Niệu đạo tiền liệt tuyến là gì? Các bệnh lý thường gặp

Niệu đạo tiền liệt tuyến có vai trò trong việc dẫn nước tiể từ bàng quang ra ngài đồng thời cũng là nơi các ống tuyến tiền liệt đổ vào. Vậy cụ thể tuyến tiền liệt đổ vào niệu đạo ở đoạn nào, hãy cùng  Docosan tìm hiểu nhé.

Niệu đạo là gì?

Niệu đạo trong cơ thể chúng ta là một bộ phận thuộc hệ tiết niệu – sinh dục, có chức năng làm ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Có sự khác nhau về niệu đạo giữa nam và nữ, ở nam niệu đạo vừa là ống dẫn nước tiểu vừa là con đường xuất tinh, đường dẫn tinh trùng ra ngoài.

Niệu đạo có đường đi bắt đầu từ vùng cổ bàng quang ở lỗ niệu đạo trong cách gò mu 3cm về phía sau. Sau đó niệu đạo đi thẳng xuống dưới xuyên tuyến tiền liệt, sau đó đi qua khu vực hoành chậu và hoành niệu dục, cong ra phía trước và ôm lấy bờ dưới khớp mu ở trên. Cuối cùng, niệu đạo đi vào gốc và thân dương vật và tới phần đỉnh của quy đầu.

Về mặt giải phẫu thì niệu đạo được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn niệu đạo tiền liệt tuyến
  • Đoạn niệu đạo màng
  • Đoạn niệu đạo xốp

Niệu đạo tiền liệt tuyến và niệu đạo màng còn được gọi là đoạn niệu đạo sau. Niệu đạo xốp là niệu đạo trước. Trên phương diện phẫu thuật, đoạn niệu đạo tiền liệt tuyến, niệu đạo màng và phần niệu đạo xốp (đoạn tới dây treo dương vật) là đoạn cố định. Còn đoạn niệu đạo xốp có giới hạn từ phần đây treo dương vật đến lỗ niệu đạo là phần di động.

Khi dương vật mềm, niệu đạo có chiều dài khoảng 16 cm. Niệu đạo tiền liệt tuyến có chiều dài khoảng 2.5 đến 3 cm, niệu đạo màng daifi khoảng 1.2 cm và đoạn niệu đạo xốp dài nhất với 12 cm. Khi không đi tiểu, niệu đạo chỉ là một khe thẳng dọc tại vùng đầu dương vật, hình chữ T ngược trong thân dương vật. Tuy nhiên, lúc đi tiể, niệu đạo nở thành một ống không đều có 3 đoạn phình và bốn đoạn hẹp.

Niệu đạo tiền liệt tuyến là gì?

Niệu đạo tiền liệt tuyến là một phần của ống niệu đạo trong cơ thể nam giới. Thành niệu đạo tiền liệt có một đoạn ở ngay giữa có một chỗ nổi gờ lên được gọi là mào niệu đạo. Phần mào niệu đạo này có thể liên tiếp với lưới bàng quang ở trên và đi xuống đoạn niệu đạo màng ở dưới.

Tại vị trí nối giữa 1/3 giữa và 1/3 dưới của đoạn niệu đạo này, mào niệu đạo tăng về kích thước tạo thành một khối lồi hình bầu dục gọi là lồi tinh. Ở giữa lồi tinh có các lỗ đổ của túi bầu dục tuyến tiền liệt và hai bên lồi tinh có hai lỗ của ống phóng tinh.

Hai bên lồi tinh có hai rãnh, đáy rãnh có lỗ nhỏ của các ống tuyến tiền liệt đổ vào. Như vậy có thể nói đây là câu trả lời cho tuyến tiền liệt đổ vào niệu đạo ở đoạn nào. Túi bầu dục của tuyến tiền liệt chính là dấu vết còn lại của phần cuối ống cận trung thận, tương đương với tử cung và âm đạo ở nữ giới.

Niệu đạo tiền liệt tuyến xuyên qua tuyến tiền liệt từ đáy đến đỉnh, tuy nhiên nó không chạy theo trục của tuyến. Niệu đạo tiền liệt có xu hướng chạy thẳng xuống dưới, hơi cong về phía trước. Còn trục của tuyến tiền liệt lại chạy chếch xuống dưới và ra trước. Niệu đạo và trục tiền liệt tuyến có bắt chéo nhau ở phía dưới gần phần đỉnh của tuyến.

Cấu tạo của niệu đạo đoạn tiền liệt tuyến bao gồm 2 lớp:

  • Lớp niêm mạc: có độ chun giãn nên có thể căng ra khi nam giới đi tiểu hay can thiệp biện pháp nong niệu đạo. Tuy nhiên, khi lớp này đứt ra thì rất khó tìm lại vì hai đầu tách xa nhau, nước tiểu dễ thấm vào mô xung quanh. Niêm mạc có nhiều tuyến niệu đạo, tiết các chất làm trơn lòng niệu đạo. Khi các tuyến này bị viêm do viêm niệu đạo thì tình trạng viêm có thể kéo dài mãn tính, gây biến chứng hẹp niệu đạo.
  • Lớp cơ: bao gồm các thớ cơ dọc nằm ở bên trong và cơ vòng nằm ở phía ngoài. Lớp cơ dọc của đoạn niệu đạo tiền liệt tuyến có sự tiếp nối với các cơ của bàng quang ở phía trên. Lớp cơ vòng của bàng quang dày lên và tạo một cấu trúc như cơ thắt giúp cho nước tiểu được giữ lại giữa hai lần đi tiểu. Điều này cũng giải thích cho việc khi quan hệ tình dục tinh trùng tinh dịch chỉ phóng ra ngoài mà không đi ngược lên bàng quang.

Niệu đạo đoạn tiện liệt tuyến được nuôi dưỡng bởi động mạch bàng quang dưới và động mạch trực tràng giữa. Máu tĩnh mạch dẫn từ niệu đạo về đám rỗi tĩnh mạch tuyến tiền liệt và tĩnh mạch thẹn trong. Thần kinh chi phối cho niệu đạo có nguồn gốc từ đám rối tiền liệt và các nhánh của thần kinh thẹn.

Các bệnh lý thường gặp của niệu đạo tiền liệt tuyến

Bởi vì cấu trúc giải phẫu liên quan mật thiết với tuyến tiền liệt, do đó các bệnh lý thường gặp của niệu đạo đoạn tiền liệt tuyến cũng có mối quan hệ mật thiết với cấu trúc tuyến này. Những bất thường bệnh lý của tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh cho đoạn niệu đạo tiền liệt tuyến.

Các bệnh lý có thể gặp của đoạn niệu đạo tuyến tiền liệt:

  • Hẹp niệu đạo do phì đại tuyến tiền liệt, u xơ hay ung thư tuyến tiền liệt chèn ép, làm hẹp lòng ống niệu đạo
  • Viêm niệu đạo do nhiễm trùng ngược dòng, sự tích tụ vi khuẩn do tắc nghẽn tại một vị trí nào đó trên đoạn niệu đạo
  • Chấn thương niệu đạo
  • Túi thừa niệu đạo

Niệu đạo tiền liệt tuyến là một phần của niệu đạo có liên quan mật thiếu với tuyến tiền liệt. Ngoài chức năng dẫn nước tiểu, đoạn niệu đạo còn có các lỗ đổ của túi bầu dục, góp phần trong việc tạo thành tinh dịch, đường dẫn của tinh trùng khi phóng xuất tinh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS