Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Áp xe vú là bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng, chẩn đoán và điều trị là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Áp xe vú là căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở phụ nữ, nhất là sau khi sinh đẻ và đang cho con bú. Đây là bệnh lý tuyến vú nguy hiểm khi không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về bệnh này trong bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân của bệnh Áp xe vú

Tắc tia sữa bởi bất kỳ nguyên nhân nào kèm sự xâm nhập của vi khuẩn vào ống dẫn sữa chính là căn nguyên chủ yếu của tình trạng bệnh áp xe vú hay còn gọi là áp xe ngực. 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

  • Cho con bú không đúng cách, không đúng kỹ thuật 
  • Bé bú kém, không đủ cữ hay động tác mút không đủ mạnh 
  • Mẹ vệ sinh vùng bầu vú không sạch
  • Mặc áo ngực quá chặt gây chèn ép đầu núm vú 
  • Tắc ống dẫn sữa vô căn: xảy ra khoảng 10 đến 30% phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.
Áp xe vú
Bé bú không đúng tư thế, bú bỏ cữ có thể tác động gây tắc tia sữa

Vi khuẩn xâm nhập ống dẫn sữa gây Áp xe vú

  • Staphylococcus aureus: Tụ cầu vàng 
  • Streptococcus : nhóm liên cầu khuẩn Gram dương 
  • Escherichia coli (E.coli): vi khuẩn đường ruột
  • Bacteroides: nhóm vi khuẩn Gram âm, kỵ khí, hình que
  • Corynebacterium: nhóm trực khuẩn trong đó có thể gây bệnh Bạch hầu
  • Pseudomonas aeruginosa: trực khuẩn mủ xanh
  • Proteus mirabilis: vi khuẩn Gram âm đường ruột kỵ khí

Trong đó, Tụ cầu vàng và nhóm các Liên cầu khuẩn là tác nhân chính gây bệnh, chiếm hơn 90% các trường hợp Áp xe vú.

Dấu hiệu áp xe vú nào cần phải đến gặp bác sĩ?

Người phụ nữ bị áp xe vú giai đoạn đầu có viêm nhiễm

  • Cảm giác sưng, căng tức, nóng rát và đau bầu ngực 
  • Giảm dần lượng sữa cho bé bú hàng ngày 
  • Da núm vú hay toàn bộ bầu vú bị ửng đỏ 
  • Có thể có mủ trắng chảy ra từ đầu núm vú.

Bị áp xe vú biểu hiện sẽ rầm rộ khó chịu

  • Sờ thấy một khối cứng chắc gây đau dữ dội trên vú
  • Sữa tiết ra có lẫn mủ hay mùi hôi tanh làm bé không bú được 
  • Vùng da vú phía trên áp xe đổi màu bầm đỏ, nóng rát và rất nhạy cảm
  • Đôi khi thấy đầu núm vú bị tụt hay thụt vào trong  
  • Biểu hiện toàn thân nặng như: sốt cao, lạnh run, mệt mỏi, ăn uống kém … 
Áp xe vú
Các biểu hiện nặng của bệnh sẽ khiến phụ nữ đi tìm gặp bác sĩ chuyên khoa

Các biến chứng nguy hiểm khi bị áp xe vú

  • Loét hoại tử vùng da phía trên ổ áp xe vú 
  • Viêm nhiễm hệ thống hạch bạch huyết
  • Nhiễm trùng huyết: lơ mơ, hôn mê, mất nhận thức …
  • Núm vú bị tụt trầm trọng không thể phục hồi 
  • Ảnh hưởng đến con: không có nguồn sữa từ mẹ, có thể bú nhầm sữa có lẫn mủ gây phá hủy hệ tiêu hóa yếu ớt của bé … 

Chẩn đoán bệnh Áp xe vú như thế nào?

Hiện nay, việc xác định bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng xảy ra ở những người phụ nữ đi khám kết hợp với kỹ năng thăm khám của bác sĩ và các xét nghiệm đặc hiệu tại mô tuyến vú. 

Dấu hiệu thường gặp

  • Hội chứng đáp ứng Viêm toàn thân: sốt cao, nhịp thở nhanh, số lượng tế bào bạch cầu trong máu tăng cao …
  • Khám phụ khoa sờ được khối cứng chắc nằm trong mô tuyến vú kèm tính chất sưng – nóng – đỏ – đau của một ổ hay nang chứa dịch.
  • Siêu âm tuyến vú hay chụp Nhũ ảnh: phát hiện nhiều nang chứa dịch khu trú có bao bọc bên ngoài
  • Xét nghiệm máu: bạch cầu trung tính và CRP tăng cao, nếu nặng có thể ảnh hưởng chức năng gan – thận 
  • Chọc hút ổ áp xe lấy mủ làm nuôi cấy vi sinh học và kháng sinh đồ để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn kháng sinh phù hợp.
Áp xe vú
Siêu âm tuyến vú giúp xác định bệnh và mức độ nặng của áp xe vú

Tuy nhiên, tại mô tuyến vú hiện diện nhiều bệnh lý đa dạng từ lành tính đến ác tính. Bệnh áp xe vú cần được chẩn đoán phân biệt với một tổn thương ác tính gây đe dọa tính mạng là Ung hóa tuyến vú dạng nang hay bọc.

Điều trị Áp xe vú ra sao?

Nội khoa đơn thuần

  • Thuốc kháng viêm – giảm đau 
  • Thuốc kháng sinh phù hợp chủng vi khuẩn  
  • Thuốc phục hồi mô 

Tiểu phẫu

Khi bệnh cảnh áp xe vú nặng, các ổ áp xe to chứa nhiều mủ thì cần phải rạch da để dẫn lưu dịch trong áp xe trước khi điều trị nội khoa.

Áp xe vú
Áp xe vú kích thuóc to chứa nhiều mủ cần phải rạch da để dẫn lưu

Lưu ý khi điều trị

  • Không cho con bú bên có áp xe vú 
  • Giữ gìn vệ sinh cả hai bầu vú thật tốt 
  • Chế độ nghỉ ngơi khoa học hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng 
  • Mát xa, chăm sóc nhẹ nhàng vú thường xuyên 
  • Uống thuốc đúng và đủ theo toa của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Áp xe vú là một bệnh không nghiêm trọng nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Tuy nhiên nếu bệnh cảnh tiến triển nhanh và không được chữa trị hợp lý có thể đem lại nhiều hậu quả nặng nề, là cơ sở của Ung thư hóa tuyến vú dẫn đến phải đoạn nhũ. 


Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Áp xe vú là bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng, chẩn đoán và điều trị tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.