Xét nghiệm PCR phát hiện COVID-19 tại Hà Nội

Xét nghiệm PCR từ mẫu dịch phết ở mũi họng hoặc dịch đường hô hấp dưới được cho là loại xét nghiệm chính xác và đáng tin cậy nhất để chẩn đoán bệnh nhân nhiễm COVID-19. Trước tình hình dịch bệnh diễn tiến vô cùng phức tạp hiện nay, việc xét nghiệm vô cùng cần thiết để bảo vệ bản thân bạn và những người xung quanh.

Xét nghiệm PCR là gì?

Xét nghiệm PCR (Polemerase Chain Reaction, phản ứng chuỗi polymerase) là kỹ thuật sinh học phân tử nhằm tạo ra một lượng lớn bản sao chuỗi DNA mục tiêu trong ống nghiệm.

Xét nghiệm giúp phát hiện sự hiện diện của vật chất di truyền của tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như virus Sar-Cov-2.

Xét nghiệm PCR phát hiện COVID-19 là gì?

Xét nghiệm PCR đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19 được sử dụng để chẩn đoán tình trạng nhiễm virus SARS-CoV-2. Cho tới nay đây là xét nghiệm chính xác và đáng tin cậy nhất.

xet nghiem pcr
Xét nghiệm PCR là xét nghiệm chính xác và đáng tin cậy nhất giúp phát hiện COVID-19

Ai nên xét nghiệm COVID-19

Các trường hợp sau được khuyến khích nhanh chóng làm xét nghiệm PCR :

  • Có các triệu chứng nhiễm COVID-19.
  • Tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong phạm vi 2m và trong vòng 15 phút trở lên.
  • Những người đi qua vùng dịch hoặc trở về từ vùng dịch
  • Bệnh nhân COVID-19 trong quá trình điều trị
  • Theo chỉ định của bác sĩ/cán bộ điều tra dịch tễ/cơ quan y tế.

Thực hiện xét nghiệm PCR phát hiện COVID-19

Có 3 bước chính để thực hiện xét nghiệm PCR phát hiện COVID-19:

  • Thu thập mẫu: Việc thu thập mẫu được thực hiện bằng cách sử dụng que lấy mẫu để lấy mẫu dịch đường hô hấp trên hoặc dưới. Sau khi thu thập, que lấy mẫu được niêm phong trong một ống và gửi đến phòng xét nghiệm.
  • Chiết tách: Kỹ thuật viên lấy vật chất di truyền từ que lấy mẫu (bao gồm vật chất di truyền từ bất kỳ loại virus nào xuất hiện).
  • PCR: Ở bước này, kỹ thuật viên sử dụng các hóa chất đặc biệt và máy chuyên dụng để tạo ra các chu kỳ nhiệt, sau đó sẽ thu được hàng triệu bản sao của một phần nhỏ vật chất di truyền virus SAR-CoV-2. Số lượng các bản sao này được gắn các phân tử phát tín hiệu để có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên gel điện di dưới ánh đèn UV.

Kết quả xét nghiệm PCR phát hiện COVID-19

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là bạn đã nhiễm COVID-19. Hãy thông báo tới các trung tâm y tế và tự cách ly bản thân khỏi những người khác trước khi có hướng dẫn từ các cơ quan y tế.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, bạn có thể không có COVID-19 tại thời điểm lấy mẫu làm xét nghiệm; hoặc cũng có thể bạn đã nhiễm SARS-CoV-2 nhưng số lượng virus trong cơ thể bạn chưa đủ để phát hiện. Hãy tiếp tục tự cách ly để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm COVID-19.

Xét nghiệm PCR bao lâu có kết quả?

Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sớm nhất là 24 giờ sau khi lấy mẫu, đôi khi có thể mất vài ngày, tùy thuộc vào thời gian mẫu được mang đến phòng thí nghiệm và số lượng mẫu cần xét nghiệm.

So sánh xét nghiệm PCR với các xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 khác

Có 2 loại xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng nhiễm COVID-19 là xét nghiệm nhanh và PCR.

  • Xét nghiệm PCR: Phát hiện vật chất di truyền của virus hoặc một phần vật chất di truyền của virus khi bị phân hủy. Đây là loại xét nghiệm chính xác nhất để phát hiện COVID-19.
  • Xét nghiệm nhanh: Xét nghiệm này giúp phát hiện các protein trên bề mặt của virus (được gọi là kháng nguyên). Loại xét nghiệm này cho kết quả dương tính sau vài ngày kể từ khi bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.

Xét nghiệm PRC ở đâu Hà Nội

  • Bệnh viện Đa khoa An Việt, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Phòng khám Đa khoa Medelab, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đa Khoa Hồng Hà, Đống Đa, Hà Nội.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bạn đọc nên tham khảo cách bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh. Xét nghiệm PCR cho COVID-19 là một phương pháp giúp bạn tránh lây nhiễm và được hỗ trợ y tế nếu bị nhiễm bệnh kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.