Ung thư đại tràng giai đoạn 3: Dấu hiệu và cách điều trị

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 xảy ra khi tế bào ung thư lan đến hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn này được điều trị bởi các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Hãy cùng Docosan tìm hiểu một số thông tin về giai đoạn ung thư đại tràng này trong bài viết dưới đây nhé!

Ung thư đại tràng là bệnh gì?

Ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn chính, được phân loại dựa trên cấu trúc của đại tràng và mực độ lây lan của các tế bào ung thư từ đại tràng tới các bộ phận xung quanh. Giai đoạn ung thư càng muộn thì tiên lượng sống càng thấp đi.

Ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường tiến triển chậm hơn, có tiên lượng sống và khỏi bệnh tốt hơn. Các yếu tố này phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, có sự chênh lệch đối với người bị ung thư giai đoạn 1, tỉ lệ sống thêm 5 năm là 90%, giai đoạn 2 là 80-83%, giai đoạn 3 là 50-70% và giai đoạn 4 thì thấp hơn 20%.

Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính hay gặp nhất của đường tiêu hóa, tùy vào các khu vực khác nhau trên thế giới và giới tính nam nữ mà ung thư đại tràng sẽ có vị thứ khác trong các ca mắc mới cũng như tỉ lệ tử vong.

Theo ước tính ung thư trực tràng chiếm khoảng 30% số ca bệnh ung thư mỗi năm. Năm 2013, số ca ung thư trực tràng mới mắc ở Hoa Kỳ là hơn 40.000 ca, ở châu Âu 100.000 ca. Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân ung thư trực tràng rơi vào khoảng hơn 20.000 ca, hàng năm có thêm khoảng 8.000 ca mới mắc.

Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 3

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 được chia làm 3 giai đoạn bao gồm giai đoạn IIIA, IIIB, IIIC. Tùy vào giai đoạn, tình trạng bệnh, độ tuổi, thể trạng bệnh nhân… mà tiên lượng bệnh trong từng giai đoạn sẽ có sự khác nhau. Trong giai đoạn 3, các tế bào ung thư bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết lân cận.

Giai đoạn IIIA

Ung thư lây lan qua lớp trong cùng của thành ruột, lan đến lớp mô dưới niêm và có thể lây lan đến lớp cơ của đại tràng. Trong ung thư đại tràng giai đoạn 3 này, các tế bào ung thư đã di căn đến nhiều nhất là 6 hạch bạch huyết xung quanh hoặc hình thành ở trong các mô gần các hạch bạch huyết lân cận. Tiên lượng sống sau 5 năm ở giai đoạn này là khoảng dưới 80%.

Giai đoạn IIIB

Khối u đã di căn qua lớp cơ đến lớp thanh mạc hoặc qua lớp thanh mạc nhưng chưa xâm lấn vào các cơ quan gần đó, đồng thời di căn đến nhiều hạch bạch huyết vùng hoặc đã lan đến các mô gần hạch bạch huyết nhưng chưa có hiện tượng di căn xa (cơ quan xa). Trong giai đoạn IIIB ung thư đã lan đến các lớp cơ và thanh thanh mạc của thành ruột, phát triển qua lớp niêm mạc đến lớp dưới niêm hoặc lớp cơ.

Giai đoạn IIIC

Giai đoạn IIIC là mức độ nghiêm trọng nhất trong 3 giai đoạn của ung thư đại tràng giai đoạn 3. Ung thư phát triển qua lớp thanh mạc ruột nhưng chưa lan sang các cơ quan gần đó, đồng thời lây lan sang nhiều hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn xa. Ung thư phát triển vào lớp thanh mạc, phát triển qua lớp niêm mạc xâm lấn hoặc dính trực tiếp vào các cơ quan kề cận.

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 điều trị thế nào?

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 3 gồm các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Việc lựa chọn phác đồ điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: tổng trạng bệnh nhân, vị trí khối u, giai đoạn bệnh và các yếu tố nguy cơ kèm theo. Hiện nay, với sự tiến bộ nhanh chóng của các phương pháp điều trị, tiên lượng bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3 được cải thiện đáng kể.

Phẫu thuật là phương pháp chính yếu trong điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 3. Tuy nhiên tỉ lệ tái phát cao nếu chỉ đơn trị bằng phẫu thuật. Do đó tùy vào từng trường hợp bác sĩ điều trị sẽ kết hợp với các phương pháp điều trị khác như xạ trị, hóa trị. Các phương pháp phẫu thuật hiện đại được sử dụng ngày nay gồm mổ nội soi, khâu máy, khâu nối đại tràng – ống hậu môn, …

Về phương pháp xạ trị ung thư đại tràng giai đoạn 3, phương pháp này có vai trò quan trọng hỗ trợ trước và sau khi mổ để giảm nguy cơ tái phát. Do đó, sau khi phẫu thuật khối ung thư đại tràng giai đoạn 3, cần xạ trị thường là vùng bụng – chậu, giúp tăng nhạy cảm tế bào ung thư với tia xạ, tiêu diệt tế bào di căn còn sót sau phẫu thuật.

Một số thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy hóa trị kết hợp với xạ trị sau mổ làm giảm nguy cơ tái phát, giảm tỉ lệ di căn và giúp kéo cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3. Tuy nhiên nó cũng đi kèm tác dụng phụ là giảm khả năng tưới máu, ảnh hưởng lên ruột non.

Hóa trị – xạ trị kết hợp trước mổ giúp giảm kích thước khối u trực tràng, tăng tỉ lệ phẫu thuật triệt để khối u và bảo tồn cơ thắt trực tràng. Ưu điểm là ít tác dụng phụ trên ruột non. Biện pháp này cũng giảm tỉ lệ tái phát, giảm độc tính và giúp bảo tồn cơ thắt hậu môn tốt hơn. Thời gian xạ trị cần được tiến hành khoảng 1 tuần trước khi phẫu thuật. Cũng có các nghiên cứu chỉ ra rằng trước mổ chỉ nên đơn trị bằng tia xạ để hạn chế độc chất.

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 là một bệnh lý ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm. Người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, lựa chọn phác đồ phù hợp cho từng giai đoạn. Việc xạ trị trước mổ và hóa – xạ kết hợp sau mổ có thể được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân. Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính yếu.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo
Call Now Button