Viêm phế quản uống thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng

Viêm phế quản uống thuốc gì là thắc mắc của phần đông đối tượng đang mắc phải căn bệnh này. Thông thường, căn bệnh này có khả năng tự khỏi trong vòng 2 tuần mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên vẫn có trường hợp được bác sĩ kê đơn nhằm làm giảm triệu chứng và hạn chế biến chứng. Tham khảo bài viết được Doctor có sẵn chia sẻ rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản uống thuốc gì?

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Một số triệu chứng thường gặp như: ho có đờm, khó thở, thở khò khè, đau nhức cơ thể, sốt nhẹ, chán ăn,… Trong hầu hết trường hợp mắc, triệu chứng của bệnh sẽ tự tiêu biến trong khoảng 2 tuần mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, ở những trường hợp cấp thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc viêm phế quản phù hợp.

Cho đến thời điểm hiện tại,giới y học hiện đại chưa nghiên cứu ra loại thuốc đặc trị viêm phế quản. Việc điều trị viêm phế quản bằng thuốc thường là dùng thuốc để giảm thiểu cũng như trị dứt điểm triệu chứng. Vậy, viêm phế quản uống thuốc gì?

Viêm phế quản uống thuốc gì
Viêm phế quản uống thuốc gì là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị viêm phế quản:

Thuốc giảm ho, long đờm

Nếu cơn ho thông thường hay ho có đờm do bệnh viêm phế quản gây ra khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, ngủ không sâu giấc thì có thể cân nhắc dùng thuốc ho, thuốc long đờm không kê đơn. Loại thuốc này được sử dụng với mục đích tiêu đờm, giảm dịch nhầy kích thích niêm mạc gây ho, đồng thời giúp đường thở trong ống phế quản được thông suốt. Thời gian chỉ định sử dụng tối đa 14 ngày.

Một số loại thuốc thường được sử dụng như: Codeine, Dextromethorphan, Natri benzoat, Carbocystein,… Ngoài ra, thuốc Salbutamol cũng được kê đơn điều trị viêm phế quản nhưng chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi.

Thuốc chống viêm không steroid

Nếu có triệu chứng nhức đầu, sốt cao hoặc đau nhức cơ thể nhiều thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid. Đây là loại thuốc có chứa các hoạt chất như ibuprofen hoặc aspirin với công dụng giảm sốt và giảm đau nhức.

Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt cân nhắc khi dùng hai loại thuốc này. Vì ibuprofen không được khuyến khích dùng cho bệnh nhân bị hen suyễn. Trong khi đó, trẻ em không được dùng thuốc có chứa hoạt chất aspirin nếu không muốn làm ảnh hưởng đến gan và não.

Thuốc làm giãn phế quản dạng hít

Viêm phế quản uống thuốc gì? Dùng thuốc làm giãn phế quản dạng hít. Loại thuốc này được bác sĩ cân nhắc chỉ định sử dụng khi bệnh nhân có triệu chứng khó thở, thở khò khè. Thuốc có tác dụng làm loãng chất nhầy trong phổi, đồng thời đào thải chúng ra ngoài.

Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm phế quản do vi khuẩn gây ra thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau và đối tượng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc phù hợp. Thông thường, một liệu trình dùng thuốc kháng sinh chỉ kéo dài trong vòng 5 – 7 ngày.

Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh dễ gây ra tác dụng phụ nếu dùng không đúng thuốc hoặc không đúng cách. Do đó, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số tác dụng phụ thường gặp như: có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, cơ thể đuối sức,…

Viêm phế quản uống thuốc gì
Viêm phế quản uống thuốc gì? – Uống thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn

Thuốc chống virus

Một số trường hợp viêm phế quản cho virus gây ra sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc chống virus. Trên thực tế, bệnh do virus gây ra thường khó điều trị hơn so với các trường hợp khác bởi chúng thường cư trú trong tế bào. Mặc dù vậy, nếu bệnh nhân hợp thuốc sẽ nhanh khỏi trong vòng 7 – 10 ngày.

Xem thêm: Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm phế quản

Khi đã rõ thắc mắc viêm phế quản uống thuốc gì thì bệnh nhân cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây nhằm tránh những rủi ro có khả năng phát sinh trong quá trình sử dụng:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ định dùng thuốc viêm phế quản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý tăng liều hay điều chỉnh loại thuốc khi chưa có sự cho phép.
  • Chỉ dùng thuốc còn hạn sử dụng, không bị lỗi bao bì và thuốc rõ nguồn gốc.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Khi hết thuốc nhưng bệnh tình không thuyên giảm thì bạn cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý nhằm đảo bảo ức chế vi khuẩn gây bệnh;
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông bằng áo ấm và khăn choàng cổ.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh đi đến nơi có nhiều khói thuốc lá, khói bụi hoặc hạn chế đi ra ngoài khi có gió mùa.
  • Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập vừa sức. Đồng thời, hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng sớm để thư giãn đầu óc và tinh thần.
  • Có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và bổ sung đủ loại nước.
Viêm phế quản uống thuốc gì
Giữ ấm và bào vệ cơ thể khi trời lạnh hoặc những ngày thời tiết chuyển lạnh thất thường

Qua những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có được câu trả lời cho thắc mắc bệnh viêm phế quản uống thuốc gì và một số lưu ý khi sử dụng. Để việc điều trị bằng thuốc đạt được hiệu quả cao, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa thông qua việc thăm khám. Đồng thời, tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ.