Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng?

Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, thiếu sắt là một vấn đề thường gặp ở trẻ và là một trong những tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị thiếu sắt và bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh đúng cách? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vai trò của sắt – Vì sao cần bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?

Sắt là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu có ở mọi tế bào và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng cho đời sống. Ion sắt là thành phần của một số enzyme chuyển hóa (như cytochrom oxydase, xanthin oxydase,…) và cũng có mặt trong các hợp chất cần thiết cho vận chuyển và sử dụng oxy (như hemoglobin, myoglobin). 

Nhìn chung, sắt cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, thiếu sắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang là một vấn đề khá phổ biến trên thế giới.

Ở trẻ em, tình trạng thiếu sắt diễn tiến chậm và ít gây ra triệu chứng cấp tính. Hầu hết những dấu hiệu nhận biết được chỉ xuất hiện khi tình trạng thiếu sắt trầm trọng. Lúc này, trẻ có thể trở nên xanh xao, yếu ớt, ăn ít, dễ mệt mỏi, tăng cân kém, nhịp thở nhanh, thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường ruột và có thể mắc hội chứng pica (thèm ăn đồ vật không phải thức ăn).

Điều đáng lo ngại nhất là nhiều nghiên cứu cho rằng tình trạng thiếu sắt có mối liên quan với sự suy giảm phát triển trong hành vi, nhận thức và kỹ năng tâm thần vận động ở trẻ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, ở trẻ có tình trạng thiếu sắt mãn tính và nghiêm trọng thì chức năng nhận thức và thành tích học thấp sẽ kém hơn so với trẻ bình thường. Điều này cho thấy sắt có vai trò quan trọng giai đoạn tăng trưởng và biệt hóa quan trọng của não.

Những tình trạng sức khỏe kể trên hầu hết đều có thể hồi phục khi bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh đúng cách. Do đó, phụ huynh cần trang bị kiến thức về vấn đề này để có thể giúp trẻ ngăn ngừa thiếu sắt cũng như tránh lạm dụng quá mức bất cứ loại thuốc sắt nào. Trao đổi với chuyên gia để biết thêm thông tin:

Khi nào cha mẹ nên bắt đầu bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?

Một trẻ sơ sinh được bảo vệ khỏi thiếu sắt nếu người mẹ có đủ lượng sắt dự trữ trong thời kỳ mang thai cũng như đứa trẻ được sinh đủ tháng, cân nặng bình thường, có chậm kẹp dây rốn và cung cấp đủ chất sắt khi bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, rất hiếm khi tất cả các điều kiện trên được đáp ứng đáp ứng đẩy đủ. Do đó, hầu hết trẻ có nguy cơ thiếu sắt trong 6 tháng đầu đời.

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh nên được thực hiện khi trẻ có một trong những nguy cơ thiếu sắt sau đây:

  • Trẻ sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp.
  • Trẻ uống sữa bò, sữa dê trước 1 tuổi.
  • Trẻ bú sữa mẹ sau 6 tháng tuổi mà chưa được bổ sung thực phẩm bổ sung có chứa sắt nào.
  • Trẻ uống sữa công thức không chứa sắt.
  • Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành mỗi ngày.
  • Trẻ em có tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như nhiễm trùng mãn tính hoặc khẩu phần ăn hạn chế.
  • Trẻ em đã tiếp xúc với chì.
  • Trẻ không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt.
  • Trẻ thừa cân hoặc béo phì.
  • Các bé gái vị thành niên cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn do cơ thể bị mất chất sắt trong thời kỳ kinh nguyệt.

Trao đổi với chuyên gia Dinh dưỡng để biết thêm thông tin:

Tư vấn bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh 

Nếu quan tâm đến sức khỏe con cái và muốn bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả nhất, quý phụ huynh có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng – là những người có thể cho lời khuyên và hướng dẫn đúng đắn nhất cho bạn. Dưới đây là một số phòng khám và bác sĩ mà bạn có thể tham khảo:

  • Phòng khám Liên kết Docosan Đa Khoa: Là tập hợp những phòng khám đa khoa và chuyên khoa đã qua sự kiểm tra và đánh giá năng lực bởi Docosan. Dịch vụ và chi phí tại đây đều được chuẩn hóa bởi Docosan. Bạn có thể đặt lịch khám tại nhà hoặc khám online để được tư vấn và theo sát quá trình chăm sóc con trẻ của bạn.
  • Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con: Sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, dưới sự điều phối của BS. CK1 Trần Ngọc Lưu, đang công tác tại khoa nhiễm thuộc Bệnh viện Nhi đồng 2 có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc và  BS. Lê Quang Mỹ, hiện cũng đang công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Phòng khám tiếp nhận thăm khám nhiều bệnh lý liên quan đến trẻ em và kể cả tư vấn dinh dưỡng bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh.
  • Chuyên gia Dinh dưỡng Hồ Ngọc Anh Thư : Là chuyên gia có kinh nghiệm khám bệnh dinh dưỡng, tư vấn và giám sát thực đơn/khẩu phần ăn tại các bệnh viện và tổ chức y tế tại Hoa Kỳ. Nhờ đó, chuyên gia đảm bảo rằng dịch vụ tư vấn dinh dưỡng nói chung và cách thức lên thực đơn để bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh nói riêng sẽ luôn thể đáp ứng được mong đợi của bạn.
  • Phòng Khám Nhi Đồng 315 – Chi Nhánh Nguyễn Sơn – Tân Phú: Tập hợp các bác sĩ giàu kinh nghiệm và hiện đang trực tiếp khám chữa bệnh tại các khoa Nhi của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2, phòng khám Nhi đồng 315 luôn đặt sự tận tâm và yêu thương trẻ em lên hàng đầu. Phòng khám cung cấp dịch vụ nhi khoa toàn diện, bao gồm cả xét nghiệm và chẩn đoán thiếu máu nếu có ở trẻ, tư vấn dinh dưỡng bổ sung sắt cũng như theo dõi sự phát triển của trẻ trong thời gian dài.
  • Phòng khám Chuyên khoa Nhi BSCKI Hồng Thiện: Là phòng khám của bác sĩ Hồng Thiện với hơn 6 năm kinh nghiệm trực tiếp khám chữa bệnh cho các bệnh nhi. Đây sẽ là địa chỉ uy tín để các bà mẹ có nhu cầu khám sức khỏe, dinh dưỡng nói chung hay tư vấn bổ sung sắt cho trẻ nói riêng có thể tìm đến. 

Liều lượng bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có sẵn một lượng sắt dự trữ trong cơ thể nhưng vẫn cần có một lượng sắt bổ sung ổn định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ. Dưới đây là hướng dẫn về nhu cầu sắt ở các lứa tuổi khác nhau: 

Nhóm tuổi:Lượng sắt khuyến nghị mỗi ngày:
7 – 12 tháng11 mg
1 – 3 tuổi7 mg
4 – 8 tuổi10 mg
9 – 13 tuổi 8 mg
14 – 18 tuổi (nữ)15 mg
14 – 18 tuổi (nam)11 mg

Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể về cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh:

  • Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh đủ tháng: Bắt đầu cho bé bổ sung sắt khi được 4 tháng tuổi với liều 1 mg/kg cân nặng của trẻ. Tiếp tục duy trì cho đến khi bé ăn được hai hoặc nhiều khẩu phần thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày (như ngũ cốc tăng cường chất sắt, thịt xay nhuyễn hay sữa công thức có bổ sung sắt) thì ngừng.
  • Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh thiếu tháng: Bắt đầu cho bé bổ sung sắt khi được 2 tuần tuổi với liều 2 mg/kg cân nặng (tổng không quá 15 mg/kg). Tiếp tục cho bé uống thuốc bổ sung sắt cho trẻ em cho đến khi được 1 tuổi. Nếu bạn cho con bú sữa mẹ và cho bé uống sữa công thức tăng cường và phần lớn thức ăn của bé là sữa công thức, hãy ngừng cho bé uống thuốc bổ sung.
  • 4 – 6 tháng tuổi: Khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn dặm, hãy chú ý cung cấp thực phẩm có thêm chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ, thịt xay nhuyễn và đậu xay nhuyễn. Đối với trẻ lớn hơn, nguồn chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.
  • Từ 1 đến 5 tuổi: Tránh cho trẻ uống quá nhiều sữa (hơn 710 ml sữa mỗi ngày). Đồng thời, bạn có thể bổ sung vitamin C cho trẻ vì vitamin C giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt từ thức ăn. Các thực phẩm giàu vitamin C là: trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và các loại rau có màu xanh đậm.

Trao đổi với chuyên gia để biết chính xác liều lượng bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh:

Một số lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh

Tác dụng phụ

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh có thể gây ra những tác dụng phụ tạm thời như: 

  • Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Thường gặp nhất là trẻ đi tiêu phân có màu đen đậm hoặc mùi bất thường, tuy nhiên tác dụng phụ này không gây hại và sẽ hết dần sau khi ngừng bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, những tác dụng phụ nguy hiểm hơn có thể gặp là: táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, ăn không ngon miệng,…
  • Tác dụng phụ do dị ứng: Nổi mề đay, ngứa ngáy, phát ban, khó thở, sưng mặt/môi/miệng,…
  • Tác dụng phụ khác: Sốt hoặc nôn mửa sau vài giờ uống sắt.

Ngoài ra, quý phụ huynh cũng cần lưu ý bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh không được vượt quá liều lượng khuyến cáo, vì có thể gây ngộ độc sắt ở trẻ. Trẻ dưới 6 tuổi thì việc dùng sắt cần có sự đồng ý của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Dưới đây là những dấu hiệu cần lưu ý khi ngộ độc sắt:

  • Nôn liên tục
  • Trẻ đi phân lỏng hoặc tiêu chảy
  • Nôn hoặc đi cầu ra máu
  • Trẻ than đau bụng dữ dội
  • Mất nước
  • Co giật
  • Tím tái
  • Tim yếu và đập nhanh
  • Đặc biệt, ngộ độc sắt có thể dẫn đến sốc và tử vong ở trẻ nếu không được giải độc kịp thời

Những triệu chứng bắt đầu xuất hiện trong vòng 6 giờ sau khi trẻ vô tình uống sắt ở liều lớn hơn 20 mg/kg (dựa trên trọng lượng cơ thể của trẻ). Nếu bạn biết hoặc nghi ngờ rằng con bạn đã vô tình ăn hoặc uống phải sắt mà không có sự giám sát của người lớn, nên đưa con đi cấp cứu tại bệnh viện hoặc trung tâm kiểm soát chất độc để được chẩn đoán và điều trị ngộ độc sắt:

Tương tác thuốc

Sắt tương tác với kháng sinh nhóm tetracyclin (tetracyclin, doxycylin), các thuốc dạ dày (như thuốc kháng H2, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc ức chế bơm proton), canxi và làm giảm hấp thu của cả sắt và những loại thuốc này, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, một số thức ăn cũng có thể tạo phức với sắt và làm giảm sự hấp thu sắt như: sữa, trà, café, các loại nước có gas,… Vì vậy, nên tránh dùng những thực phẩm này 1 đến 2 giờ sau khi uống sắt. Tương tự, để đảm bảo sự hấp thu sắt hiệu quả, nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh cách xa bữa ăn (trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ khi ăn).

Bổ sung vitamin C giúp làm tăng sự hấp thu sắt.

Thận trọng (bao gồm bảo quản thuốc)

  • Cần thận trọng khi bổ sung sắt bằng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là tại các vùng dễ phát sinh sốt xuất huyết, nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiêu hóa.
  • Để thuốc ngoài tầm với của trẻ (tránh nguy cơ trẻ với và uống nhầm gây ngộ độc).
  • Thuốc dạng viên cần được bảo quản nơi thoáng mát tránh ẩm.

Những loại thực phẩm giúp bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh thông qua thực phẩm là cách phổ biến và an toàn nhất. Những thực phẩm giàu sắt là: thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu,…), hải sản ( cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, nghêu, sò…), gia cầm, trứng và nội tạng động vật. 

Ngoài ra, sắt cũng có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm (rau bó xôi, rau muống, bông cải xanh,…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây khô nhưng ở dạng khó hấp thu hơn sắt động vật. Tuy nhiên, vitamin C (trong cam quýt, dâu tây, đu đủ, bông cải xanh,…) sẽ góp phần giúp trẻ tăng hấp thu sắt.

Mua thuốc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc bổ sung sắt cho trẻ em. Thông thường chúng là dạng nhỏ giọt hoặc là siro uống giúp trẻ dễ uống và dễ hấp thu. Để giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn và nâng cao hiệu quả, bạn nên chọn sản phẩm được bào chế dưới dạng sắt hữu cơ kết hợp cùng acid folic và vitamin C. Bạn cũng có thể bắt gặp những sản phẩm đồng thời bổ sung sắt và kẽm cho trẻ sơ sinh, vì đây đều là những khoáng chất rất cần thiết cho trẻ.

Có thể tìm mua các sản phẩm này tại các nhà thuốc uy tín trong khu vực địa phương của bạn, hoặc ở các hệ thống nhà thuốc như Long Châu, Pharmacity hay An Khang. 


Câu hỏi thường gặp

Liều bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?

Liều bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh là từ 1 – 2 mg/kg tùy theo việc trẻ sinh đủ tháng hay thiếu tháng. Khi bổ sung cần có sự chỉ định của bác sĩ/ chuyên gia dinh dưỡng.

Thời điểm bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sinh đủ tháng nên bắt đầu bổ sung sắt khi được 4 tháng tuổi. Trẻ sinh thiếu tháng nên được bổ sung sắt sớm hơn, vào 2 tuần tuổi.

Nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh khi nào?

Nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh khi trẻ được 4 tháng tuổi và duy trì đến khi chế độ ăn của trẻ đáp ứng đủ nhu cầu sắt hằng ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ thuộc nhóm có nguy cơ thiếu sắt, việc bổ sung nên được thực hiện sớm và kéo dài hơn.


Trên đây là những thông tin bạn cần biết về cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh. Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Nếu bạn có nhu cầu khám dinh dưỡng cho trẻ, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn trên docosan.com..