Phù nề sau chấn thương: Những điều bạn nên và không nên làm

Phù nề sau chấn thương có thể nói là tình trạng bất ngờ khó tránh khỏi trong cuộc sống. Phù nề thường xảy ra ở người làm các công việc tay chân nặng nhọc, chơi thể thao, vận động mạnh,… hoặc chỉ đơn thuần là một sự không may mắn khi tham gia giao thông trên đường khiến chân bị sưng phù sau khi té xe. Vậy khi gặp phải phù nề sau chấn thương hoặc phù nề sau phẫu thuật, mổ thì ta nên và không nên làm gì? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ Trần Duy Viễn, chuyên khoa Nội Tổng hợp, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare.

Phù nề sau chấn thương là gì?

Phù nề là tình trạng một số khu vực trên cơ thể bị sưng lên và có cảm giác đau. Tình trạng này thường xuất hiện ngoài da, đặc biệt là ở bàn tay, mắt cá chân, bàn chân và cơ bắp. Đây là biểu hiện tổn thương các mô liên kết tại chỗ như cơ, dây chằng, gân, da, mỡ, bao khớp, mạch máu.

Chân bị sưng phù sau chấn thương là thuật ngữ dùng để diễn tả những tổn thương ở các thành phần sau đây:

  • Tổn thương cơ
  • Tổn thương dây chằng (phần tạo kết nối xương với xương)
  • Tổn thương gân (phần tạo kết nối giữa cơ và xương)
  • Tổn thương các thành phần khác như da, mỡ, bao khớp, và các tổ chức liên kết khác.

Không chỉ các phần mềm bị tổn thương mà các mạch máu nuôi tổ chức cũng sẽ bị thương tổn và chảy máu, dẫn đến tình trạng đau, phù nề, gây giảm hoặc mất chức năng vận động của chi. Máu chảy tại vị trí tổn thương càng nhiều, tổ chức càng sưng nề, đau càng tăng.

Chính vì vậy trong quá trình xử lý phù nề sau chấn thương cấp tính, mục đích điều trị quan trọng hơn cả là giảm chảy máu tại ngay vị trí tổn thương. Nếu chấn thương được xử lý bước đầu đúng cách và nhanh chóng, triệu chứng sẽ lập tức giảm đi, tổn thương cũng nhanh chóng phục hồi lại.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây ra hiện tượng phù nề

Có hai nguyên nhân chính :

  • Nguyên nhân cấp tính: Vết bầm tím, bong gân và căng cơ thường do chấn thương gây ra như ngã, trượt,…
  • Nguyên nhân mãn tính: Các khớp và cơ phải hoạt động liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi nên thường dẫn đến viêm gân, viêm bao hoạt dịch.

Khi gặp tình trạng phù nề sau chấn thương, vết thương sẽ lành nhanh nếu được sơ cứu đúng cách như sát trùng, chườm lạnh,… Tuy nhiên, đối với những chấn thương nặng, người bệnh nên dùng thêm thuốc chống phù nề để giảm sưng tấy nhất có thể.

Triệu chứng của phù nề sau chấn thương là gì?

  • Cảm giác đau tức thì kèm theo sưng ngay hoặc chậm
  • Sau 24h-48h, vết bầm tím sẽ xuất hiện và phát triển
  • Căng cứng xuất hiện do chấn thương và sưng tấy
  • Da bị sưng tấy, căng và bóng
  • Sưng mắt cá chân, mặt hoặc mắt
  • Các tĩnh mạch ở cánh tay và cổ nổi lên
  • Nhịp tim và huyết áp tăng
  • Đau đầu, đau bụng
  • Buồn nôn và ói mửa.

Những điều nên làm khi bị phù nề sau chấn thương

Xử trí trong vòng 48-72 giờ đầu là vô cùng quan trọng, nên thực hiện được cả 4 bước sau (R.I.C.E) và tuyết đối nên tránh 4 điều (H.A.R.M)

4 điều nên làm – RICE khi phù nề sau chấn thương gồm:

  • Rest: 
    • Cần được nghỉ ngơi ngay sau khi gặp chấn thương càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa việc di chuyển hay vận động để giảm lượng máu chảy, giảm phù nề và triệu chứng đau.
    • Tốt nhất là bất động chi bằng bột hoặc nẹp.
    • Cắt giảm thời gian luyện tập hoặc chuyển sang loại bài tập khác để tránh lực tác động đến vết thương, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.​
  • Ice: 
    • Chườm đá lạnh giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm lượng máu chảy và vết bầm tím bằng cách làm mát các mạch máu dưới da, khiến chúng co lại.
    • Chườm đá cũng có tác dụng gây tê nên có thể giảm đau.
    • Chườm đá mỗi lần 20-30 phút, cách nhau 2-3 giờ.
    • Đá nên bọc trong khăn ẩm hoặc vải nỉ hoặc dùng túi đá để chườm sau đó mới chườm lên vùng bị tổn thương, làm như vậy để ngăn không bị bỏng da do chườm trực tiếp quá lâu.
    • Trong 3 – 5 ngày đầu, khi vết thương đang ở giai đoạn cầm máu, nên chườm lạnh để mạch máu co lại, cô lập vùng chấn thương và giảm sưng.
    • Sau khi đã chuyển sang giai đoạn sửa chữa, tái tạo mô thì mới tiến hành chườm nóng để làm giãn mạch, tăng cường dòng máu tới phục hồi vết thương. 
phù nề sau chấn thương
Phù nề sau chấn thương: Những điều nên và không nên làm
  • Compression: 
    • Sau khi đã chườm túi nước đá lên vùng bị ảnh hưởng nhiều lần trong khoảng thời gian từ 10 đến 30 phút, việc tiếp theo nên làm là băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm tình trạng phù nề bằng các loại băng thun quấn quanh vị trí bị chấn thương.
    • Tốt nhất dùng băng thun, băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn.
    • Cách này đặc biệt hiệu quả khi bạn bị tay hoặc chân phù nề sau chấn thương.
phù nề sau chấn thương
Phù nề sau chấn thương: Những điều nên và không nên làm
  • Elevation: 
    • Kê cao chi hơn so với mức tim nhằm giúp tạo thuận lợi cho máu chảy ngược về tim dễ dàng, giúp giảm phù nề, có tác dụng giảm đau và giảm phù nề hiệu quả và giảm chảy máu.
    • Trường hợp chấn thương ở chi dưới, kê cao chân ở tư thế nằm, còn với chi trên thì có thể treo tay bằng đai treo tay

Những điều không nên làm khi bị phù nề sau chấn thương

4 điều H.A.R.M sau đây người bị phù nề sau chấn thương nên tránh làm:

  • Heat: 
    • Chườm nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu tới vị trí vết thương càng nhiều, khiến cho các triệu chứng như đau, sưng nề, chảy máu nặng nề hơn.
    • Cần tránh bất kỳ một tác động nhiệt nóng nào vào vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm, sử dụng dầu nóng​, …
  • Alcohol: Đắp cồn hoặc rượu cũng có thể gây tăng chảy máu, tăng triệu chứng phù nề, và làm cho vùng tổn thương lâu hồi phục hơn, đôi khi còn khiến các tổn thương lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng.​
  • Running: Chạy hay tập luyện trong vòng 72 giờ đầu sẽ làm tổn thương tiến triển nặng hơn.
  • Massage: Xoa bóp sẽ thúc đẩy lưu lượng máu vào vết thương, làm tăng chảy máu, tăng phù nề và làm tổn thương trở nặng hơn. Phải tránh xoa bóp ít nhất trong vòng 72 giờ đầu sau chấn thương.
phù nề sau chấn thương
Phù nề sau chấn thương: Những điều nên và không nên làm

Các phương pháp R.I.C.E và H.A.R.M nêu trên chỉ giúp xử lý tạm thời các chấn thương phần mềm, ngăn sự phù tiến triển nặng nề hơn. Sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu được hướng dẫn phía trên, tốt nhất hãy nên đến gặp và khám bác sĩ ngay càng sớm càng tốt tại những cơ sở y tế chất lượng để được bác sĩ chẩn đoán, nhận định mức độ tổn thương phần mềm, từ đó đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời. Việc xử trí và can thiệp các chấn thương đúng cách trong thời gian sớm sẽ giảm các triệu chứng, làm cho tổn thương nhanh chóng hồi phục.​

Hai lưu ý quan trọng cuối cùng về những điều nên tránh làm khi bị phù nề sau chấn thương là:

  • Thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc giảm phù nề sau chấn thương, giảm đau, kháng viêm để điều trị các chấn thương phần mềm. Bên cạnh công dụng thần kì giúp giảm đau thì một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến tình trạng phù nề và chảy máu nặng nề hơn. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, tránh việc sử dụng không đúng cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, nhất là với những người có nhiều bệnh nền.
  • Áp dụng một số phương pháp dân gian như dùng mật gấu cũng không hề có tác dụng giảm sưng mà còn có thể gây phỏng da, khiến vết thương sưng, phù nề nhiều hơn.

Nhìn chung, phù nề sau chấn thương là tình trạng chấn thương rất thường gặp do tai nạn giao thông, ngã xe bị sưng chân, tai nạn lao động, hoặc do té ngã, va chạm mạnh,… Những chấn thương này gây ra các triệu chứng như đau, sưng nề, vết bầm tím, căng cứng,… Áp dụng ngay 4 cách làm giảm sưng chân khi bị ngã ở trên và 4 điều cần tránh, sau đó cần ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Các loại thuốc giảm phù nề sau chấn thương hiệu quả

Thuốc nhóm NSAID

Các loại thuốc chống viêm phổ biến như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen và Serazym rất hiệu quả trong việc giảm đau và sưng. Đây đều là những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

NSAID giúp giảm sốt, đau và chống viêm đồng thời, thuốc nhóm này cũng đóng vai trò giảm sưng trong điều trị viêm khớp, chấn thương mô mềm và thấp khớp.

