Tổng quan về xét nghiệm GGT

Xét nghiệm GGT (Gamma Glutamyl transferase) là một trong những xét nghiệm đánh giá chức năng gan quan trọng (cùng với SGPT và SGOT). GGT tăng cao có thể là một dấu hiệu của bệnh lý gan hoặc tổn thương hệ thống ống dẫn mật. Để hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này, mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu nội dung dưới đây.

Xét nghiệm Gamma Glutamyl transferase (GGT) là gì?

Xét nghiệm GGT giúp đo lượng GGT trong máu. GGT là một enzym được tìm thấy khắp cơ thể, nhưng phần lớn tập trung ở gan. Khi gan bị tổn thương, GGT có thể bị rò rỉ vào trong máu. Nồng độ của GGT trong máu cao có thể là dấu hiệu của bệnh gan hoặc tổn thương các ống dẫn mật.

Xét nghiệm GGT không thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh gan. Vì vậy, xét nghiệm này thường được thực hiện cùng lúc hoặc sau các xét nghiệm chức năng gan khác, thường là xét nghiệm phosphatase kiềm (alkaline phosphatase – ALP)- một loại men gan khác. ALP giúp chẩn đoán các rối loạn về xương cũng như bệnh lý gan.

xét nghiệm ggt
Xét nghiệm Gamma Glutamyl transferase (GGT) là gì?

Xét nghiệm GGT để làm gì?

Xét nghiệm GGT giúp chẩn đoán một số tình trạng sau:

  • Bệnh lý gan
  • Phân biệt tổn thương gan do bệnh gan hoặc rối loạn xương
  • Kiểm tra sự tắc nghẽn trong đường mật
  • Tầm soát hoặc theo dõi bệnh lý gan do rượu
xét nghiệm ggt
Xét nghiệm GGT giúp chẩn đoán một số tình trạng tổn thương gan

Khi nào bạn nên xét nghiệm GGT?

Bạn cần xét nghiệm GGT nếu có các triệu chứng gợi ý tình trạng tổn thương gan, bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Yếu ớt.
  • Vàng da.
  • Ăn không ngon, chán ăn.
  • Đau bụng hoặc chướng bụng.
  • Buồn nôn và nôn.

Bạn cũng có thể cần thực hiện xét nghiệm này nếu có kết quả bất thường trong xét nghiệm ALP và / hoặc các xét nghiệm chức năng gan khác.

Thực hiện xét nghiệm GGT như thế nào?

Bạn không cần phải chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bạn bằng kim tiêm. Máu sẽ được thu thập vào ống nghiệm chuyên dụng. Bạn có thể cảm thấy hơi châm chích tại vị trí tiêm. Quá trình này thường mất không quá năm phút. Bạn có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại nơi kim tiêm đâm vào sau khi lấy mẫu, nhưng tình trạng này sẽ biến mất nhanh chóng.

xét nghiệm ggt
Thực hiện xét nghiệm GGT như thế nào?

Kết quả xét nghiệm GGT

Nếu kết quả xét nghiệm GGT của bạn cao hơn mức bình thường, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương gan do các nguyên nhân sau :

  • Viêm gan.
  • Xơ gan.
  • Rối loạn do sử dụng rượu.
  • Viêm tụy.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Suy tim sung huyết.
  • Tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc có thể gây tổn thương gan.

Kết quả xét nghiệm không thể cho biết bạn đang mắc phải bệnh lý nào, nhưng có thể cho biết mức độ tổn thương gan của bạn. Thông thường, chỉ số GGT càng cao thì mức độ tổn thương của gan càng lớn.

xét nghiệm ggt
Kết quả xét nghiệm GGT

Nếu kết quả xét nghiệm GGT của bạn thấp hơn hoặc nằm trong giá trị bình thường, điều này có nghĩa là bạn có nhiều khả năng không mắc bệnh gan.

Kết quả xét nghiệm GGT cũng có thể được so sánh với kết quả của xét nghiệm ALP :

  • ALP cao và GGT cao có nghĩa là bạn có vấn đề về gan chứ không phải xương.
  • ALP cao và GGT thấp hoặc bình thường có nghĩa là bạn có nhiều khả năng có bệnh lý ở xương.

Ngoài xét nghiệm ALP, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm xét nghiệm chức năng gan khác, chẳng hạn như:

  • Alanine aminotransferase (ALT).
  • Aspartate aminotransferase (AST).
  • Lactic dehydrogenase (LDH).

Phòng khám tư vấn và thực hiện xét nghiệm GGT

  • Nam giới Men’s Health, Quận 10, TP.HCM.
  • Golden Healthcare, Tân Bình, TP.HCM.
  • Trung tâm chẩn đoán và xét nghiệm y khoa Điag, Quận 10 TP.HCM.
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế TIMEC, Bình Tân, TP.HCM.

GGT là một trong những xét nghiệm chức năng gan quan trọng. Bạn đọc nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi thực hiện.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: GGT test – medlineplus.gov