanh về kích thước gây chèn ép các cơ quan xung quanh vùng cổ.


Bài viết trên đây đã giới thiệu tổng quan về bệnh bướu giáp đơn thuần nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ các triệu chứng và xét nghiệm chẩn bệnh. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề nghi ngờ bệnh thì hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh nhé!

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline.