Top 3 liệu pháp điều trị thoái hoá khớp gối hiệu quả

Tùy theo từng trường hợp bệnh nhẹ hay nặng, thể trạng của mỗi người mà các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về cơ xương khớp sẽ có những phương pháp điều trị thoái hoá khớp gối cụ thể. Đôi khi, sẽ phải kết hợp nhiều cách trị khác nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh. 

Vậy, có những cách điều trị thoái hoá khớp gối nào trong y khoa, thực hiện ra sao và lưu ý gì trong quá trình chữa trị? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hoá khớp gối là bệnh gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng bề mặt sụn khớp gối theo thời gian bị bào mòn, mất tính đàn hồi, không còn bảo vệ đầu xương tốt và hình thành các gai xương làm biến đổi hình dạng xương dẫn đến hư khớp.

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà thoái hóa khớp gối chia thành 2 loại: Thoái hóa khớp gối nguyên phát và thoái hóa khớp gối thứ phát:

  • Thoái hóa khớp gối nguyên phát thường xuất hiện muộn, ở người sau 60 tuổi, tiến triển chậm. Ngoài ra, có thể do yếu tố di truyền như nội tiết và chuyển hóa (tiểu đường,…) dễ gây tăng tình trạng thoái hóa.
  • Thoái hóa khớp gối thứ phát gặp ở mọi đối tượng do các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp,…), bất thường trục khớp gối bẩm sinh, tổn thương viêm tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm mủ, lao khớp, gout,…).

Thoái hóa khớp nói chung là bệnh xương khớp mạn tính phổ biến, ước tính khoảng hơn 300 triệu người trên toàn cầu mắc phải và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thương tật ở người cao tuổi.

Riêng thoái hóa khớp gối đã chiếm gần 80% số bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải tăng dần theo tuổi tác, mức độ béo phì của cơ thể. Bệnh thoái hóa khớp gối đặc trưng bởi đau khớp gối, hạn chế khả năng vận động và chức năng của khớp dẫn đến suy giảm chất lượng sống đáng kể.

Các biến chứng khi bị thoái hoá khớp gối

Thoái hóa khớp gối là là căn bệnh xương khớp mạn tính, thường tiến triển chậm. Nếu không kịp thời chữa trị kịp thời có thể thức hình thành gai xương dẫn đến bệnh gai khớp gối, đồng thời gây các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt, tàn phế,…

Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm có khả năng biến chứng gây tàn phế cho người cao tuổi đứng thứ hai trên thế giới với tỷ lệ tàn tật lên đến khoảng 25%. Ngoài ra, bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Điều trị thoái hoá khớp gối ở đâu tốt?

MTT REHA Clinic được biết đến là phòng khám chuyên về chữa trị và phục hồi chức năng cơ xương khớp. Ngoài ra, phòng khám còn là trung tâm đào tạo và thực hành lâm sàng cho các bệnh viện, khoa phục hồi chức năng và các phòng khám nhận chuyển giao công nghệ từ REHASO JSC. 

Phòng khám có đội ngũ bao gồm các chuyên gia y tế, bác sĩ cơ xương khớp hàng đầu giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Đồng thời phòng khám còn được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại để hỗ trợ chăm sóc, phục hồi chức năng cơ xương khớp cùng với không gian rộng rãi đầy tiện nghi sẵn sàn phục vụ mọi người đến thăm khám và điều trị. 

MTT REHA Clinic luôn áp dụng triết lý khám chữa bệnh để bảo vệ, chăm sóc và phục hồi sức khỏe xương khớp cho mọi đối tượng:

  • Sử dụng các kiến thức về y học, giải phẫu, sinh lý học cơ xương,… nhằm chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh và thiết lập phương pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng.
  • Các bài tập phục hồi và chữa trị luôn được áp dụng một cách khoa học, hợp lý để nâng cao, cải thiện chức năng đồng thời giảm thiểu các tổn thương như do thoái hóa khớp gối gây ra,… 
  • Phối hợp các liệu pháp trị liệu khác nhau để mang đến kết quả điều trị tốt nhất cho các triệu chứng cùng với những nguyên nhân gây ra bệnh.

