Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào là đúng?

Đau mắt đỏ là tình trạng mà có lẽ ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Trong đa số trường hợp, đau mắt đỏ có thể tự khỏi bằng cách giữ vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Tuy vậy, việc phòng bệnh đau mắt đỏ vẫn rất quan trọng bởi không có bất thường nào trên cơ thể là hoàn toàn không nguy hiểm, nhất là ở trẻ em. Để biết cách phòng bệnh đau mắt đỏ sao cho hợp lý, hãy xem bài viết sau của Doctor có sẵn.

Đau mắt đỏ là gì? 

Mắt đỏ nhìn chung là mắt có màu đỏ ngầu ở phần lòng trắng của mắt. Đau mắt đỏ có thẻ kèm theo khó chịu, tiết dịch ở mắt. Màu đỏ xảy ra khi các mạch máu nhỏ dưới bề mặt mắt của bạn trở nên phình to ra hoặc bị viêm. Thông thường, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do phản ứng gì đó gây khó chịu với mắt của bạn.

Nguyên nhân của đau mắt đỏ 

Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân là do viêm kết mạc. Kết mạc là màng bao phủ phía trước mắt và viền mí mắt. Các mạch máu của màng này có thể giãn ra, khiến mắt đỏ lên. Điều này có thể gây ra bởi:

  • Nhiễm trùng xảy ra nguyên nhân do vi khuẩn
  • Dị ứng
  • Viêm bờ mi mắt
  • Chấn thương mắt
  • Do đeo kính áp tròng không theo hướng dẫn

Triệu chứng đi kèm 

Mắt đỏ có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc cả 2 mắt. Triệu chứng của đỏ mắt có thể xuất hiện khá đột ngột như trong trường hợp do dị ứng hoặc do chấn thương ở mắt.

Một vài triệu chứng có thể đi kèm với đỏ mắt như:

  • Đau mắt
  • Ngứa
  • Lộm cộm ở mắt
  • Mắt sưng tấy
  • Thay đổi về thị lực: mờ mắt, tầm nhìn thu hẹp, cảm thấy chói,…

Biểu hiện bạn sắp bị đau mắt đỏ

Mắt đỏ sẽ xảy ra khá đột ngột trong trường hợp bị đau mắt đỏ do dị ứng hoặc do chấn thương. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm khuẩn hay nhiễm vi rút, mắt có thể hơi khô và lộm cộm trước khi xuất hiện triệu chứng đỏ rầm rộ. Một vài trường hợp chỉ xuất hiện ở 1 mắt, sau vài ngày mới bắt đầu lây sang mắt còn lại do không vệ sinh tay khi chạm vào mắt.

Đặt lịch hẹn khám đau mắt đỏ và biết cách phòng bệnh đau mắt đỏ đúng cách:

Chữa trị đau mắt đỏ ở đâu?

Phần lớn mọi người đều sẽ bị đau mắt đỏ ít nhất một lần trong đời. Trong đa số các trường hợp sẽ tự khỏi và không quá ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên trong một vài trường hợp như đã kể trên, bạn nên tìm đến các cơ sở khám bệnh chuyên khoa mắt để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Docosan gợi ý một vài phòng khám uy tín về các bệnh ở mắt mà bạn có thể tin tưởng điều trị:

  • Phòng Khám Chuyên Khoa Mắt Thu Ba: Phòng khám mắt do Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Ba trực tiếp thăm khám. Bà là bác sĩ nhãn khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm hành nghề khám chữa bệnh về mắt cho bệnh nhân, là nguyên Trưởng Khoa Mắt bệnh viện An Sinh (từ năm 2006 đến năm 2019).

  • Bệnh viện mắt Sài Gòn: Được thành lập vào năm 2004, trải qua gần 19 năm hình thành phát triển, với 10 chi nhánh Bệnh viện, 03 Phòng khám và Trung tâm nhãn khoa trải dài khắp 3 miền, Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn được xem như là hệ thống bệnh viện chuyên khoa mắt lớn nhất Việt Nam. 

  • Phòng khám Vigor Health: Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh. Phòng khám Vigor Health là một trong những địa điểm đáng tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe. Trong đó, nổi bật với đội ngũ thăm khám các bệnh về mắt.

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare: Hiện là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngũ nhân viên không thể uy tín hơn với các bác sĩ từng đảm nhận các chức vụ cao công tác tại các bệnh viện lớn như Nhi Đồng 2, An Sinh, Chợ Rẫy,..

  • Bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh: Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển Bệnh viện, hiện nay bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đầu ngành về nhãn khoa của khu vực và cả nước.

Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Bạn không thể phòng bệnh đau mắt đỏ trong mọi trường hợp bị đỏ mắt, tuy nhiên bạn có thể giảm nguy cơ bị đỏ mắt bằng một vài gợi ý sau:

  • Hạn chế việc dụi mắt. Ở tay có vô số bụi bẩn và cả vi khuẩn được tích tụ trong quá trình sinh hoạt. Những bụi bẩn này có thể gây mẩn đỏ và kích ứng với mắt của bạn. Thậm chí, những hạt bụi có kích thước lớn có thể làm trầy xước lớp kết mạc dẫn đến tình trạng đỏ mắt.
  • Nếu có sử dụng kính áp tròng, để phòng bệnh đau mắt đỏ bạn nên vệ sinh kính áp tròng của mình thường xuyên và không nên sử dụng chúng nhiều hơn mức thời gian cho phép.
  • Tẩy trang cho mắt đúng cách. Mascara, chì kẻ mắt, màu mắt, phấn mắt,… những lớp trang điểm cho mắt sẽ bám rất lâu nếu như không được loại bỏ bằng nước tẩy trang chuyên dụng. Do đó, cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, trong trường hợp trang điểm bạn nên có cho mình nước tẩy trang dành riêng cho mắt. 
  • Mắt khá là dễ bị kích ứng, do đó những mỹ phẩm khi sử dụng hàng ngày có thể ảnh hưởng đến mắt. Tránh để mỹ phẩm tiếp xúc với mắt, nếu lỡ tiếp xúc với mắt, hãy rửa sạch với nước ngay lập tức. 
  • Tránh những dị nguyên mà bạn đã có tiền sử dị ứng với chúng. Đau mắt đỏ có thể do dị ứng. Do đó, phòng bệnh đau mắt đỏ bằng cách nói không với các dị nguyên mà bạn đã xảy ra tình trạng dị ứng, đỏ mắt trước đó sẽ ngăn chặn nguy cơ tái phát. Một vài dị nguyên thường gặp như: lông thú cưng, phấn hoa,…
  • Sử dụng máy hút ẩm để tránh tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Đảm bảo vệ sinh nhà ở để vi khuẩn, nấm mốc không có cơ hội gây bệnh cho chủ nhân.
  • Một trong những biện pháp phòng đau mắt đỏ đơn giản nhưng rất hiệu quả đó là thực hành kỹ thuật rửa tay 6 bước đã được bộ y tế công nhận. Việc rửa tay đúng cách và thường xuyên sẽ giúp bạn tránh khỏi những rắc rối do các bệnh nhiễm trùng, nhiễm vi rút gây nên. 
  • Một điều quan trọng nhưng không phải ai cũng thường xuyên làm đó là giặt và thay vỏ gối, vỏ chăn mền. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn được tích tụ trên chăn, gối và ngăn ngừa chúng lọt vào mắt.

Bác sĩ chuyên khoa Mắt tư vấn cách phòng bệnh đau mắt đỏ:

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em

Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em có khá nhiều, do đó, nếu bạn xác định được nguyên nhân gây đỏ mắt, bạn có thể tìm ra biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em phù hợp với con bạn.

Một số nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể giúp bạn thu hẹp được phạm vi tìm kiếm như:

  • Chấn thương mắt liên quan đến thể thao hoặc hoạt động vui chơi thường ngày của trẻ.
  • Vật thể lạ, thường chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến một mắt với vết đỏ ngầu như máu.
  • Bệnh cúm, cảm lạnh.
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn, vi rút, dị ứng.
  • Kích ứng từ xà phòng, mỹ phẩm, kem chống nắng, dung dịch tiếp xúc khác.
  • Lạm dụng thuốc nhỏ mắt.
  • Các yếu tố liên quan đến môi trường như khói, sương mù, bụi.
  • Đi tắm bể bơi thường xuyên mà không trang bị thiết bị bảo vệ mắt như kính bơi. 

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em 

  • Xử trí kính áp tròng cẩn thận: Trẻ em sử dụng kính áp tròng phải luôn xử lý, vệ sinh một cách cẩn thận. Sử dụng dung dịch chuyên dụng để vệ sinh cũng là một cách phòng bệnh đau mắt ở trẻ em. Nếu kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách, mắt có thể bị kích ứng và gây đỏ mắt. Trong trường hợp bé nhà bạn sử dụng kính áp tròng gây đỏ mắt, nên chuyển sang kính đeo gọng ngay lập tức.
  • Điều trị dị ứng liên quan đến mắt một cách phù hợp: Trong trường hợp trẻ bị dị ứng (phấn hoa, bụi, lông thú cưng, chlor, khói,…), bạn nên kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc để giảm sự kích ứng ở mắt.
  • Giới hạn thời gian sử dụng màn hình: Ánh sáng xanh do các thiết bị điện tử phát ra có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Điều đó không những gây cận thị ở trẻ, nó còn mắt trẻ khô và dễ dẫn đến đỏ mắt. Quản lý thời gian của con bạn sử dụng các thiết bị kỹ thuật số cũng là một cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em.
  • Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh tay: Nhắc nhở trẻ thực hiện nghiêm túc các bước rửa tay và giải thích dễ hiểu cho bé về tầm quan trọng của rửa tay. Việc này sẽ nâng cao nhận thức của trẻ và giúp trẻ giữ vệ sinh cá nhân được tốt hơn, từ đó sẽ hạn chế được các bệnh lây truyền hoặc do mất vệ sinh khác ngoài đỏ mắt.

