Bệnh u mỡ dưới da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

U mỡ dưới da là khối u lành tính nhưng không phải ai cũng biết rõ về nó. Nhiều người mắc phải u mỡ dưới da thường lo lắng quá mức về nguy cơ ung thư hoặc quá chủ quan không theo dõi đúng cách, để u phát triển với kích thước lớn chèn ép vào các dây thần kinh, gây ảnh hưởng đến các mạch máu lớn và là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh khác. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như xử lý đúng cách u mỡ dưới da.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ Trần Diễm Hương

U mỡ dưới da là gì?

U mỡ dưới da (còn gọi là mụn mỡ dưới da hay bướu mỡ dưới da) là các khối u lành tính thường gặp nhất ở người trưởng thành. Bản chất đây là chất béo tích tụ dần dần dưới da, có hình tròn, kích thước to nhỏ khác nhau, có khối u nhỏ bằng hạt đỗ nhưng cũng có khối u to như quả quýt. U mỡ thường gặp nhất là u mỡ ở cổ, u mỡ ở lưng, u mỡ ở vai, u mỡ ở tayu mỡ ở đùi. Ngoài ra, u mỡ dưới da cũng có thể phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như ruột, gan…

Bất cứ ai cũng có thể bị u mỡ, một người có thể có một hoặc nhiều khối u. Mụn mỡ dưới da là khối u lành tính, không gây cảm giác đau nhức khó chịu và thường mang tính di truyền. Để xác định được u mỡ là lành tính hay ác tính, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Mụn mỡ dưới da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Mụn mỡ dưới da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Nguyên nhân gây ra bệnh u mỡ dưới da

Nguyên nhân gây ra bệnh đến nay vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có một số yếu tố có thể góp phần vào quá trình hình thành u mỡ dưới da, bao gồm:

  • Tính di truyền: Bệnh u mỡ dưới da có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Nếu trong gia đình có ai mắc bệnh này, khả năng bạn mắc bệnh u mỡ dưới da sẽ cao hơn người khác.
  • Tuổi tác: Bệnh u mỡ dưới da thường xuất hiện ở người trưởng thành, đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên. Tuổi tác có thể là một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành bệnh u mỡ dưới da.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh u mỡ dưới da cao hơn so với nam giới, đặc biệt là ở nhóm đối tượng phụ nữ trung niên.
  • Rối loạn chuyển hóa: Một số rối loạn chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh u mỡ dưới da.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh u mỡ dưới da

  • Độ tuổi: những người từ 40 đến 60 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Các bệnh lý đi kèm như hội chứng Cowden, hội chứng Gardner có nhiều mối liên quan đến u mỡ dưới da.
  • Tiền sử gia đình có người trong gia đình mắc u mỡ dưới da.

Nhìn chung, u mỡ dưới da có thể xuất hiện cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu khảo sát, bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của u mỡ dưới da

Thông thường người bệnh sẽ không phát hiện ra mình bị u mỡ, trừ khi nó ở vị trí dễ cảm nhận được bằng cách sờ hoặc ấn vào, hoặc khi khối u gây đau và lớn lên bất thường. Dưới đây là một số đặc điểm mà bạn có thể dựa vào đó để nhận biết mình có đang bị bệnh u xơ mỡ dưới da hay không :

  • Các khối u này có thể hơi nhão hoặc dai như cao su, có thể mềm hoặc cứng và có thể bị dịch chuyển sang những khu vực xung quanh dễ dàng. Bạn có thể nhìn thấy bằng mắt và thậm chí sờ nắn được bởi chúng nổi cộm lên bề mặt da, trường hợp khối u quá nhỏ hoặc khối u nằm bên trong cơ thể thì khả năng phát hiện sớm để xử lý là không thể.
  • U mỡ dưới da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và có thể có kích thước từ nhỏ đến lớn. Kích thước khối u rất đa dạng nhưng hiếm khi lớn hơn 8cm. Các khối u thường không phát triển to hơn hoặc nếu có thì phát triển rất chậm. Bạn có thể đồng thời có nhiều hơn một u mỡ dưới da.
  • Thông thường, u mỡ dưới da lành tính thường vô hại, không gây đau hay khó chịu. Tuy nhiên chúng có thể gây đau đớn nếu chúng đè lên dây thần kinh hoặc nếu chúng có nhiều mạch máu bên trong. Một vài trường hợp u mỡ xuất hiện trong ổ bụng sẽ làm cho các cơ quan nội tạng bị chèn ép, dẫn đến chức năng của các cơ quan đó bị rối loạn nên cần phải có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Không gây biến đổi màu da: U mỡ dưới da không thay đổi màu sắc của vùng da đó. Chúng thường có cùng màu da hoặc sắc da tương tự như các vùng da xung quanh.