MTT REHA nổi bật với nhiều dịch vụ y tế về thăm khám, chữa trị, phục hồi chức năng cơ xương khớp có thể kể đến như:

  • Huấn luyện trị liệu chi dưới
  • Vật lý trị liệu với điện trị liệu, siêu âm trị liệu, hút chân không
  • Phục hồi chức năng các khớp xương như điều trị thoái hóa khớp gối
  • Thể thao trị liệu
  • Lượng giá vận động chi dưới,…

Dưới đây là một số ý kiến đánh giá tích cực từ những bệnh nhân đã trực tiếp thăm khám và chữa trị tại trung tâm. Qua đó, giúp mọi người tin tưởng và an tâm khi chọn lựa MTT REHA Clinic là nơi chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp cho bạn và những người thân trong gia đình:

  • Đã đến thực hiện kiểm tra đánh giá hình thái và chức năng khớp gối. 1 trải nghiệm tuyệt vời chưa từng có tại các phòng khám khác.
  • Quá tuyệt vời. Bác sĩ và các kĩ thuật viên rất nhiệt tình, chu đáo, nhẹ nhàng ưu ái. Là địa chỉ tin đáng tin cậy để giới thiệu cho mọi người.
  • Bác sĩ thăm khám theo dõi tình trạng tôi rất kĩ lưỡng. Kĩ thuật viên tận tình. Tình trạng đau lưng của tôi đã cải thiện rất nhiều chỉ sau 1 tuần điều trị.
  • Phòng khám rất tốt. Nhiều thiết bị máy móc hiện đại. Bác sĩ và kĩ thuật viên đều thân thiện nhiệt tình. Tuy mình ở tận Hà Nội nhưng vẫn vào đây khám và trị liệu ạ.
  • Thực sự điều trị nhiều nơi nhưng đến với MTT REHA Clinic mình thấy rất chuyên nghiệp, hiệu quả và thân thiện.

Như vậy, từ những chất lượng dịch vụ y tế cũng như tổng quan về hệ thống cơ sở phòng khám, đội ngũ y bác sĩ và nhất là những ý kiến phản hồi tích cực quý giá từ các bệnh nhân đã được thăm khám, điều trị có thể thấy rằng MTT REHA Clinic là điểm đến y tế chất lượng cho các đối tượng khi gặp các vấn đề về sức khỏe bệnh cơ xương khớp mạn tính như thoái hóa khớp gối cũng như các vấn đề về chấn thương khi hoạt động, làm việc, rèn luyện thể thao, tai nạn,… trong đời sống hàng ngày.

Cách điều trị thoái hoá khớp gối hiệu quả

Thuốc điều trị thoái hoá khớp gối

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay chủ yếu sử dụng nhiều là nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs) và nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (SYSADOA – Symptomatic Slow Acting Drugs for Osteoarthritis). Khi sử dụng các thuốc điều trị thoái hóa khớp gối này cần theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm thuốc NSAIDs

  • Thuốc NSAIDs có thể dùng tại chỗ, bôi ngoài da dưới dạng kem, gel hoặc miếng dán tại chỗ. NSAIDs dùng tại chỗ được khuyến cáo ưu tiên trước khi dùng dạng uống do ít gây tác dụng phụ nhiều hơn. Đồng thời, NSAIDs tại chỗ trị đau khớp gối được khuyên sử dụng cho các bệnh nhân thoái hóa khớp gối có vấn đề về dạ dày hoặc bệnh lý về tim mach.
  • Thuốc NSAIDs đường uống cũng được khuyên dùng đầu tay khi điều trị ngắn hạn các bệnh lý cơ xương khớp. Thuốc được chia thành 2 nhóm chính dựa trên ức chế chọn lọc và không chọn lọc các enzyme COX-1 và COX-2:
    • Nhóm NSAIDs ức chế không chọn lọc gồm các loại thuốc dùng trị đau khớp gối ức chế cả COX-1 và COX-2 như Aspirin, Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac,…
    • Nhóm NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2 hạn chế tác dụng phụ trên tiêu hóa như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày gồm các thuốc Celecoxib, Etoricoxib,…

