Vitamin B1 có phải là “Thần dược” của mọi nhà?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, vitamin B1 thuộc danh mục thuốc thiết yếu, là loại thuốc an toàn, hiệu quả nhất trong hệ thống y tế. Như một cuộc cách mạng trong lĩnh vực làm đẹp, vitamin B1 được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây nhờ công dụng trị mụn, làm sáng da và mờ vết thâm. Sau đại dịch covid-19, làn sóng sử dụng vitamin B1 như một chất kích thích mọc tóc lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vậy vitamin B1 là gì và nó thật sự đa tác dụng như vậy hay không, chúng ta hãy cùng Doctor có sẵn  giải đáp trong bài viết này nhé!

Vitamin B1 là gì?

Vitamin B1 hay Thiamin, là một loại vitamin tan trong nước, hiện diện tự nhiên trong một số loại thực phẩm và có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Vitamin B1 đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng, do đó rất cần thiết cho sự phát triển và thực hiện chức năng của nhiều loại tế bào khác nhau. Vitamin B1 được dự trữ chủ yếu ở gan nhưng với một tỷ lệ rất nhỏ, vì vậy cần phải bổ sung một lượng thực phẩm giàu vitamin B1 hàng ngày.

Khoảng 80% trong số khoảng 25–30 mg vitamin B1 trong cơ thể người trưởng thành ở dạng thiamin diphotphat (TDP, còn được gọi là thiamin pyrophotphat), dạng chuyển hóa hoạt động chính của vitamin B1. TDP đóng vai trò là một coenzym tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, axit amin và lipid.

vitamin b1
Công thức hóa học của vitamin B1

Nồng độ vitamin B1 trong máu không phải là chỉ số đáng tin cậy về tình trạng vitamin B1. Tình trạng vitamin B1 thường được đo gián tiếp bằng cách xét nghiệm hoạt động của một loại enzym phụ thuộc TDP gọi là enzym transketolase. Kết quả thường là 0–15% ở những người khỏe mạnh, 15–25% ở những người bị thiếu hụt nhẹ và cao hơn 25% ở những người bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Một biện pháp khác cũng thường được sử dụng để đánh giá tình trạng vitamin B1 là bài tiết vitamin B1 qua nước tiểu. Đối với người trưởng thành, lượng vitamin B1 bài tiết dưới 100 mcg/ngày trong nước tiểu cho thấy lượng vitamin B1 hấp thụ không đủ và dưới 40 mcg/ngày cho thấy lượng hấp thụ rất thấp.

Tác dụng của vitamin B1

Tác dụng của vitamin B1 được thể hiện trong một số trường hợp:

  • Biến chứng ở hệ thần kinh, não, cơ, tim, dạ dày và ruột. Nó cũng liên quan đến dòng chất điện giải đi ra đi vào ở các tế bào cơ và thần kinh.
  • Ngăn ngừa các bệnh như Beriberi, liên quan đến rối loạn tim, thần kinh và hệ tiêu hóa.
  • Ở bệnh nhân viêm dây thần kinh ngoại biên, một tình trạng viêm dây thần kinh bên ngoài não, hoặc bệnh Pellagra, có thể sử dụng vitamin B1 như một liệu pháp điều trị lượng vitamin B1 thấp.
  • Bệnh nhân viêm loét đại tràng, tiêu chảy kéo dài và kém ăn cũng có thể được bổ sung vitamin B1. Bệnh nhân đang hôn mê cũng có thể được tiêm vitamin B1.
  • Một số vận động viên sử dụng vitamin B1 như một chất tăng cường thể lực. Nó không phải là một chất bị cấm đối với các vận động viên ở Hoa Kỳ.

Một số trường hợp khác có thể sử dụng vitamin B1:

  • AIDS
  • Nhiệt miệng
  • Đục thủy tinh thể
  • Bệnh tăng nhãn áp và các vấn đề về thị lực khác
  • Hội chứng tiểu não, một loại tổn thương não
  • Ung thư cổ tử cung
  • Đau do đái tháo đường
  • Stress
  • Bệnh tim
  • Bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2
  • Say tàu xe
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Giữ cho gan, da, tóc và mắt khỏe mạnh

Lưu ý: Không phải tất cả những công dụng này đã được xác nhận chắc chắn bởi các nghiên cứu khoa học.