U mỡ dưới da có nguy hiểm không?

“U mỡ dưới da có nguy hiểm không?” là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực tế, như đã nói ở trên, u mỡ dưới da không phải là một vấn đề nguy hiểm nếu nó ở mức độ bình thường và không gây ra vấn đề về sức khỏe. Mỡ dưới da là một phần tự nhiên của cơ thể và nó có vai trò trong việc bảo vệ các mô và điều chỉnh thân nhiệt, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ vitamin.

Để chắc chắn đó là u mỡ lành tính, bạn cần đến gặp bác sĩ để đảm bảo rằng chỗ u không phải là một dạng u nang, áp xe hoặc ung thư mô mỡ. Thông thường, ung thư mô mỡ phát triển nhanh, không dễ dịch chuyển dưới da và có thể gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy một khối u hoặc sưng ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ.

Nếu bạn thấy các dấu hiệu cảnh báo như:

  • Kích cỡ của khối u tăng đáng kể trong vòng 12 tháng
  • Khối u làm bạn đau đớn.
  • Khó thở, khó nuốt khi khối u lấn sâu vào hầu họng,…
  • Rối loạn tiêu hóa khi khối u hình thành trong ổ bụng.

Hãy liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vậy u mỡ ở những vị trí như u mỡ trên da đầu có nguy hiểm không?

U mỡ trên da đầu cũng như các vị trí khác, đa phần đều là u mỡ lành tính. Tuy nhiên, một lượng mỡ dưới da quá lớn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch. Bệnh nhâncần theo dõi các dấu hiệu cảnh báo trên cũng như đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Xem thêm:

Chẩn đoán u mỡ như thế nào?

Thông thường, các bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ dựa vào các triệu chứng mà bạn đang có và khám tổng quát nhìn sờ khối u.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn đang gặp phải, bao gồm kích thước và vị trí của u mỡ, liệu bạn có đau hay không, và có các triệu chứng khác như sưng, đỏ, hoặc nổi mụn xung quanh khu vực u mỡ hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi thêm về tiền sử mắc căn bệnh này của gia đình bạn và các thông tin bệnh lý nền hiện có của người bệnh nhằm định hướng biện pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.

Bên cạnh việc khám tổng quát thì phương pháp sinh thiết là một biện pháp được sử dụng rất phổ biến để chẩn đoán chính xác nhất tính chất của khối u. Sinh thiết được biết đến là một thủ thuật lấy ra một mô nhỏ ở khối u để xét nghiệm qua kính hiển vi.

Tuy nhiên, với một số trường hợp u mỡ ở trong các cơ quan nội tạng thì sẽ khó phát hiện vị trí cũng như tính chất của nó. Lúc này, siêu âm u mỡ dưới da là lựa chọn phù hợp.

Siêu âm u mỡ dưới da là một kỹ thuật không xâm lấn, thông qua sóng siêu âm giúp chẩn đoán được bệnh nhân có đang bị u mỡ hay không, đồng thời xác định được vị trí, kích thước cũng như tình trạng mô xung quanh của khối u.

Siêu âm u mỡ dưới da có ưu điểm là không độc hại, có thể thực hiện nhiều lần, không gây tốn kém nhiều chi phí mà lại dễ dàng phát hiện được tổn thương. Sau khi siêu âm u mỡ dưới da, tùy từng trường hợp và tình trạng, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có điều trị hay không.

