Đái tháo đường thai kỳ liệu có hết sau khi sinh con?

Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé như dị tật bẩm sinh, sinh non, thai lưu, băng huyết sau sinh, nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 sau sinh,… Tuy nhiên, nếu phát hiện kịp thời và có các giải pháp kiểm soát đường huyết thì có thể hạn chế ảnh hưởng của bệnh, từ đó giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Vậy đái tháo đường thai kỳ liệu có hết sau khi sinh con? Cùng DiaB khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là một tình trạng đái tháo đường xuất hiện trong quá trình mang thai. Trong quá trình thai nghén, cơ địa của phụ nữ có thể trở nên khá nhạy cảm với insulin, là hormone giúp cơ thể sử dụng đường trong máu để sản xuất năng lượng. 

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Khi cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng insulin một cách hiệu quả, đường huyết sẽ tăng cao, dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Vì thế, phụ nữ mang thai cần được kiểm tra đường huyết định kỳ, tuân thủ chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ này.

Xem thêm: Những điều cần biết về tiểu đường thai kỳ – Bà bầu lưu ngay!

Nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kỳ

Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân chính gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ là do thay đổi nội tiết kiến cơ thể không thể tạo ra đủ insulin. Thông thường, cơ thể khỏe mạnh sẽ sản xuất ra insulin để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Khi mang thai, sự thay đổi hàm lượng các hormone cao hơn, điều này đã khiến cơ thể phải tạo ra nhiều insulin hơn để có thể cân bằng được mức glucose trong máu.

Tuy nhiên, ở một số mẹ bầu, cơ thể có thể không tạo ra đủ insulin trong quá trình thai kỳ đã khiến lượng đường trong máu tăng lên, gây ra tình trạng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.

Tăng cân quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

Tăng cân quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân được xem là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ như: 

  • Yếu tố Gen: Có một phần di truyền trong việc phát triển tiểu đường thai kỳ. Nếu mẹ bầu có người thân trong gia đình mắc đái tháo đường thì nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ có thể tăng lên.
  • Béo phì hoặc tăng cân quá mức: Cân nặng quá mức hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cả trước và trong thời kỳ mang thai.
  • Tiền sử bệnh tiểu đường: Những người đã mắc tiểu đường trước đó, hoặc đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ ở những lần mang thau trước, hoặc có mức đường huyết cao trước khi mang thai sẽ có nguy cơ cao hơn mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Độ tuổi: Phụ nữ trên 25 tuổi thường có nguy cơ cao hơn mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Lối sống: Lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống ít chất dinh dưỡng, thiếu vận động, và thường xuyên stress cũng là các yếu tố tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ liệu có hết sau khi sinh con?

Đái tháo đường thai kỳ thường giảm hoặc tự hết sau khi sinh con. Tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt đường huyết trong máu khi mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo. 

Ngoài ra, một số mẹ bị đái tháo đường nhẹ trước khi mang thai nhưng không phát hiện ra, bệnh có thể tiến triển ngày một nặng hơn sau khi sinh con, thậm chí là tiến triển lên đái tháo đường type 2 và mang theo bệnh cả đời.

Do đó, việc duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân đối và vận động thể chất, là quan trọng để phòng tránh đái tháo đường trong tương lai. Vì thế, nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào sau khi sinh thì mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi sức khỏe của mình.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát đường huyết tốt có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé trong nhiều cách khác nhau:

Đối với mẹ

  • Nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe phụ sau sinh như đái tháo đường type 2.
  • Nguy cơ cao hơn mắc tiểu đường trong tương lai.
  • Có thể gặp các vấn đề về đường huyết và cần điều trị sau khi sinh.
  • Nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao và chứng huyết áp thai kỳ.
  • Nguy cơ sinh mổ cao
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn niệu
  • Nguy cơ mắc tiền sản giật gây ra tình trạng sinh non.

Mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi

Mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi

Đối với em bé

  • Nguy cơ sinh non và cân nặng thấp khi sinh.
  • Nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, các vấn đề về hệ thống thần kinh và các bệnh lý đường hô hấp.
  • Có thể gặp vấn đề về sức khỏe sau khi sinh như đường huyết thấp hoặc cao, và rối loạn chuyển hóa.
  • Nguy cơ bị vàng da sau khi sinh.
  • Nguy cơ gặp chấn thương khi sinh thường: tổn thương ở vai.