Liều dùng khuyến nghị của vitamin B1

Tại Hoa Kỳ, lượng vitamin B1 được khuyến nghị hàng ngày (RDA) được cho ở bảng sau:

Tuổi Nam Nữ Mang thai Cho con bú
0 – 6 tháng 0,2 mg 0,2 mg    
7 – 12 tháng 0,3 mg 0,3 mg    
1 – 3 tuổi 0,5 mg 0,5 mg    
4 – 8 tuổi 0,6 mg 0,6 mg    
9 – 13 tuổi 0,9 mg 0,9 mg    
14 – 18 tuổi 1,2 mg 1,0 mg 1,4 mg 1,4 mg
19 – 50 tuổi 1,2 mg 1,1 mg 1,4 mg 1,4 mg
≥ 51 tuổi 1,2 mg 1,1 mg    
Liều dùng khuyến nghị của vitamin B1

Theo RDA, vitamin B1 liều dùng khuyến nghị cho nam giới từ 19 tuổi trở lên là 1,2 mg mỗi ngày và đối với phụ nữ trong cùng độ tuổi là 1,1 mg mỗi ngày. Đối với thời kỳ mang thai và cho con bú, lượng tăng lên 1,4 mg mỗi ngày.

Các nguồn cung cấp vitamin B1

Thực phẩm tự nhiên

Nguồn thực phẩm chứa vitamin B1 vô cùng đa dạng, chủ yếu có trong ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá. Bánh mì, ngũ cốc và sữa là nguồn thực phẩm bổ sung vitamin B1 chủ yếu dành cho trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Thịt lợn cũng là một nguồn cung cấp vitamin chính. Các sản phẩm từ sữa và hầu hết các loại trái cây đều chứa một ít vitamin B1. Khoảng một nửa lượng vitamin B1 trong chế độ ăn uống đến từ thực phẩm có chứa vitamin B1 tự nhiên, phần còn lại đến từ thực phẩm đã được bổ sung vitamin B1.

Vitamin B1 bị phá hủy khi nấu ở nhiệt độ cao hoặc thời gian nấu lâu. Ví dụ, bánh mì có ít vitamin B1 hơn 20 – 30% so với nguyên liệu thô của nó và quá trình thanh trùng làm giảm hàm lượng vitamin B1 (lúc đầu là rất nhỏ) trong sữa tới 20%. Vì vitamin B1 hòa tan trong nước nên một lượng đáng kể vitamin bị mất đi khi nước nấu bị đổ ra ngoài. Chế biến cũng làm thay đổi mức độ vitamin B1 trong thực phẩm.

vitamin b1
Các nguồn thực phẩm chứa vitamin B1

Dữ liệu về sinh khả dụng của vitamin B1 từ thực phẩm rất hạn chế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng sự hấp thụ vitamin B1 tăng lên khi lượng ăn vào thấp.

Một số nguồn thực phẩm chứa vitamin B1 bao gồm:

  • Ngũ cốc
  • Thịt lợn
  • Thịt bò
  • Rau xanh
  • Các loại đậu
  • Bánh mì, mì, gạo
  • Hạt hướng dương
  • Sữa 
  • Sữa chua
  • Táo, cam
  • Bắp

Thực phẩm bổ sung

Vitamin B1 có sẵn trong nhiều loại thực phẩm bổ sung. Một số loại vitamin tổng hợp/đa khoáng chất có chứa vitamin B1 thường cung cấp khoảng 1,5 mg vitamin B1 hoặc nhiều hơn. Vitamin B tổng hợp (bao gồm vitamin B1) hoặc chỉ chứa vitamin B1 đơn thuần cũng có sẵn. Các dạng vitamin B1 được sử dụng phổ biến nhất trong các dạng thực phẩm bổ sung hiện nay là vitamin B1 mononitrat và vitamin B1 hydrochlorid, ổn định và tan được trong nước.

Benfotiamin là một dẫn xuất vitamin B1 tổng hợp được sử dụng trong một số dạng thực phẩm bổ sung. Benfotiamin không tan trong nước và được chuyển thành vitamin B1 trong cơ thể.

Dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B1 và các nhóm nguy cơ 

Một số dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B1 điển hình:

Thiếu hụt vitamin B1

Ngoài chế độ ăn uống kém, nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B1 còn do tỷ lệ hấp thu thấp hoặc tỷ lệ bài tiết cao hơn bình thường ở một số trường hợp như nghiện rượu, HIV/AIDS hoặc sử dụng một số loại thuốc.

