Bệnh glocom là gì? 10 triệu chứng bệnh không nên xem thường

Theo thống kê, bệnh glocom hay chứng thiên đầu thống là nguyên nhân gây mù lòa xếp thứ hai chỉ đứng sau bệnh đục thủy tinh thể. Hiện nay, bệnh glocom không chỉ xuất hiện ở những người trưởng thành, người cao tuổi mà còn gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên. 

Do đó, bệnh glocom nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tăng áp lực trong mắt, làm tổn hại thần kinh thị giác, lâu dần sẽ gây mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh glocom là gì và có nguy hiểm không?

Bệnh glocom, thông thường còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp, cườm nước, glaucoma hay trong y học cổ truyền gọi là chứng thiên đầu thống. Glocom chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa không thể hồi phục vì bệnh glocom thường tiến triển chậm và không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Vì vậy khi người bệnh phát hiện ra bệnh thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Có thể nói glocom là “kẻ trộm tầm nhìn”.

Khoảng 3 triệu người Mỹ và 64 triệu người trên thế giới bị bệnh glocom, nhưng chỉ 50% được phát hiện. Glocom có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc glocom ở một hoặc hai mắt là 2,5% số người trên 40 tuổi và glocom góc đóng nguyên phát là glocom hay gặp nhất trên người Việt Nam.

Theo thống kê bệnh glocom trên thế giới 2022 cho thấy rằng dự báo có tới 111,8 triệu người được dự án là tăng nhãn áp (glocom) vào năm 2040 với khoảng 90% người bị tăng nhãn áp không được phát hiện ở các nước đang phát triển. Cứ 200 người ở độ tuổi 40 thì có 1 người bị bệnh glocom, đồng thời tỷ lệ này tăng lên ⅛ ở độ tuổi 80.

Có mấy loại glocom?

Glocom là một căn bệnh phức tạp, với nhiều biểu hiện và giai đoạn cũng như nguyên nhân khác nhau. Do đó, glocom được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các phân loại glocom phổ biến ở Việt Nam.

  1. Glocom nguyên phát:

Glocom góc đóng nguyên phát bao gồm:

  • Glocom góc đóng cơn cấp: Có thể xuất hiện lần đầu hoặc sau những cơn sơ phát trước đó.
  • Glocom góc đóng bán cấp: Là biểu hiện của những giai đoạn góc đóng không hoàn toàn. Vẫn là glocom góc đóng nhưng nhẹ hơn.
  • Glocom góc đóng mạn tính: Là tình trạng glocom có thể xảy ra sau glocom góc đóng cấp hoặc khi góc tiền phòng đóng dần và nhãn áp tăng dần.

    Glocom góc mở nguyên phát:

    Là loại glocom diễn tiến âm thầm, lần lượt qua từng giai đoạn. Thường khi phát hiện ra bệnh đã nặng, thị lực ngày càng giảm dần và trong giai đoạn tiến triển. Bệnh thường gặp ở hai mắt nhưng có thể nặng hơn ở một mắt.

        1. Glocom thứ phát: 

        Thường xuất hiện sau những rối loạn tại mắt và toàn thân, là loại glocom do chấn thương, viêm màng bồ đào, bệnh lý thể thủy tinh, thủng động mạch cảnh – xoang hang,…

        1. Glocom bẩm sinh:

        Do có sự phát triển bất thường của góc tiền phòng, có thể có hoặc không kết hợp với những dị thường khác ở mắt và toàn thân.

        Nguyên nhân nào gây ra bệnh glocom?

        Bệnh Glocom thông thường do tăng áp suất của thủy dịch trong mắt người bệnh, làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Tùy thuộc vào áp lực thủy dịch trong mắt mà mức độ tổn thương thần kinh thị giác khác nhau ở mỗi người.

        Thông thường, thủy dịch là chất lỏng trong suốt do mắt tiết ra để nuôi dưỡng và giữ hình dạng phồng cho mắt. Chất lỏng này thường thoát ra ngoài qua góc tiền phòng hoặc dẫn lưu. Nếu xảy ra tổn thương ở các góc này thì tốc độ thủy dịch tạo ra ở mắt lớn hơn tốc độ thủy dịch thoát ra sẽ dẫn ngay đến tình trạng tăng áp lực trong mắt.