Việc kiểm soát đường huyết trong thai kỳ là quan trọng để giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cho cả mẹ và em bé. Việc điều trị đúng cách và tuân thủ các chỉ đạo của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo mẹ bầu có sức khỏe tốt nhất trong thời gian mang thai và sau khi sinh.

Cách kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ là một phần quan trọng của quá trình mang thai để đảm bảo cả mẹ và em bé đều khỏe mạnh. Dưới đây là một số cách để kiểm soát đái tháo đường trong thai kỳ:

  • Theo dõi đường huyết: Thường xuyên kiểm tra đường huyết để đảm bảo chỉ số luôn ở mức bình thường. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về tần suất kiểm tra phù hợp và có thể tự sắm cho mình bộ máy đo đường huyết không lấy máu để thực hiện việc theo dõi chỉ số này ngay tại nhà.

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Theo dõi đường huyết thường xuyên

  • Chế độ ăn uống cân đối: Một chế độ ăn uống cân đối bao gồm các bữa chính và bữa phụ có thể giúp kiểm soát đường huyết. Mẹ bầu cần hạn chế đường và carbohydrate đơn đường, bổ sung nhiều rau và chất đạm là một phần quan trọng của chế độ ăn uống.
  • Vận động: Thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho phụ nữ mang thai, hoặc các bài tập được phê duyệt bởi bác sĩ có thể giúp cải thiện kiểm soát đường huyết.
  • Điều trị insulin hoặc thuốc: Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể cần sử dụng insulin hoặc thuốc để kiểm soát đường huyết theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Theo dõi tăng cân: Theo dõi tăng cân trong thai kỳ và giữ cân nặng trong phạm vi khuyến nghị của bác sĩ có thể giúp kiểm soát đái tháo đường.
  • Theo dõi thai kỳ: Điều quan trọng là phụ nữ mang thai với đái tháo đường được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ hoặc nhóm chăm sóc thai sản để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và em bé.

Ngoài việc thực hiện các giải pháp trên, mẹ bầu có thể tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết”. Đây là chương trình được phát triển bởi DiaB với mong muốn đồng hành, hỗ trợ phụ nữ mang thai ổn định đường huyết mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Đái tháo đường thai kỳ

Chương trình Giáo dục, Hướng dẫn & Khai vấn thay đổi lối sống trong vòng 07 tuần dành riêng cho mẹ bầu đang gặp trình trạng đái tháo đường thai kỳ. Đến với chương trình, mẹ bầu sẽ được:

  • Hỗ trợ các giải pháp giúp giữ đường huyết ổn định trong suốt thai kỳ.
  • Cung cấp các kiến thức về dinh dưỡng từ chuyên gia.
  • Phòng ngừa mắc đái tháo đường type 2 sau sinh.
  • Hỗ trợ các giải pháp phòng ngừa, quản lý stress trong thai kỳ.
  • Thiền cho mẹ và bé.

Bên cạnh đó, mẹ còn được tặng một tài khoản trên ứng dụng DiaB. Nhờ đó, mẹ có thể theo dõi và cập nhật các chỉ số cần thiết như huyết áp, đường huyết, cân nặng, HbA1c,… hàng tuần, hàng tháng ngay trên điện thoại thông minh. Và bác sĩ cũng có thể căn cứ vào các chỉ số này để điều chỉnh lại kế hoạch điều trị phù hợp với thể trạng của mẹ.

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể tham khảo các thực đơn dinh dưỡng phù hợp với mình được các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý ngay trên app DiaB. Nhiều kiến thức về đái tháo đường thai kỳ sẽ được chia sẻ, nhờ đó mẹ có thể nâng cao sự hiểu biết cho bản thân về tình trạng này.

Tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết” ngay TẠI ĐÂY.

Đái théo đường thai kỳ hoàn toàn có thể thuyên giảm và biến mất sau khi sinh nếu mẹ bầu kiểm soát tốt đường huyết trong thời gian thai kỳ. Vì thế, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nhận biết đái tháo đường thai kỳ hoặc được bác sĩ chấn đoán mắc phải, mẹ bầu cần thực hiện các giải pháp giữ đường huyết ổn định, tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và sự phát triển khỏe mạnh của em bé.

Và hãy nhớ các chuyên gia DiaB luôn đồng hành cùng mẹ qua chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết” và qua Hotline 0768 07 07 27 nhé!