Ở giai đoạn đầu, thiếu vitamin B1 có thể gây giảm cân, chán ăn, lú lẫn, mất trí nhớ ngắn hạn, các triệu chứng tâm thần, yếu cơ và các triệu chứng tim mạch (chẳng hạn như tim to).

Ảnh hưởng phổ biến nhất của việc thiếu hụt vitamin B1 là bệnh Beriberi, là một dạng bệnh lý thần kinh ngoại biên và suy nhược. Những người mắc bệnh này bị suy giảm chức năng cảm giác, vận động và phản xạ. Trong một số ít trường hợp, Beriberi gây suy tim sung huyết dẫn đến phù ở chi dưới và đôi khi dẫn đến tử vong. Sử dụng vitamin B1 bổ sung đường tiêm sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh.

vitamin b1
Biến chứng Beriberi ở bệnh nhân thiếu hụt viamin B1

Một biểu hiện phổ biến khác của tình trạng thiếu vitamin B1 là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Rối loạn này phổ biến hơn khoảng 8 – 10 lần ở những người nghiện rượu mãn tính, nhưng cũng có thể phát triển ở những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa nặng, các khối u ác tính về máu tiến triển nhanh, sử dụng ma túy hoặc AIDS. Ở trạng thái rối loạn mãn tính này, điều trị bằng vitamin B1 đường tiêm không dẫn đến sự hồi phục ở khoảng 1/4 bệnh nhân.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo liều uống 10mg vitamin B1 hàng ngày trong một tuần, sau đó giảm xuống 3 – 5mg/ngày trong ít nhất 6 tuần, để điều trị tình trạng thiếu vitamin B1 nhẹ. Đối với tình trạng thiếu hụt trầm trọng sử dụng 25 – 30mg đường tiêm tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh và 50 – 100mg ở người lớn, sau đó tiêm bắp 10mg mỗi ngày trong khoảng một tuần, tiếp theo là 3 – 5mg/ngày vitamin B1 đường uống trong ít nhất 6 tuần.

Các nhóm nguy cơ

Các nhóm sau đây nằm trong số những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin B1 nhất:

Quá liều vitamin B1

Cơ thể bài tiết vitamin B1 dư thừa qua nước tiểu. Do thiếu các báo cáo về tác dụng phụ gây ra bởi vitamin B1 liều cao (50 mg/ngày trở lên) từ thực phẩm hoặc chất bổ sung, FNB (Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ) đã không thiết lập được giá trị UL (Mức tiêu thụ trên có thể chấp nhận được) cho vitamin B1. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng mặc dù không có các tác dụng phụ được báo cáo, nhưng việc hấp thụ quá nhiều vitamin B1 có thể gây ra tác dụng phụ.

Tương tác vitamin B1 với các thuốc khác

Chưa ghi nhận tương tác giữa vitamin B1 với bất kỳ loại thuốc nào, tuy nhiên một số loại thuốc có thể có ảnh hưởng đến nồng độ vitamin B1 trong cơ thể.

Furosemid

Furosemid là thuốc lợi tiểu quai được sử dụng để điều trị phù nề và tăng huyết áp bằng cách tăng lượng nước tiểu. Một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa sử dụng furosemid với giảm nồng độ vitamin B1, thậm chí gây thiếu hụt, do làm mất vitamin B1 qua nước tiểu. 

Hóa trị bằng Fluorouracil

Fluorouracil là một loại thuốc hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư đại tràng và ung thư thực thể khác. Một số trường hợp mắc bệnh não Beriberi hoặc Wernicke do điều trị bằng thuốc này có thể làm tăng chuyển hóa vitamin B1 và ngăn chặn sự hình thành TDP, dạng hoạt động chính của vitamin B1. Bổ sung vitamin B1 là cần thiết trong trường hợp này.

Vitamin B1 và chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng và các thành phần khác có lợi cho sức khỏe, nhu cầu dinh dưỡng nên được đáp ứng chủ yếu thông qua thực phẩm. … Trong một số trường hợp, thực phẩm tăng cường và chất bổ sung cũng rất hữu ích khi nguồn thực phẩm hàng ngày không đủ để đáp ứng nhu cầu (ví dụ: khi đang mang thai).