        Chính áp lực này lâu ngày sẽ làm tổn thương dây thần kinh thị giác sau mắt gây ra tình trạng suy giảm thị lực không thể phục hồi, nghiêm trọng hơn có thể mù lòa. Các trường hợp dễ gây tăng nhãn áp hình thành bệnh glocom như:

        • Nhãn áp cao liên tục trên 27mmHg
        • Bệnh đái tháo đường thường dễ mắc bệnh võng mạc tiểu đường ngăn chặn hệ thống thoát thủy dịch ở mắt
        • Cận thị hoặc viễn thị, nhất là những người bị cận thì trên 8 độ
        • Tiền sử chấn thương mắt như đụng dập, chấn thương thể thao, phẫu thuật mắt nhiều lần,…
        • Huyết áp cao hoặc thấp
        • Sử dụng thuốc corticoid kéo dài trong quá khứ hoặc hiện tại
        • Tiền sử gia đình mắc bệnh glocom vì glocom thể phổ biến nhất là glocom góc mở có tính di truyền
        • Dân tộc châu Á, châu Mỹ gốc Latinh như Tây Ban Nha hoặc châu Phi
        • Người trên 50 tuổi

        Triệu chứng của glocom là gì?

        Các cơn tăng nhãn áp khi bị bệnh glocom thường hay xuất hiện về đêm, đột ngột và dữ dội với các biểu hiện như sau:

        • Đau nhức vùng hốc mắt sau đó lan lên nửa đầu
        • Nhìn mờ, cảm giác như có màn sương trước mặt
        • Thấy quầng xanh đỏ khi nhìn vào bóng đèn
        • Có thể nôn hoặc buồn nôn
        • Mi mắt bị co quắp, hơi phù nề và khó mở mắt
        • Kết mạc bị phù nề
        • Tiền phòng rất nông do mống mắt áp sát vào giác mạc
        • Đồng tử giãn và mất phản xạ
        • Nhãn áp tăng cao, có thể trên 30mmHg; sờ nhãn cầu thấy cứng
        • Góc tiền phòng đóng hoàn toàn trên 360 độ

        Điều trị glocom theo các phương pháp y khoa

        Mục tiêu điều trị glocom theo các phương pháp hiện nay đó chính là điều chỉnh nhãn áp để không gây tổn thương đến thần kinh thị giác và võng mạc bằng các loại thuốc uống, nhỏ mắt hoặc can thiệp bằng phẫu thuật.

        Điều trị nội khoa

        1. Thuốc Pilocarpine:
        • Thuộc nhóm thuốc đối giao cảm làm co đồng tử, tăng cường lưu thông thủy dịch từ tiền phòng qua vùng bè.
        • Dạng gel pilocarpine hydrochloride 2%, 4% tra mắt dùng trong thời gian dài giúp điều trị glocom góc mở mạn tính, không sung huyết. Người lớn tra 1 giọt x 4 lần/ ngày.
        • Dạng nhỏ mắt pilocarpine hydrochloride 2%, 4%; pilocarpine nitrate 2%, 4% sử dụng khi cần giảm nhãn áp nhanh hoặc co đồng tử mạnh khi cấp cứu glocom góc đóng cấp tính trước khi phẫu thuật. Người lớn nhỏ 1 giọt (2%) vào mắt 10 phút/ lần, trong 30 – 60 phút, sau đó nhỏ 1 giọt cứ 1 – 3 giờ/ lần đến khi hạ nhãn áp.
        1. Thuốc Timolol (chẹn β1 – β2) hoặc Betaxolol (chẹn β1) :
        • Là thuốc thuộc nhóm ức chế thụ thể β không chọn lọc. Thuốc có tác dụng giảm sản xuất thủy dịch và tăng lưu thông thủy dịch qua vùng bè.
        • Dạng nhỏ mắt Timolol maleate 0,25% dùng cho bệnh nhân glocom góc mở với liều 1 giọt x 2 lần/ ngày. Nếu không đáp ứng giảm nhãn áp có thể tằng 1 giọt 0,5% x 2 lần/ ngày.
        1. Thuốc Epinephrin:
        • Có tác dụng giãn đồng tử yếu nên giảm lượng thủy dịch do thể mi tiết.
        • Dạng nhỏ mắt Epinephrine hydrochloride 1% dùng cho người bị glocom góc mở nguyên phát với liều 1 giọt/ 8 giờ/ lần.
        1.  Thuốc Acetazolamide 250 mg:
        • Thuốc có tác dụng ức chế enzyme carbonic anhydrase nên sẽ giảm tạo ion H+ và HCO3- từ nước và CO2, hạn chế vận chuyển tích cực các ion này trong nội mô, vì vậy làm giảm sản xuất thủy dịch của thể mi.
        • Dạng viên uống cho bệnh nhân glocom góc đóng và glocom góc mở với liều 1 viên 250 mg/ 6 giờ/ lần. Sau đó dùng 500 mg/ 12 giờ/ lần.
        1. Thuốc tăng thẩm thấu:
        • Manitol 15 – 20%: truyền tĩnh mạch 1,5 mg/kg trong 30 – 60 phút có tác dụng làm tăng áp lực thẩm thấu của máu và thủy dịch đó rút nước từ thủy dịch ra, làm hạ nhãn áp.
        1. Thuốc Lindocaine 2%:
        • Pha với 1 ml Ethanol 90% để chích hậu cầu trong các ca glocom tuyệt đối, trước khi có chỉ định cắt bỏ nhãn cầu.