Đặt lịch hẹn khám đau mắt đỏ và biết cách phòng bệnh đau mắt đỏ đúng cách:

Đau mắt đỏ có lây không?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở từng cá nhân cụ thể mà đau mắt mắt đỏ có thể lây lan hoặc không. Trong trường hợp đau mắt đỏ do chấn thương, dị ứng, dị vật, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều sẽ không lây từ cá nhân này sang cá nhân khác. 

Tuy nhiên, trong trường hợp đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút, đau mắt đỏ có thể lây lan. Việc chạm trực tiếp vào mắt của người bệnh và vô ý dụi vào mắt của mình mà chưa vệ sinh tay, điều này làm các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập trực tiếp vào mắt của người chưa nhiễm bệnh. Đặc biệt, trong trường hợp mắt bạn dễ kích ứng và bụi từ tay có thể gây tổn thương mắt làm vi khuẩn, vi rút dễ dàng phát triển và gây bệnh.

Đặt lịch hẹn khám đau mắt đỏ và biết cách phòng bệnh đau mắt đỏ đúng cách:

Đau mắt đỏ có khó điều trị không? 

Các biện pháp khắc phục chứng đau mắt đỏ rất đa dạng, thường là những việc bạn có thể tự làm tại nhà. Một vài cách có thể làm giảm các triệu chứng đau mắt đỏ như:

  • Nghỉ ngơi.
  • Chườm mát lên mắt khi nhắm mắt lại để giảm sưng tấy.
  • Có thể sử dụng kính bảo hộ để hạn chế chạm vào mắt và giảm tình trạng tăng nhạy cảm với ánh sáng.
  • Nhẹ nhàng massage các mí mắt và vùng quanh mắt.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt không kê đơn để làm sạch mắt, nhất là các bụi bẩn, dịch nhờn trong mắt.

Mặc dù đau mắt đỏ thường tự khỏi, tuy nhiên đau mắt có thể báo hiệu tình trạng nghiêm trọng về mắt hơn. Bạn nên liên hệ các bác sĩ khám chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu như bạn có một trong những dấu hiệu sau:

  • Tầm nhìn thị lực của bạn bị ảnh hưởng
  • Mắt của bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Triệu chứng đau mắt đỏ của bạn kéo dài từ một tuần trở lên hoặc tình trạng đau mắt đỏ càng ngày càng trầm trọng hơn hoặc không thuyên giảm
  • Mắt tiết rất nhiều mủ hoặc chất nhầy khô thành lớp vảy.
  • Có các triệu chứng kèm theo như: sốt, đau nhức khó chịu ở mắt.

Đặt lịch hẹn khám đau mắt đỏ và biết cách phòng bệnh đau mắt đỏ đúng cách:


Câu hỏi thường gặp

Cách phòng đau mắt đỏ

Giữ vệ sinh mắt và tay là một trong những cách phòng đau mắt đỏ dễ nhất. Rửa tay thường xuyên, nhất là trước, sau bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hoặc ho. Hạn chế đưa tay lên để dụi mắt.

Nhìn nhau có bị lây đau mắt đỏ không?

Nhìn nhau không lây đau mắt đỏ. Nếu trong không khí có các dị nguyên mà bạn bị kích ứng dị ứng như: phấn hoa, lông thú cưng, bụi,… có thể làm bạn đỏ mắt dị ứng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gặp bác sĩ nếu triệu chứng đỏ mắt của bạn kéo dài trên 1 tuần hoặc kèm theo các biểu hiện ở mắt như: giảm, mờ tầm nhìn, chói sáng, đỏ mắt kèm sốt,…

Đau mắt đỏ nên ăn gì?

Các thực phẩm bổ sung vitamin A có thể giúp mắt bạn khỏe hơn: cà rốt, ớt chuông, thịt đỏ, lòng trứng gà, thịt đỏ,… Bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp mắt không bị khô trong trường hợp bị đau mắt đỏ. 

Đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì? 

Các nhóm thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ nên được kiêng trong thời gian bị đau mắt đỏ. Một số thực phẩm khác cũng làm nặng thêm tình trạng đau mắt đỏ như: rau muống, hải sản,… 

Đau mắt đỏ bao lâu thì hết?

Đau mắt đỏ thường sẽ tự khỏi trong vòng 5 – 7 kể từ ngày khởi phát triệu chứng. Trong trường hợp quá thời gian này, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, phục vụ đa dạng các dịch vụ khám và điều trị mắt, mời bạn tham khảo Bệnh Viện Mắt Sài Gòn

Phòng bệnh đau mắt đỏ có thể được thực hiện dễ dàng bởi những thói quen trong sinh hoạt thường ngày. Phòng đau mắt đỏ ở trẻ em có lẽ khó thực hiện hơn do trẻ chưa có đầy đủ nhận thức như người trưởng thành. Trong trường hợp cần tư vấn và hỗ trợ chăm sóc hãy liên hệ Docosan.

Contact Me on Zalo