Bong gân cổ chân là một chấn thương do sự kéo căng hoặc rách các dải mô cứng (dây chằng) giúp giữ xương mắt cá chân của lại với nhau. Dây chằng giúp khớp ổn định, ngăn ngừa vận động quá sức, dây chằng bị ép vượt quá phạm vi chuyển động bình thường gây ra bong gân chân. Bài viết sau đây của Docosan sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bong gân cổ chân.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân bong gân cổ chân
Bong gân cổ chân xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng của mắt cá chân bị kéo căng, rách một phần hoặc rách hoàn toàn. Nguyên nhân gây bong gân cổ chân có thể bao gồm:
- Té ngã khiến mắt cá chân bị trẹo.
- Tiếp đất bằng chân không vững sau khi nhảy.
- Đi bộ hoặc tập thể dục trên bề mặt không bằng phẳng.
- Người khác bước hoặc ngã lên chân bạn trong hoạt động thể thao.
Các yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị bong gân cổ chân:
- Tham gia thể thao. Bong gân cổ chân là một chấn thương thể thao phổ biến, đặc biệt là trong các môn thể thao đòi hỏi phải thực hiện các động tác như nhảy, lăn v.v.
- Bề mặt không bằng phẳng. Đi bộ hoặc chạy trên bề mặt không bằng phẳng có thể làm tăng nguy cơ bong gân chân.
- Chấn thương cổ chân trước đó. Khi bạn bị bong gân cổ chân hoặc bị một loại chấn thương chân khác trước đó, bạn dễ bị bong gân một lần nữa.
- Thể trạng kém. Sức mạnh hoặc sự linh hoạt của cổ chân kém có thể làm tăng nguy cơ bị bong gân khi tham gia các môn thể thao.
- Giày không phù hợp. Giày không vừa hoặc không thích hợp khiến cổ chân dễ bị chấn thương hơn.
Triệu chứng bong gân cổ chân
Các dấu hiệu và triệu chứng của bong gân cổ chân có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, nhưng thường bao gồm:
- Đau, đặc biệt là khi bạn chịu sức nặng trên bàn chân bị ảnh hưởng.
- Cảm giác mềm khi chạm vào cổ chân.
- Sưng tấy.
- Bầm tím.
- Phạm vi chuyển động bị hạn chế.
- Có âm thanh khác thường vào lúc bạn bị chấn thương.
Điều trị bong gân cổ chân
Cách chữa bong gân cổ chân tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, tập trung vào giảm đau và sưng, thúc đẩy quá trình chữa lành dây chằng và phục hồi chức năng của chân. Đối với chấn thương nặng, bạn cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa chấn thương cơ xương khớp, chẳng hạn như bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình hoặc bác sĩ chuyên về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
Điều trị tại nhà
Áp dụng phương pháp R.I.C.E (Rest – Ice – Compression – Elevation) để tự chăm sóc chân bị bong gân tại nhà trong 2-3 ngày đầu tiên:
- Nghỉ ngơi (Rest). Tránh các hoạt động có thể gây đau, sưng hoặc khó chịu đến khu vực chấn thương.
- Nước đá (Ice). Chườm đá hoặc tắm nước đá ngay lập tức trong 15 đến 20 phút và lặp lại sau mỗi hai đến ba giờ. Nếu bạn bị bệnh mạch máu, tiểu đường hoặc giảm cảm giác, hãy liên hệ với bác sĩ trước khi chườm đá.
- Băng (Compression). Để giúp hết sưng, hãy băng ép cổ chân bằng băng đàn hồi cho đến khi hết sưng. Tuy nhiên đừng quấn quá chặt, làm cản trở lưu thông. Bắt đầu quấn từ phần xa trái tim của bạn nhất.
- Độ cao (Elevation). Để giảm sưng, hãy kê cổ chân của bạn cao hơn tim, đặc biệt là vào ban đêm. Trọng lực giúp cổ chân giảm sưng tấy bằng cách hút bớt chất lỏng dư thừa.
Thuốc men
Trong hầu hết các trường hợp, thuốc giảm đau không kê đơn – chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB, v.v.) hoặc naproxen sodium (Aleve, v.v.), acetaminophen (Tylenol, v.v.) có thể kiểm soát cơn đau do bong gân mắt cổ chân.
Dụng cụ hỗ trợ
Nếu bạn cảm thấy đau khi di chuyển, bạn có thể phải dùng nạng cho đến khi cơn đau giảm bớt. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bong gân, bác sĩ có thể đề nghị băng thun, băng thể thao hoặc nẹp hỗ trợ mắt cá chân. Trong trường hợp bong gân nặng, bạn có thể cần bó bột hoặc đi ủng để cố định cổ chân trong khi gân lành lại.
Trị liệu
Sau khi chân bớt sưng và đau, bạn có thể thực hiện một số bài tập để phục hồi phạm vi chuyển động, sức mạnh, sự linh hoạt và ổn định của cổ chân. Các bài tập tập trung vào việc luyện tập thăng bằng và ổn định giúp các cơ cổ chân hoạt động cùng nhau để hỗ trợ khớp và giúp ngăn ngừa bong gân tái phát.
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp hiếm, chấn thương không lành hoặc cổ chân không ổn định sau một thời gian dài tập vật lý trị liệu và tập luyện phục hồi chức năng. Bạn có thể cần phải phẫu thuật để:
- Chữa dây chằng không lành.
- Tái tạo dây chằng bằng mô từ dây chằng hoặc gân gần đó.
Bổ sung vitamin E bằng ENAT cũng có thể hỗ trợ quá trình phục hồi bằng cách cung cấp chất chống oxy hóa, giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
Phòng ngừa bong gân cổ chân
Các biện pháp sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa bong gân cổ chân, bong gân bàn chân hoặc bong gân tái phát:
- Khởi động kỹ trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao.
- Hãy cẩn thận khi đi bộ, chạy hoặc làm việc trên bề mặt không bằng phẳng.
- Sử dụng nẹp hoặc băng hỗ trợ mắt cá chân trên mắt cá chân yếu hoặc bị thương trước đó.
- Mang giày vừa vặn.
- Hạn chế tối đa việc đi giày cao gót.
- Duy trì sức mạnh cơ bắp tốt và sự linh hoạt.
- Thực hành các bài tập duy trì sự ổn định, bao gồm các bài tập thăng bằng.
Bác sĩ điều trị bong gân cổ chân
- Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc là bác sỹ chuyên khoa về chuyên ngành trị liệu thần kinh cột sống, xương khớp thăm khám cho bệnh nhân tại Hà Nội.
- Bác sĩ Đỗ Thị Thúy Anh đã có hơn 20 năm công tác trong lĩnh vực Phục hồi chức năng.
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. – Tân Bình, TP.HCM.
- Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.
Bong gân cổ chân nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến đau cổ chân mãn tính, viêm khớp cổ chân v.v. Để hạn chế những biến chứng này xảy ra, bạn đọc nên liên hệ với bác sĩ khi các triệu chứng không thuyên giảm theo thời gian.
Nguồn tham khảo: mayoclinic