        Điều trị phẫu thuật glocom

        Khi sử dụng thuốc không có kết quả, cần phẫu thuật glocom để hạ nhãn áp, ngăn ngừa tổn hại đến thần kinh thị giác.

        1/ Phẫu thuật lỗ dò:

        2/ Cắt bè củng mạc:

        Trước mổ: Hạ nhãn áp bằng Acetazolamide 250 mg. Ngừng thuốc Adrenergic.

        Trong mổ: 

          • Nên chọc tiền phòng, hạ nhãn áp để phòng xuất huyết.
          • Cắt củng mạc có hình tam giác hoặc chữ nhật, cắt bè củng mạc.
          • Cắt mống chu biên, tránh bít lỗ cắt.

          Sau mổ:

          • Thuốc liệt thể mi Atropin 1% nhỏ 2 lần/ngày.
          • Kháng sinh uống và nhỏ.
          • Corticoid uống và nhỏ.

          3/ Cắt mống chu biên:

            • Mổ ngừa mắt bằng: Laser mống mắt chu biên.

            4/ Phẫu thuật hỗn hợp:

            • Cắt bè phối hợp với lấy thể thủy tinh trong bao và ngoài bao.
            • Cắt bè phối hợp với lấy thể thủy tinh và đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng.

            Khi nào nên khám và điều trị glocom tại phòng khám/bệnh viện?

            Bệnh glocom là một căn bệnh diễn tiến âm thầm và khá phức tạp, do đó việc phòng tránh và phát hiện sớm ngay từ ban đầu để được chẩn đoán, điều trị tốt nhất thực sự cần thiết. Chúng ta nên thường xuyên đi khám mắt, kiểm tra định kỳ 1 đến 2 lần trong một năm tại các phòng khám/bệnh viện uy tín để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh glocom cũng như các bệnh về mắt khác.

            Tuổi và tần suất tầm soát glocom phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ của từng bệnh nhân. Theo Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến nghị:

            • Tuổi 20 – 29: Những người có tiền sử gia đình mắc glocom hoặc thuộc nhóm sắc tộc có nguy cơ mắc bệnh nên đi khám mắt từ 3 – 5 năm/ lần.
            • Tuổi 30 – 39: Những người có tiền sử gia đình mắc glocom hoặc thuộc nhóm sắc tộc có nguy cơ mắc bệnh nên đi khám mắt từ 2 – 4 năm/ lần.
            • Tuổi 40 – 64: Nên đi khám mắt từ 2 – 4 năm/ lần.
            • Tuổi trên 65: Nên đi khám mắt 1 – 2 năm/ lần.
            Đo nhãn áp giúp tầm soát bệnh glocom
            Đo nhãn áp giúp tầm soát bệnh glocom

            Điều trị glocom theo y học cổ truyền

            Ngoài các phương pháp tây y được dùng để chữa trị bệnh glocom thì vào những năm 1997 đến 2002; có khoảng 70 triệu người lớn ở Mỹ đã dùng các liệu pháp chữa trị glocom bằng các thuốc có nguồn gốc thực vật, châm cứu, xúc giác…. 

            Tất cả liệu pháp trên được gọi là phương pháp chữa trị theo y học cổ truyền, bản chất của phương pháp này là sử dụng các thảo dược tự nhiên cùng với các hoạt chất sinh học tác động trên những huyệt đạo vùng mắt cho nhiều ưu điểm như sau: 

            • Cho tác dụng và hiệu quả tăng dần theo thời gian điều trị
            • Tác dụng toàn diện: Có khả năng cải thiện các triệu chứng căng tức, đau nhức, sưng đỏ,… đồng thời bảo vệ, nuôi dưỡng phục hồi các tế bào thần kinh thị lực nhằm cải thiện chức năng của mắt.
            • Hạn chế gây ra các tác dụng phụ, biến chứng hại mắt như dùng các thuốc hóa dược, phẫu thuật trực tiếp trên mắt.

            Phòng ngừa glocom bằng thảo dược

            Các thảo dược, hoạt chất tự nhiên được dùng để chữa trị chứng thiên đầu thống, tên gọi khác của bệnh glocom trong đông y với những thành phần chính như: Bạch quả, Cúc hoa, Câu kỷ tử, Hạ khô thảo, Lutein, Zeaxanthin, …. Những thành phần này sẽ mang lại những hiệu quả sau đây:

            • Tham gia cấu tạo, củng cố cấu trúc hệ thống dây thần kinh thị giác.
            • Tăng cường quá trình trao đổi chất, từ đó loại bỏ các gốc tự do gây hại đến dây thần kinh thị giác cùng các bộ phận khác của mắt.
            • Ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho mắt từ môi trường bên ngoài như: Tia cực tím, khói bụi, vi khuẩn,…

            Bạch quả

            Bạch quả – Ginkgo biloba được sử dụng chủ yếu dạng chiết xuất từ lá với tiêu chuẩn 24% flavonoid và 6% terpenoid. Có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và đóng vai trò trong cách các dẫn truyền thần kinh ở vùng mắt.

            Với bệnh Glocom có nhãn áp không cao (Normal-Tension Glaucoma), liều dùng chiết xuất lá Bạch quả được khuyến cáo với 40 mg uống 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần. 

            Bạch quả giúp tăng lưu lượng máu cho mắt

            Câu kỷ tử

            Thành phần chính trong Câu kỷ tử – Lycium barbarum là các beta carotenoid, flavonoid và các hợp chất phenol. Các hoạt chất này đa số đều có khả năng chống oxy hóa mạnh, chống viêm và bảo vệ tế bào thần kinh, giúp phòng và điều trị các bệnh lý đáy mắt như glocom.

            Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, Câu kỷ tử được xem là vị thuốc bổ có tác dụng ngừa hoa mắt, thị lực giảm với liều dùng 6 – 12 g/ ngày dùng để sắc nước uống, chế thành cao, ngâm rượu hoặc các dạng hoàn tán.

            Câu kỷ tử - thảo dược tăng cường bảo vệ mắt
            Câu kỷ tử – thảo dược tăng cường bảo vệ mắt

            Cúc hoa trắng

            Theo y học cổ truyền; Cúc hoa trắng – Chrysanthemum morifolium có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn; trên bệnh glocom có tác dụng làm sáng mắt, đỡ nhức đầu. Liều dùng 9 – 15 g/ ngày ở dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

            Theo kinh nghiệm dân gian ở nước ta cũng như Trung Quốc, Cúc hoa trắng được dùng làm vị thuốc chữa các chứng như nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đau dây thần kinh thị giác (các biểu hiện của glocom) và tăng huyết áp (nguyên nhân gây ra glocom).

            Dùng trà Cúc hoa trắng hằng ngày để phòng ngừa glocom
            Dùng trà Cúc hoa trắng hằng ngày để phòng ngừa glocom

            Nham lê (Bilberry)

            Hoạt chất Anthocyanin có trong Bilberry có tác dụng chống oxy hóa mạnh, thải trừ các gốc tự do – tác nhân phá vỡ cấu trúc collagen, dẫn đến các bệnh về mắt (giác mạc ở mắt).  