Chế độ ăn uống lành mạnh là một chế độ:

  • Ăn nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc (ít nhất một nửa ngũ cốc nguyên hạt), sữa, sữa chua, pho mát không béo và ít béo, và các loại dầu.
  • Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt và sữa chua là nguồn cung cấp vitamin B1 rất tốt.
  • Nhiều loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, gia cầm, trứng, hải sản, đậu xanh, đậu hà lan, đậu lăng, các loại hạt và các sản phẩm từ đậu nành.
  • Thịt lợn, cá và hải sản là những nguồn vitamin B1 tốt và cao.
  • Hạn chế thực phẩm và đồ uống có nhiều đường, chất béo bão hòa và natri.
  • Hạn chế đồ uống có cồn.
  • Vẫn nằm trong nhu cầu calo hàng ngày của bạn.

Bên cạnh đó cũng có thể bổ sung vitamin B trong bữa ăn bằng Nat B, giúp cơ thể luôn đủ vitamin B.

Câu hỏi thường gặp

Vitamin B1 giá bao nhiêu?

Vitamin B1 là một vi chất quan trọng đối với sức khỏe, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau mà cần sử dụng vitamin B1 khác nhau.

u003cstrongu003eThiếu vitamin B1 gây bệnh gì?u003c/strongu003e

Thiếu vitamin B1 ban đầu có thể gây giảm cân, chán ăn, lú lẫn, mất trí nhớ ngắn hạn, các triệu chứng tâm thần, yếu cơ và các triệu chứng tim mạch (chẳng hạn như tim to). Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến một số bệnh điển hình như BeriBeri, Wernicke-Korsakoff.

u003cstrongu003eVitamin B1 loại nào tốt nhất?u003c/strongu003e

Ngoài nguồn vitamin B1 được cung cấp từ thực phẩm hàng ngày, một số loại thực phẩm bổ sung cũng rất cần thiết cho nhu cầu bổ sung vitamin B1, những dạng vitamin B1 được dùng phổ biến nhất hiện nay là vitamin B1 mononitrat, vitamin B1 hydrochlorid và benfotiamin (một dẫn xuất vitamin B1 tổng hợp). 

u003cstrongu003eVitamin B1 có trong trái cây nào?u003c/strongu003e

Ngoài ngũ cốc, thịt, cá là những nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 thì táo, cam, bắp cũng là những nguồn thực phẩm giàu vitamin B1.

u003cstrongu003eGội đầu với vitamin B1 có tác dụng gì?u003c/strongu003e

Tham gia vào quá trình phát triển và thực hiện chức năng của nhiều loại tế bào, vitamin B1 đóng vai trò như một chất kích thích nang tóc phát triển.

u003cstrongu003eHướng dẫn sử dụng vitamin B1u003c/strongu003e

Tùy thuộc vào tình trạng thiếu hụt hay mục đích sử dụng mà liều dùng, cách dùng sẽ khác nhau. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với trường hợp cụ thể của bạn.

u003cstrongu003eVitamin B1 và sữa chua không đườngu003c/strongu003e

Sữa chua không đường là một nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B1. Ngoài ra, với mục đích sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp, vitamin B1 và sữa chua thường được kết hợp như một dạng mặt nạ cấp ẩm, làm sáng da hiệu quả.

u003cstrongu003eDầu dừa và vitamin B1u003c/strongu003e

Dầu dừa với công dụng dưỡng ẩm thường hay được sử dụng cùng vitamin B1 trong mục đích dưỡng tóc, kích thích mọc tóc.

u003cstrongu003eUống nhiều vitamin B1 có tốt không?u003c/strongu003e

Tuy vẫn chưa có báo cáo về quá liều vitamin B1, nhưng vẫn có khuyến cáo về sử dụng vitamin B1 liều cao sẽ gây tác dụng phụ.

u003cstrongu003eUống vitamin B1 có tăng cân không?u003c/strongu003e

Vitamin B1 tham gia vào quá trình phát triển và thực hiện chức năng của tế bào, thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây giảm cân, chán ăn, chưa có báo cáo về tình trạng tăng cân khi sử dụng vitamin B1.

u003cstrongu003eVitamin B1, B6, B12 có hại dạ dày không?u003c/strongu003e

Là một vi chất hoàn toàn an toàn cho người sử dụng, vitamin B1, B6, và B12 không hề gây hại cho dạ dày.

Mặc dù là một vi chất an toàn, hiệu quả với đa công dụng, việc sử dụng vitamin B1 vẫn cần sự hướng dẫn cụ thể đến từ chuyên gia hoặc bác sĩ. Để biết thêm thông tin chi tiết phù hợp nhất với nhu cầu cụ thể của bạn, hãy liên hệ ngay với chuyên gia và bác sĩ của chúng tôi tại Doctor có sẵn trên website docosan.com.

Contact Me on Zalo
Call Now Button