U mỡ dưới da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
U mỡ dưới da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Điều trị u mỡ dưới da

Với những khối u mỡ vô hại, lành tính, bác sĩ sẽ khuyên cần đến điều trị mà chỉ cần theo dõi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u nếu nhận thấy chúng thuộc những trường hợp sau:

  • Khối u phát triển nhanh, kích thước tăng (trong một vài trường hợp kích thước của khối u có thể tăng gấp đôi sau 12 tháng).
  • Khối u gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Về bản chất, u mỡ là lành tính nếu đó không phải một dạng u nang, áp xe hoặc ung thư mô mỡ.

Một số phương pháp điều trị u mỡ dưới da thường được chỉ định bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ u mỡ dưới da: Phẫu thuật cắt bỏ u mỡ ở da là can thiệp nhỏ, đơn giản, thường chỉ cần gây tê tại chỗ.  Kỹ thuật này chỉ áp đối với những u mỡ có đường kính dưới 3cm, những u mỡ ở sâu dưới da hoặc có lẫn nhiều thành phần xơ. Phương pháp này giúp u ít tái phát lại, nhưng để lại sẹo cho cơ thể.
    • Ưu điểm của phương pháp này là rất ít khi bị tái phát lại.
    • Nhược điểm là sẽ để lại sẹo trên cơ thể người bệnh.
  • Tiêm Steroid: Đây cũng là phương pháp dùng để xử lý và điều trị u mỡ ở da được nhiều người lựa chọn.
    • Ưu điểm: phương pháp này không gây đau đớn
    • Nhược điểm: tiêm Steroid lại không thể làm cho u mỡ dưới da mất đi hoàn toàn, dễ tái phát.
  • Hút mỡ: Phương pháp này sử dụng máy hút mỡ để loại bỏ mỡ thừa từ dưới da. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được hút mỡ tại những khu vực dễ tiếp cận có u mỡ to dưới da. Hút mỡ làm thay đổi đường viền của cơ thể. Kết quả này được duy trì trọn đời nếu cân nặng của bạn được giữ ổn định. Sau khi hút mỡ, da tự điều chỉnh theo đường viền mới. Nếu da bạn có độ đàn hồi tốt, vùng da sau khi điều trị sẽ mịn màng. Nếu da của bạn mỏng và đàn hồi kém, có thể có hiện tượng lỏng lẻo, sa trễ sau điều trị.
  • Laser lipolysis: Sử dụng công nghệ laser để tan chảy mỡ dưới da. Quá trình này thường ít đau đớn và thời gian hồi phục cũng nhanh hơn so với phương pháp hút mỡ truyền thống.
  • Điều trị bằng sóng siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ mỡ dưới da. Quá trình này không xâm lấn và thường không gây đau.

Bệnh thường không tái phát sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cũng không cần kiêng cử bất kỳ loại thức ăn gì nhưng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng mổ để tránh bị nhiễm trùng vết thương. Sau phẫu thuật, nếu bạn thấy đỏ hoặc sưng ở vùng phẫu thuật hãy đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ u mỡ còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng không mong muốn như: Chảy máu sau mổ, tụ máu sau mổ, tụ dịch,…Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn. Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc hoặc tự ý bỏ thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. 

U mỡ dưới da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
U mỡ dưới da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Để phòng ngừa bệnh u mỡ dưới da, bạn cần có một lối sống lành mạnh bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế rượu bia và các chất kích thích, tăng cương tập thể dục, không nên để cơ thể bị thừa cân, béo phì. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra sự xuất hiện của những khối u trên cơ thể và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh.

Tóm lại, u mỡ dưới da có thể là bệnh lành tính nhưng cũng có thể là bệnh ác tính. Khi mắc phải, người bệnh cần đến khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, ban cần theo dõi các khối u có tăng kích thước hoặc sưng nóng đỏ đau hay không.


Xem thêm: Bướu mỡ ở chân

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

  • Kolb L, Yarrarapu SNS, Ameer MA, et al. Lipoma. [Updated 2022 Sep 26]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK507906/
  • Kristeen Moore. Lipoma (Skin Lumps). Healthline. Feb 17, 2023 (Accessed on June 4th 2023)