Thuốc NSAID được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, gồm thuốc mỡ, kem bôi, thuốc cốm, siro, viên nén,… Vì vậy, người bệnh cần lưu ý phân loại các loại thuốc này để tránh dùng quá liều.

Alpha Chymotrypsin

Thành phần chính của loại thuốc phù nề sau chấn thương này là Chymotrypsin hay Alphachymotrypsin. Alpha-chymotrypsin là một enzym phân giải protein có nguồn gốc từ chymotrypsinogen trong dịch tụy bò. Bạn có thể sử dụng thông qua đường uống hoặc ngậm.

Alpha-Chymotrypsin được dùng để chống viêm nhiễm, tụ máu và giảm phù nề ở bệnh nhân bị áp xe, loét, chấn thương mô mềm hoặc sau phẫu thuật.

Trong các tình trạng như viêm họng và viêm phế quản, thuốc Alphachymotrypsin cũng làm loãng dịch tiết đường hô hấp.

Liều dùng Alphachymotrypsin: Uống hoặc ngậm dưới lưỡi 3-4 lần/ngày, mỗi lần 2 viên.

Thuốc Katrypsin

Katrypsin là thuốc chứa thành phần chính là Alphachymotrypsin 21 Micro catalyst và được dùng phổ biến để điều trị phù mô mềm. Katrypsin cũng được sử dụng rộng rãi trong các bệnh như viêm họng và viêm phế quản, dùng để giảm sưng tấy sau phẫu thuật và phù nề sau chấn thương mô mềm.

Liều dùng Katrypsin: Katrypsin dùng đường uống, liều dùng 2 viên/lần, ngày 3-4 lần.

Lưu ý các loại thuốc dùng để giảm phù nề thường có tác dụng phụ là gây tiêu chảy và tăng tiết axit. Vì vậy, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc ức chế bơm proton hoặc giảm axit dạ dày trước khi dùng thuốc giảm phù nề sau chấn thương.

Thuốc Alpha Choay

Đây là một loại thuốc chống viêm và giảm sưng được sử dụng khi bệnh nhân bị chấn thương do va chạm như bong gân, phù nề mí mắt, bầm tím, nhiễm trùng, tụ máu, tai nạn giao thông hoặc chấn thương do vận động, tập thể dục thể thao.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Alpha Choay:

  • Dạng viên uống: Uống 2 viên/ lần x 3 – 4 lần/ ngày với nhiều nước.
  • Dạng bào chế ngậm dưới lưỡi: Đặt thuốc dưới lưỡi và để thuốc tan từ từ. Sử dụng 4-6 viên/ ngày vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Không dùng thuốc Alpha Choay trong các trường hợp sau:

  •  Bệnh nhân mắc hội chứng thận hư.
  •  Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nếu cần sử dụng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân rối loạn truyền máu, rối loạn đông máu, viêm loét dạ dày, chuẩn bị phẫu thuật hay dị ứng đạm…

Phù nề là một phản ứng không thể tránh khỏi sau chấn thương mô mềm hoặc phẫu thuật. Để sử dụng thuốc giảm phù nề sau chấn thương, bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân phải hiểu rõ tác dụng phụ, liều lượng và thời điểm dùng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh sau chấn thương phần mềm hoặc phẫu thuật cũng cần được chăm sóc hợp lý và nghỉ ngơi thường xuyên để quá trình hồi phục thành công.

Câu hỏi thường gặp

Phù nề sau chấn thương bao lâu thì hết?

Thời gian phục hồi phù nề sau chấn thương là câu hỏi phổ biến của hầu hết bệnh nhân khi chứng phù nề cản trở đến các hoạt động hàng ngày. Trên thực tế, câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện, như loại mô mềm, mức độ tổn thương và đặc điểm thể chất từng người.

u003cstrongu003eChân phù nề sau chấn thương xử lý như thế nào?u003c/strongu003e

Nên nghỉ ngơi và hạn chế vận độngu003cbru003eCố định vết thương bằng nẹp để hạn chế di lệch khớp.u003cbru003eChườm lạnh giúp giảm sưng và giảm đau nhanh hơn.u003cbru003eKê cao chân để máu lưu thông tốt hơn và giảm phù nề vết thương.

u003cstrongu003eGiảm phù nề sau phẫu thuật?u003c/strongu003e

Chườm lạnhu003cbru003eChườm ấmu003cbru003eBổ sung dứa và đu đủ cho cơ thểu003cbru003eĂn uống khoa học, lành mạnhu003cbru003eTránh vận động mạnhu003cbru003eUống thuốc theo chỉ định của bác sĩu003cbru003eBảo vệ vùng phẫu thuật cẩn thận

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phù nền là chấn thương, điều mà ai cũng có thể gặp qua những tai nạn, hoạt động thể dục thể thao,… Lúc này, việc điều trị y tế và chăm sóc cơ thể là cần thiết để khắc phục chứng phù nề sau chấn thương. Theo thời gian, cơ thể sẽ phục hồi và người bệnh có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Xem thêm:


Nguồn tham khảo: healthline.com