Bạn có biết: Bệnh Gout có chữa được không, điều trị ra sao?

Bệnh gout có chữa được không là một nghi vấn cực kì phổ biến ở người trưởng thành hiện nay, đặc biệt là những người sau 40 tuổi. Vậy những nguyên nhân nào gây ra bệnh Gout? Bệnh gút có chữa khỏi được không? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân thường gặp của bệnh Gout

Bệnh Gout có chữa được không
Nguyên nhân thường gặp của bệnh Gout

Bệnh Gout có bản chất là những trục trặc về vật liệu di truyền (gen), tới bây giờ các chuyên gia đã tìm được 5 gen có liên quan đến sự hình thành bệnh gout. Bệnh Gout thường ra chủ yếu ở nam giới hơn phái nữ, vì những gen trục trặc hiện diện chủ yếu ở nam.

Mặt khác, những người có thể trạng thừa cân, béo phì, hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu cũng có nguy cơ bị gout cao hơn người bình thường.

Khi bị bệnh Gout, các phản ứng sinh hóa trong cơ thể diễn ra bất thường làm tăng tổng hợp acid uric hoặc không bài tiết tối ưu qua hệ tiết niệu, dẫn đến sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Khi acid uric trong máu bị ứ đọng, chúng sẽ liên kết với nhau và tạo nên những khối tinh thể urat và lắng đọng chủ yếu ở màng hoạt dịch bao khớp, gây hiện tượng viêm làm đau khớp bệnh nhân.

Có một sự nhầm lẫn giữa bệnh Gout và hội chứng tăng acid uric, mặc dù chúng liên quan chặt chẽ nhưng thực chất lại là hai vấn đề khác biệt. Acid uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa chất purin trong cơ thể. Người có thói quen ăn nhiều đạm, hải sản và nội tạng động vật, hoặc uống nhiều rượu, bia sẽ vừa là gia tăng lượng purin trong cơ thể, vừa tạo ra rất nhiều gốc tự do ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.

Triệu chứng của bệnh gout

Bệnh Gout có chữa được không
Triệu chứng của bệnh gout

Trong bệnh Gout, sự lắng đọng acid uric không chỉ ở khớp mà còn xảy ra ở các cơ quan khác như thận, cấu trúc mô dưới da gây ra tình trạng sỏi thận và các hạt tophi. Các khối tinh thể urat tích tụ ở khớp xương, gây ra hiện tượng viêm, sưng tấy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nhức khớp, triệu chứng chủ yếu ở người bệnh Gout.

Bệnh Gout được chia thành hai loại: cấp và mạn tính:

  • Gout cấp tính: biểu hiện bởi các cơn đau khớp rất dữ dội, cảm giác rát bỏng, xảy ra chủ yếu về đêm hay gần sáng, đặc biệt là sau các bữa ăn giàu đạm hoặc sử dụng rượu, bia. Hiện tượng viêm xảy ra rõ rệt ở các khớp (sưng, đỏ, nóng, đau). Những khớp bị đau trong bệnh Gout cấp thường gặp là khớp ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối và đặc biệt ở khớp ngón chân cái (nữ khác với nam, thường đau chủ yếu ở các khớp ngón tay). Xét nghiệm máu trong bệnh Gout cấp có ghi nhận tình trạng gia tăng cao acid uric.
  • Gout mạn tính: cũng bị viêm đau khớp xương nhưng tình trạng đau không thường xuyên mà tái phát nhiều lần. Mỗi khi cơn đau tái phát đôi khi sẽ tự thuyên giảm mà không cần phải điều trị, vì thế mà ở người cao tuổi mắc bệnh gout mạn tính thường dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn với những bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh thoái hóa khớp vì triệu chứng của chúng khá tương tự nhau.