            Đối với glocom, lối thoát của thủy dịch ở mắt bị cản trở hoặc tắc nghẽn làm tăng áp lực nội nhãn, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và lớp sợi thần kinh ở võng mạc gây mất thị lực. Vì vậy, Anthocyanin có tác dụng bảo vệ cấu trúc collagen cho thủy dịch lưu thông vào ra nhãn cầu liên tục giúp cân bằng áp lực nội nhãn nhờ đó mà giúp cải thiện bệnh glocom, với liều khuyến cáo 160 mg x 2 lần/ ngày.

            Bilberry - khắc tinh hàng đầu của bệnh glocomCâu hỏi thường gặp
            Bilberry – khắc tinh hàng đầu của bệnh glocomCâu hỏi thường gặp
            Bệnh glocom có chữa được không?

            Tùy thuộc vào từng loại bệnh glocom, giai đoạn bệnh sẽ có những phương pháp chữa khác nhau. Bệnh glocom có thể điều trị bằng các thuốc nhỏ mắt, tra mắt, thuốc uống tây y; phẫu thuật hoặc bằng liệu pháp y học cổ truyền sử dụng các loại thảo dược, châm cứu huyệt đạo,…

            Glocom thể mi là gì?

            Glocom thể mi hay còn gọi là glocom góc mở. Glocom thể mi gây tổn hại thị trường, đĩa thị lõm teo và gây tình trạng tăng nhãn áp rất khó để phát giện và bệnh tiến triển âm thầm, dễ trở nên nặng như suy giảm thị lực ở tuổi già.

            Glocom mắt là gì?

            Bệnh Glocom mắt hay còn gọi là bệnh cườm nước, trong đông y gọi là thiên đầu thống. Là bệnh liên qua đến thị lực khác thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên, trẻ em, tật ở mắt, tăng huyết áo, nhãn áp cao hoặc có thể do di truyền trong gia đình.

            Bệnh glocom kiêng ăn gì?

            Bên cạnh chữa trị, người bệnh glocom cần tạo thói quen sống và chế độ ăn uống lành mạnh. Do đó, chúng ta cần hạn chế một số thực phẩm sau đây: Đồ ăn cay nóng, kiêng các thực phẩm gây kích ứng, kiêng thực phẩm chứa nhiều đường, kiêng thực phẩm chiên rán, dầu mỡ.

            Chi phí mổ mắt glocom là bao nhiêu?

            Nếu tính riêng chi phí thủ thuật thì trung bình một ca mổ glocom sẽ dao động 1 – 5 triệu đồng, cụ thể:u003cbru003e- Mổ glocom bằng laser: 1 -2 triệu đồng/ cau003cbru003e- Mổ glocom bằng cắt bè: 4 – 5 triệu/ ca

            Glocom tân mạch là gì?

            Bệnh Glocom tân mạch còn gọi là glocom thứ phát. Tác nhân kích thích tạo ra tân mạch thường là thiếu máu cục bộ và ở phần lớn những mắt bị glocom tân mạch vốn đã có bệnh lý võng mạc do đái tháo đường hoặc tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc. U nội nhãn tăng cũng kích thích tân mạch phát triển.

            Glocom góc mở nguyên phát là gì?

            Glocom góc mở nguyên phát là một hội chứng gồm tổn thương thần kinh thị giác liên quan tới góc tiền phòng mở và nhãn áp tăng hoặc đôi khi ở mức trung bình.

            Glocom bẩm sinh là bệnh gì?

            Glocom bẩm sinh là tình trạng tăng nhãn áp ở trẻ em, áp lực thủy dịch trong mắt bình thường sẽ tăng cao, vượt giới hạn cho phép. Thủy dịch bị tắc không thể thoát ra ngoài gây tổn thương thần kinh thị giác và sau cùng là mù vĩnh viễn.

            Glocom có di truyền không?

            Bệnh Glocom là bệnh lý có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc glocom cao 4 – 9 lần.

            Qua bài viết này đã thấy rằng bệnh glocom là một căn bệnh diễn tiến phức tạp và nguy hiểm có thể làm giảm thị lực. Thậm chí bệnh còn gây mù lòa vĩnh viễn nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu bạn và người thân trong gia đình có những dấu hiệu hoặc đã mắc bệnh glocom, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ nhãn khoa.