Xét nghiệm dị ứng là gì? Mục đích và các hạng mục phổ biến

Xét nghiệm dị ứng được chỉ định khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý về sự hiện diện dị ứng với một hoặc nhiều chất. Các dấu hiệu dị ứng có thể là phát ban da, viêm da, hắt hơi, đau bụng, khó thở, buồn nôn, ngứa tại vùng da phát ban,… Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về vấn đề này.

Xét nghiệm dị ứng là gì?

Xét nghiệm dị ứng là xét nghiệm được bác sĩ chỉ định khi người bệnh có biểu hiện dị ứng với một hoặc nhiều chất. Các dấu hiệu đó có thể là phát ban da, ngứa ngay tại vùng da phát ban, viêm da, nổi chàm, hắt hơi, buồn nôn, đau bụng, khó thở,… Phương pháp này cũng có thể được thực hiện nhằm kiểm tra xem bản thân có đang bị dị ứng với thực phẩm hay thành phần hoạt chất nào có trong thuốc hay không.

xét nghiệm dị ứng
Mục đích của xét nghiệm dị ứng là xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng

Mục đích của xét nghiệm dị ứng là xác định chính xác các loại dị nguyên gây ra tình trạng dị ứng. Từ đó có phương pháp điều trị và biện pháp phòng tránh phù hợp, đồng thời hạn chế tình trạng phản ứng mạnh gây sốc phản vệ.

Vì sao cần xét nghiệm dị ứng?

Ghi nhận tài liệu báo cáo ở Việt Nam, có khoảng 20% dân số nước ta mắc bệnh dị ứng. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở đối tượng dưới 20 tuổi, và nhiều nhất là độ tuổi từ 8 – 11. Từ số liệu này có thể thấy, dị ứng được xếp vào danh sách các bệnh lý phổ biến hiện nay.

Bệnh dị ứng có thể gây nên các tổn thương tổ chức và làm rối loạn chức năng của một số cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể gặp các vật thể lạ có thể có những phản ứng xảy ra nhằm bảo vệ cơ thể. Trường hợp phản ứng xảy ra quá mức gây nên những bất thường trong cơ thể gọi là phản ứng dị ứng. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

xét nghiệm dị ứng
Phát ban da là triệu chứng điển hình của dị ứng

Một số trường hợp dị ứng thường gặp nhau:

  • Dị ứng thực phẩm: Đây là trường hợp bị dị ứng mà trẻ nhỏ đến người lớn đều có khả năng gặp phải. Điển hình nhất là dị ứng hải sản, sữa, …
  • Viêm da dị ứng: Là tình trạng dị ứng phản ứng trên da với biểu hiện ngứa ngáy, đỏ da, bong da,…
  • Viêm mũi dị ứng: Là tình trạng dị ứng có biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng viêm kết mạc.
  • Các dị ứng khác: Một số trường hợp dị ứng khác như dị ứng côn trùng cắn, dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc, dị ứng mùi hương,…

Vì thế, xét nghiệm dị ứng được khuyến cáo thực hiện ở mọi đối tượng nhằm giúp xác định được chất gây dị ứng. Khám và tầm soát nguyên nhân gây dị ứng là biện pháp giúp phát hiện nhanh để điều trị và có kế hoạch kiểm soát, phòng tránh phù hợp.

Các loại xét nghiệm chẩn đoán dị ứng phổ biến hiện nay

Xét nghiệm dị ứng giúp đo lường phản ứng của cơ thể đối với một số tác nhân gây dị ứng cụ thể. Một số loại xét nghiệm chẩn đoán dị ứng phổ biến hiện nay:

Test lẩy da

Test lẩy da là thủ thuật xét nghiệm đưa một loại dị ứng nguyên nghi ngờ vào lớp thượng bì. Mục đích của thủ thuật này là xác định tình trạng quá mẫn cảm với dị nguyên đó. Đặc biệt là tác nhân gây dị ứng bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc,…

xét nghiệm dị ứng
Test lẩy da là thủ thuật xét nghiệm dị ứng điển hình

Xét nghiệm dị ứng – Test áp da

Test áp da là xét nghiệm đặt một loạt dị ứng nguyên trên bề mặt da trong khoảng thời gian cố định (ít nhất 48 giờ đồng hồ) để xác định tình trạng quá mẫn cảm với dị nguyên đó. Hiểu một cách đơn giản, test áp bì là thủ thuật xét nghiệm dị ứng bằng một tấm dán nhằm xác định cơ thể đang bị ứng.

Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc atopic dermatitis cần thực hiện test áp da.

Test khẳng định

Thủ thuật được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp vào cơ thể. Mục đích của xét nghiệm dị ứng này là để loại trừ nguyên nhân gây dị ứng thuốc không rõ ràng, loại trừ các loại thuốc hoặc xác định tình trạng dị ứng thuốc.

Xét nghiệm dị ứng thông qua máu tìm kháng thể IgE

Kháng thể IgE có thể tăng lên ở đối tượng dị ứng và có khả năng đo từ mẫu máu. Trường hợp mức IgE cao được tìm thấy ở đối tượng bị nhiễm ký sinh trùng, viêm da cơ địa và một số bệnh lý hiếm gặp.

Tuy nhiên, mức kháng thể IgE cao không chứng minh được triệu chứng là do dị ứng và mức IgE toàn phần bình thường không loại trừ dị ứng. Do đó, việc đo nồng độ IgE ít được khuyến nghị thực hiện.

xét nghiệm dị ứng
Xét nghiệm dị ứng thông qua máu tìm kháng thể IgE

Cần lưu ý những gì khi làm xét nghiệm dị ứng?

Nhằm đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm dị ứng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu nhịn ăn ít nhất 6 tiếng đồng hồ để đảm bảo không làm sai lệch kết quả. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng nước lọc bình thường để tránh tình trạng mất nước.
  • Ưu tiên lựa chọn làm xét nghiệm vào buổi sáng sớm. Vì đây là thời điểm cơ thể ở trong trạng thái “sạch” cũng như thỏa mãn điều kiện nhịn ăn.
  • Thẳng thắn cung cấp cho bác sĩ một số thông tin liên quan đến đời sống thời ngày, tiền sử bệnh lý gia đình.
  • Một số loại thuốc bạn đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm dị ứng. Do đó, bạn cần tạm ngưng sử dụng trước khi làm xét nghiệm, đặc biệt là các loại thuốc sau:
    • Thuốc kháng histamin kê đơn và không kê đơn
    • Thuốc điều trị chứng ợ nóng (Pepcid)
    • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (Elavil)
    • Corticosteroid toàn thân
    • Benzodiazepine (Valium, Ativan,…)
xét nghiệm dị ứng
Tạm ngưng việc sử dụng thuốc trước khi làm xét nghiệm dị ứng

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến xét nghiệm dị ứng. Nếu có nhu cầu chẩn đoán bản thân đang dị ứng với thực phẩm hay thành phần hoạt chất nào có trong thuốc, bạn cũng có thể tìm đến một số phòng khám uy tín để tiến hành thực hiện. Đồng thời, trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về vấn đề này để biết thêm thông tin chi tiết.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.