Biến chứng của bệnh Gout

Bệnh Gout có chữa được không
Biến chứng của bệnh Gout

Biến chứng của bệnh gout thực sự là nỗi lo lắng của người bệnh, vì khi cơn đau khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn, bên cạnh đó trong việc ăn uống còn phải kiêng khem nhiều loại thức ăn. Cơ chế xảy ra biến chứng của bệnh Gout bao gồm các yếu tố dưới đây:

  • Các hạt tophi trong những khớp bị viêm có bản chất là tinh thể urat, chúng có thể gây biến dạng khớp, hạn chế từ từ biên độ vận động của khớp, khiến cho việc đi lại của người bệnh trở nên khó khăn, cuối cùng gây ra tàn phế. Nếu những hạt tophi này vỡ ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây nhiễm trùng khớp, thậm chí đưa đến nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
  • Sự lắng đọng muối urat ở thận trong bệnh Gout mạn tính có thể gây ra sỏi thận, cũng như các tình trạng thận ứ nước, ứ mủ đưa đến biến chứng suy thận. Ngoài ra, sự lắng đọng muối urat ở tổ chức mô dưới da hình thành nên các khối u, cục vừa gây đau và vừa làm mất thẩm mỹ.
  • Cuối cùng, không kém phần quan trọng đó là việc dùng thuốc điều trị bệnh Gout, nhất là loại allopurinol hay tác dụng phụ của những loại thuốc kháng viêm không steroid hoặc corticoid cũng làm tổn thương đến chức năng gan, thận…

Bệnh gout có chữa được không?

Gout là bệnh lý đặc trưng bởi rối loạn chuyển hóa của cơ thể nên rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bác sĩ sẽ giúp cải thiện các triệu chứng cũng như giúp điều hòa sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể người bệnh:

  • Các đợt gout cấp thường được kiểm soát tốt nhờ các loại thuốc Tây giúp hỗ trọ giảm đau và kháng viêm nhanh, hiệu quả. Các loại thuốc ổn định acid uric trong máu cũng đem lại hiểu quả rõ rệt. Tuy nhiên, chúng chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh Gout chứ không thể giải quyết tận gốc căn nguyên của bệnh.
  • Ở giai đoạn sau, bên cạnh việc điều trị triệu chứng thì người bệnh cũng cần được theo dõi và ổn định chức năng gan thận cũng như điều trị các rối loạn chuyển hóa đi kèm.

Bệnh gout có chữa được không? – như đã nêu thì tùy thuộc vào mỗi tình trạng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị bệnh Gout phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Sử dụng thuốc giảm đau trong đợt Gout cấp

  • Colchicine có hiệu quả trong vòng 12 đến 24h đầu tiên của cơn gút cấp. Thuốc không được dùng cho bệnh nhân suy thận, suy gan nặng hoặc phụ nữ mang thai.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, Etoricoxib và Naproxen… Tuy nhiên nên thận trọng khi sử dụng ở những người cao tuổi mắc viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh thận
  • Corticosteroid: Thường chỉ được dùng khi những thuốc vừa nêu không hiệu quả hoặc chống chỉ định trên bệnh nhân. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng corticoid và dùng trong thời gian ngắn ngày vì thuốc có rất nhiều tác dụng phụ.

Hạ acid uric máu

Bệnh Gout có chữa được không
Thuốc hạ acid uric máu
  • Allopurinol: thuốc có thể gây tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa, phát ban ngứa trên da.
  • Probenecid: tăng đào thải acid uric qua hệ tiết niệu. Thuốc được dùng nếu bệnh nhân không dung nạp với allopurinol.
  • Uricozyme: chuyển acid uric thành dạng hòa tan – allantoine.

Bên cạnh những thuốc trên, bác sỹ cũng có thể đề nghị bổ sung một số thực phẩm chức năng tốt cho khớp như: acid hyaluronic, glucosamin, …

Kết luận

Tóm lại, nghi vấn “bệnh Gout có chữa được không” đã phần nào được giải thích qua bài viết vừa rồi. Điều quan trọng nhất vẫn là thay đối lối sống sao cho thật lành mạnh và khoa học, cũng như việc sớm gặp bác sĩ nếu nghi ngờ mình có những triệu chứng của bệnh Gout để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bạn nhé!

Xem thêm: Thực đơn cho người bệnh gout

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Contact Me on Zalo
Call Now Button