Phương pháp xét nghiệm acid uric và chẩn đoán bệnh Gout

Xét nghiệm acid uric là một trong những sẽ nghiệm quan trong giúp bạn chẩn đoán một số bệnh trong cơ thể, đặc biệt là bệnh Gout. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về ý nghĩa và cách thực hiện xét nghiệm này. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ gửi đến bạn thông tin về xét nghiệm acid uric.

Acid uric là gì?

Acid uric là sản phẩm thoái hóa nhân purin của các acid nucleic. Các nguồn chính tạo acid uric trong cơ thể bao gồm:

  • Các thức ăn, đồ uống giàu nhân purin như phủ tạng động vật, hải sản, cá, thịt, bia, rượu vang (nguồn gốc ngoại sinh)
  • Các tế bào trong cơ thể khi già hóa, nhân purin của nó bị phá hủy và tạo thành acid uric, được gọi là nguồn acid uric nội sinh.

Acid uric khi lắng đọng trong các khớp có thể gây nên bệnh gout, là một bệnh do rối loạn chuyển hóa, là tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể urat, đặc trưng bởi sự sưng đau các khớp dữ dội. Nếu acid uric lắng đọng ở thận có thể gây sỏi thận, lắng đọng ở tim sẽ gây bệnh tim mạch,…

Xét nghiệm acid uric
Phương pháp xét nghiệm acid uric và chẩn đoán bệnh Gout

Xét nghiệm acid uric để làm gì?

Xét nghiệm axit uric được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric trong cơ thể như trong nhiều rối loạn chức năng thận và rối loạn chuyển hóa, bao gồm suy thận, gout, bệnh bạch cầu, vảy nến, thiếu ăn hay các tình trạng suy kiệt khác, và ở bệnh nhân dùng các thuốc độc tế bào.

Mục đích xét nghiệm

  • Chẩn đoán tăng acid uric máu, hỗ trợ chẩn đoán bệnh Gout.
  • Theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị hóa trị hoặc xạ trị.
  • Đánh giá chức năng thận, kiểm tra các nguyên nhân gây sỏi thận.

Ý nghĩa của nồng độ acid uric có trong máu

Đối với người bình thường lượng acid uric ở hai giới như sau:

  • Đối với nam giới: 210 – 420 umol/L.
  • Đối với nữ giới: 150 – 350 umol/L.
Xét nghiệm acid uric
Phương pháp xét nghiệm acid uric và chẩn đoán bệnh Gout

Xét nghiệm acid uric máu được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm acid uric trong máu thường được thực hiện vào buổi sáng, bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu ít nhất là 4 giờ đồng hồ, có thể uống nước lọc. Mẫu máu sẽ được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông, ly tâm trước khi thực hiện phân tích. Thời gian xét nghiệm mất khoảng 1 giờ.

Xét nghiệm acid uric
Phương pháp xét nghiệm acid uric và chẩn đoán bệnh Gout

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy acid uric máu cao hơn so với giá trị thông thường, cơ thể bệnh nhân có thể đang sản xuất nhiều acid uric hoặc khả năng đào thải acid uric qua đường tiểu đang bị giảm. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu thường gặp là:

  • Có bất thường về enzym chuyển hóa, dễ bị rối loạn phóng thích acid uric qua đường tiểu.
  • Người bệnh gout, gây các đợt viêm khớp cấp tính.
  • Chế độ ăn có quá nhiều chất đạm, hải sản, uống nhiều rượu bia.
  • Người mắc các bệnh lý ung thư như đa u tủy xương, ung thư di căn,…và/hoặc đang điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị.
  • Sử dụng các thuốc gây giảm đào thải acid uric qua đường nước tiểu (aspirin, thuốc lợi tiểu..)
  • Người bệnh tiểu đường, thiểu năng tuyến cận giáp hoặc tuyến giáp
  • Người bệnh bị suy thận, chức năng thận suy giảm sẽ làm giảm khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Người bệnh có nhiễm toan lactic, suy tim ứ huyết
  • Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật, hội chứng HELLP)

Tuy nhiên, Acid uric trong máu có thể giảm trong một số trường hợp như sau:

  • Hội chứng Fanconi: là một bệnh lý rối loạn chức năng ống thận hiếm gặp, khả năng tái hấp thu các chất như glucose, acid uric, kali,… giảm làm nồng độ các chất này giảm trong máu.
  • Bệnh Wilson là một bệnh lý di truyền gây tích tụ đồng dư thừa trong cơ thể.
  • Hội chứng SIADH ( hội chứng tiết hormone bài niệu không thích hợp)
  • Chế độ ăn nghèo các thực phẩm chứa nhân purin, bệnh nhân nghiện rượu hoặc mắc các bệnh lý gan, thận.
  • Sử dụng các thuốc gây tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu (allopurinol, cortison, salicylad, acid ascorbic..)

Kết quả xét nghiệm acid uric sẽ giúp ích trong chẩn đoán, theo dõi điều trị cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống. Khi phát hiện bệnh nhân có tình trạng tăng acid uric, cần hướng dẫn bệnh nhân uống nhiều nước, giảm ăn các thực phẩm giàu purin, tránh sử dụng bia rượu để dự phòng nguy cơ mắc các bệnh do tăng acid uric hoặc nặng hơn các bệnh hiện có.

Xét nghiệm acid uric và chẩn đoán bệnh Gout

Gout là một rối loạn chuyển hoá liên quan đến sự lắng đọng của các tinh thể urat tại các mô xương, khớp do tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu (do cơ địa di truyền) và giảm đào thải acid uric qua thận. Hiện tại bệnh chưa có vaccine phòng ngừa, tuy nhiên đây là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc. Khi được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời sẽ có tỉ lệ khỏi bệnh rất cao.

Ở giai đoạn đầu, bệnh gout gần như không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết. Hầu hết bệnh nhân gout chỉ phát hiện bệnh khi bước vào giai đoạn mạn tính với các cơn đau khớp thường xuyên, hoặc xuất hiện u cục (hạt tophi) ở khớp xương và các tổ chức lân cận. Chỉ số acid uric máu là yếu tố quyết định trong việc chẩn đoán bệnh gout.

Khi nồng độ acid uric máu dưới ngưỡng bình thường sẽ không gây hiện tượng lắng đọng tinh thể urat. Ngược lại, khi nồng độ acid uric vượt quá ngưỡng bình thường dễ đến việc tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể urat ở một số tổ chức và cơ quan, đặc biệt là ở khớp gây ra bệnh gout.

Xét nghiệm acid uric
Phương pháp xét nghiệm acid uric và chẩn đoán bệnh Gout

Tóm lại, xét nghiệm acid uric là một trong những xét nghiệm quan trọng. Khi được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm này, bạn đừng quá lo lắng vì nó vô cùng an toàn và hiệu quả để chẩn đoán bệnh, đặc biệt là xét nghiệm Gout.

Xem thêm: Thực đơn cho người bệnh gout

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button