Nhóm thuốc SYSADOA

Các thuốc nhóm này bao gồm Glucosamine, Chondroitin, Diacerein, Bơ đậu tương không xà phòng hóa (Avocado soybean unsaponifiables-ASU),…

Các thuốc dùng đường tiêm điều trị thoái hóa khớp gối

Tiêm corticoid và acid hyaluronic hiện cũng đang được sử dụng trên lâm sàng hiện nay. Một số các sản phẩm đường tiêm thoái hóa khớp gối khác như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tế bào gốc trung mô cũng cho kết quả tốt trong điều trị thoái hóa khớp gối, giúp cải thiện đáng kể chất lượng tốt của bệnh nhân, nhất là khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Bài tập điều trị thoái hoá khớp gối

Dưới đây là một số bài tập điều trị thoái hóa khớp gối có thể tham khảo, áp dụng đều đặn hàng ngày để duy trì sức khỏe khớp gối:

Đi bộ đúng cách

Đi bộ là bài tập tốt nhất cho người thoái hóa khớp gối. Người bệnh nên đi bộ với quãng đường ngắn và không quá 30 phút mỗi lần. Nhờ vậy, mà khớp gối quen dần với nhịp tập luyện, tránh hiện tượng đau gối do hoạt động quá mức.

Việc duy trì thói quen đi bộ giúp tình trạng bệnh lý được cải thiện. Cơn đau nhức ở khớp gối sẽ giảm bớt và tăng cường, bảo vệ sự linh hoạt cho gối.

Tập yoga nhẹ nhàng

Các bài tập yoga không chỉ đem lại nhiều tác dụng tốt cho khớp gối mà cho cả toàn thân. Hai tư thế yoga mà người thoái hóa khớp gối có thể áp dụng và tập đều đặn gồm tư thế chiến binh và tư thế cố định.

  • Tư thế chiến binh:
    • Đứng thẳng người, bước chân sang phải cách chân trái khoảng 1m.
    • Nâng cánh tay về phía trước lẫn phía sau sao cho tay song song sàn nhà. Lòng bàn tay hướng xuống đất.
    • Xoay chân trái góc 90 độ, giữ thẳng chân phải.
    • Khi thở ra kết hợp gập đầu gối vuông góc xương ống chân và đùi.
    • Quay đầu sang trái, đồng thời mở rộng các ngón tay.
    • Giữ tư thế trong 1 phút và đổi bên. 
  • Tư thế cố định:
    • Người tập ngồi trên sàn nhà, hai chân duỗi thẳng.
    • Khoanh chân với điều kiện ép hai lòng bàn chân vào nhau.
    • Để yên tư thế này khoảng 3-5 phút, kết hợp hít thở nhẹ nhàng.

Bài tập tăng cường đầu gối

  • Squat tăng cường sức khỏe khớp gối:
    • Hai chân đứng rộng bằng vai, bắt đầu uốn cong đầu gối như tư thế ngồi tựa vào ghế.
    • Lưu ý: Đầu gối không được đưa về phía trước quá các ngón chân.
  • Nâng cao cơ đùi khi ngồi:
    • Người bệnh ngồi trên ghế cao với đầu gối co lại, bàn chân đặt trên mặt đất.
    • Giữ cố định thành ghế, chân trái bắt đầu nâng lên từ từ đến khi gần song song với sàn nhà.
    • Để yên trong vài giây và lặp lại 10 – 12 lần. Sau đó, chuyển sang chân phải làm tương tự.

