Mào tinh hoàn: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chức năng

Mào tinh hoàn là một bộ phân thuộc hệ sinh dục nam, có vai trò hỗ trợ hoạt động tạo ra tinh trùng, duy trì chức năng sinh sản. Vậy hãy cùng Docosan tìm hiểu xem mào tinh hoàn có cấu trúc giải phẫu và chức năng ra sao qua bài viết dưới đây nhé!

Mào tinh hoàn là gì?

Mào tinh hoàn (Epididymis) là một bộ phận nhỏ dạng ống dài, cuộn lại hình chữ C, nằm dọc ở bờ sau tinh hoàn, có chức năng lưu trữ tinh trùng và vận chuyển nó từ tinh hoàn.

Mào tinh hoàn có kích thước nhỏ hơn so với tinh hoàn nhưng cấu trúc lại khá giống tinh hoàn và các ống cũng lớn hơn và ít được đóng kín hơn so với tinh hoàn.

Cấu trúc giải phẫu của mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn được chia làm 3 phần: đầu mào tinh, thân mào tinh và đuôi mào tinh.

mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chức năng

Gần đỉnh của tinh hoàn là đầu của mào tinh hoàn, nơi tinh trùng được lưu trữ cho đến khi nó sẵn sàng để trưởng thành. Phần đầu mào tinh phình to, có diện tích rộng nhất, úp vào tinh hoàn như một cái mũ.

Phía dưới là là thân mào tinh có đường kính hẹp hơn, chạy xuống mép sau của tinh hoàn. Thân mào tinh là một ống dài, xoắn, nơi tinh trùng trưởng thành.

Đuôi mào tinh là đoạn cuối cùng, nối với các ống dẫn tinh. Từ đây, tinh trùng được vận chuyển đến ống phóng tinh.

Mào tinh hoàn do 10-12 ống xuất tập hợp tạo thành, tổng chiều dài các ống này có thể lên tới 5-6m. Các ống xuất này nối trực tiếp với ống dẫn tinh.

Hệ thống cung cấp máu cho mào tinh cũng giống như cung cấp máu cho tinh hoàn đều do các động mạch tinh hoàn phụ trách. Các động mạch tinh hoàn đi vào bìu thông qua thừng tinh. Các động mạch này phát sinh từ động mạch chủ bụng và đi trong khoang sau phúc mạc trước khi vượt qua bề mặt trên của niệu quản.

Chức năng của mào tinh hoàn

Sau khi được sản xuất tại tinh hoàn, tinh trùng được được chuyển sang mào tinh để lưu trữ và trưởng thành.

mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chức năng

Vận chuyển tinh trùng

Khi vừa được chuyển từ tinh hoàn vào mào tinh, tinh trùng ở dạng rất loãng vì đi kèm với một lượng chất lỏng khá lớn. Các cơ trơn của mào tinh đẩy tinh trùng đi dọc các ống dẫn với sóng nhu động chậm, để tinh trùng đi qua toàn bộ chiều dài 4-6m của mào tinh trong khoảng hai tuần.

Trong thời gian này, tinh trùng được cung cấp các chất dinh dưỡng được tiết ra từ niêm mạc mào tinh và ở trong mào tinh cho đến khi tinh trùng trưởng thành.

Tinh trùng có thể được lưu trữ trong mào tinh cho đến một tháng. Sau một tháng nếu không được sử dụng, tinh trùng bắt đầu hết hạn được niêm mạc mào tinh hấp thu lại và được thay thế bằng các tinh trùng mới hơn.

Bảo vệ tinh trùng

Ngoài chức năng trên, mào tinh còn có chức năng phòng thủ bằng chất chống oxy hóa. Trong quá trình di chuyển qua mào tinh hoàn, tinh trùng trải qua quá trình biến đổi để chuẩn bị cho nhiệm vụ cuối cùng là thu tinh cho tế bào trừng. Và để bảo vệ được tinh trùng trong quá trình di chuyển từ mào tinh hoàn, biểu mô mào tinh hoàn còn tạo ra nhiều loại protein chống oxy hóa, giúp bảo vệ tinh trùng khỏi tổn thương oxy hóa.

Nếu thiếu hụt các protein chống oxy hóa này thì sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng do ảnh hưởng đến nhiều loại protein cần thiết cho quá trình vận động để thụ tinh cho tế bào trứng. Hoạt động chống oxy hóa giảm cũng có thể làm tăng tổn thương đối với DNA của tinh trùng.

Nồng độ tinh trùng

Quá trình chính xảy ra ở đoạn đầu của mào tinh hoàn là sự hấp thụ chất lỏng của các tế bào biểu mô. Các ống dẫn tinh và đoạn ban đầu chịu trách nhiệm hấp thụ khoảng 90% chất lỏng rời khỏi lưới tinh hoàn.

Nồng độ tinh trùng trong mào tinh hoàn là cần thiết để tăng nồng độ tinh trùng trong tinh dịch, một yếu tố quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới.

Lưu trữ tinh trùng

Mào tinh hoàn có chức năng như một nơi lưu trữ các tế bào tinh trùng trưởng thành về mặt chức năng trước khi xuất tinh. Tại một thời điểm nhất định, từ 50 đến 80% tinh trùng trong lòng mào tinh hoàn nằm ở mào tinh hoàn, tùy thuộc vào loài.

Sau khi xuất tinh, tinh trùng rời khỏi trạng thái không hoạt động này và hoạt động trao đổi chất tăng gấp 3-5 lần so với hoạt động ở mào tinh hoàn.

Hoàn thiện tinh trùng

Quá trình trưởng thành xảy ra thông qua sự tiếp xúc trực tiếp của tinh trùng với môi trường trong mào tinh hoàn. Môi trường lòng ống đặc trưng cho từng vùng của mào tinh hoàn và sự khác biệt giữa các vùng là do thành phần tế bào khác nhau của biểu mô và sự điều hòa nội tiết tố, cùng với các yếu tố khác.

Khi tinh trùng di chuyển qua mào tinh hoàn, chúng trải qua những thay đổi về độ nén của hạt nhân, thành phần màng huyết tương, cấu trúc khung tế bào, tải trọng protein và tải trọng RNA không mã hóa.

Các bệnh thường gặp của mào tinh hoàn

Bệnh viêm mào tinh hoàn là bệnh lý thường gặp nhất của mào tinh hoàn. Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm mào tinh hoàn.

mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chức năng

Viêm mào tinh hoàn thường do nhiễm vi khuẩn, bao gồm: nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) chẳng hạn như bệnh lậu hoặc Chlamydia hoặc nhiễm trùng ngược dòng từ đường niệu. Các nguyên nhân khác gây viêm mào tinh hoàn có thể kể đến như: Chấn thương, Epididymo-orchitis, dùng thuốc điều trị bệnh lý tim mạch amiodarone, … Có nhiều loại tác nhân khác nhau có thể gây viêm mào tinh hoàn bao gồm:

  • Vi khuẩn thường: Escherichia coli;
  • Các chủng khác: trực khuẩn lao, ký sinh trùng giun chỉ, sán lá, lậu cầu, Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae;
  • Siêu vi, nấm: hiếm gặp.

Bệnh viêm mào tinh hoàn có thể được chia thành cấp tính hoặc mãn tính dựa vào khoảng thời gian tồn tại của các triệu chứng:

  • Viêm mào tinh hoàn cấp tính (dưới 6 tuần) thường ảnh hưởng lên đuôi mào tinh đầu tiên. Sau đó có thể lan ra toàn bộ mào tinh. Viêm mào tinh nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể tiến triển đến viêm tinh hoàn, viêm dây tinh hoặc diễn tiến thành mãn tính. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chức năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn và tắc đường dẫn tinh dẫn đến vô sinh.
  • Viêm mào tinh hoàn mãn tính có thể dẫn đến biến chứng áp xe bìu, vô sinh ở nam giới.

Các triệu chứng thường gặp của viêm mào tinh hoàn gồm:

  • Bìu sưng đỏ hoặc nóng;
  • Đau và căng tinh hoàn. Thường xảy ra ở một bên và xuất hiện một cách từ từ;
  • Đi tiểu đau, tiểu gấp hoặc thường xuyên mắc tiểu;
  • Tiết dịch mủ từ dương vật;
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu;
  • Có máu trong tinh dịch;
  • Sốt và ớn lạnh có thể gặp trong một số trường hợp.
mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chức năng

Những biện pháp giúp bảo vệ mào tinh hoàn

Mỗi phần trong cơ quan sinh dục đều có chức năng và vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người. Vì vậy, bảo vệ chúng cũng đồng nghĩa là bảo vệ chính cơ thể mình. Mào tinh hoàn cũng không ngoại lệ, là bộ phận quan trọng của nam giới và chúng cần được chăm sóc và bảo vệ.

  • Giữ cho mào tinh hoàn luôn mát mẻ bằng việc mặc quần lót thoáng mát;
  • Tránh căng thẳng, giữ tâm trạng luôn lạc quan, vui vẻ;
  • Cai thuốc lá;
  • Hạn chế rượu bia và các thức uống có cồn;
  • Mang dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường chứa các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, tia X,…
  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây, rau củ quả;
  • Quan hệ tình dục an toàn là một cách giúp phòng những bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 150 phút/tuần để tăng cường sức khỏe nói chung và chất lượng tinh trùng nói riêng.

Mào tinh hoàn (Epididymis) là một bộ phận nhỏ dạng ống dài, cuộn lại hình chữ C, nằm dọc ở bờ sau tinh hoàn. Mào tinh hoàn được chia làm 3 phần: đầu mào tinh, thân mào tinh và đuôi mào tinh. Mào tinh hoàn là nơi tinh trùng được lưu trữ và trưởng thành sau khi được sản xuất ra tại tinh hoàn. Bệnh viêm mào tinh hoàn là bệnh lý thường gặp nhất ở mào tinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) hoặc nhiễm trùng ngược dòng từ đường niệu và nhiều nguyên nhân khác nữa.

mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chức năng

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.