Phẫu thuật chữa khớp gối

Thực ra, phẫu thuật thay khớp gối chỉ là giải pháp cuối cùng trong các trường hợp thoái hóa khớp gối ở giai đoạn muộn, trở nặng, đặc biệt là khi các biện pháp dùng thuốc nội khoa dài ngày không hiệu quả, gây nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tổn thương gan, thận,…

Các lưu ý khi điều trị thoái hoá khớp gối

Tùy vào từng mức độ bệnh thoái hóa khớp gối ở từng giai đoạn khác nhau mà bệnh nhân cần lưu ý những điều sau trong quá trình điều trị:

  • Ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân nên bổ sung, uống các loại thuốc tăng cường sức khỏe xương khớp. Ngoài ra cũng nên tập thể dục đều đặn để giảm nhẹ các triệu chứng cũng như làm chậm tiến triển bệnh. Một số việc cần thực hiện để giảm thiểu tiến triển bệnh gồm:
    • Hạn chế các động tác lên khớp gối như ngồi xổm, quỳ, bật cao,…
    • Cố định và bảo vệ khớp bằng nẹp  đầu gối nếu cần
    • Sử dụng thuốc giảm đau nhẹ để hạn chế đau nhức, khó chịu
    • Duy trì cân nặng hợp lý
    • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs, thuốc bôi, thuốc dán tại chỗ,… để trị đau khớp gối theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Ở giai đoạn muộn hơn, nên được can thiệp và điều trị tích cực bằng các phương pháp nội khoa tránh các biến chứng nguy hiểm như hẹp khe khớp, khớp biến dạng, mất khả năng vận động,…

Phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp gối

Để phòng ngừa thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh làm việc khiêng vác, áp lực đè nén lớn lên hai khớp gối.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, đúng cách. Nên tập luyện các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý, giàu các khoáng chất, vitamin, dưỡng chất tốt cho khớp xương như canxi, kẽm, vitamin D3, vitamin K2, Glucosamin, acid Hyaluronic, Collagen,… từ sữa, các sản phẩm từ sữa, cá biển, hải sản, sụn gà, da cá,…
  • Nên bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 như dầu cá, chất chống oxy hóa như vitamin C từ các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, nho đỏ, nho đen,…
  • Nên sử dụng các chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành,…
  • Tránh sử dụng bia rượu, các chất kích thích thần kinh gây co cứng cơ,…
  • Kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.
  • Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày vào sáng hoặc chiều giúp cơ thư giãn, lưu thông máu.
  • Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút làm việc ngồi hoặc đứng lâu để tránh cơ và khớp bị mỏi.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, chủ động tìm hiểu các kiến thức về bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối.

Câu hỏi thường gặp

Thoái hoá khớp gối uống thuốc gì?

Nhóm thuốc NSAIDs đường uống như Aspirin, Ibuprofen, Meloxicam,…
Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp như Glucosamine, Chondroitin, Diacerein,…

Đau khớp gối nên ăn gì?

– Các loại cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ,…
– Các loại tảo biển, tôm, cua, hạt óc chó, ngũ cốc,…
– Các loại rau xanh, quả mọng như bắp cải, súp lơ, việt quất, mâm xôi, nho đỏ hoặc đen
– Các sản phẩm từ sữa
– Dầu oliu, nghệ,…

Điều trị thoái hoá khớp gối ở đâu tốt?

Một số bệnh viện, cơ sở y tế chuyên về cơ xương khớp có dịch vụ điều trị thoái hóa khớp gối như:
– Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
– Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
– MTT Reha Clinic
– Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Nhân dân 115,…


Mong rằng thông qua bài viết này, hi vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức y khoa về điều trị thoái hóa khớp gối. Qua đó, giúp các bạn xem xét và chọn lựa các liệu pháp chữa trị cũng như biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp gối xảy ra.