Tìm hiểu về tình trạng tăng đường huyết sau khi tập thể dục

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cùng chế độ luyện tập thể dục phù hợp là chìa khóa giúp kiểm soát đường huyết ổn định ở người tiểu đường. Tuy nhiên, tình trạng tăng đường huyết sau khi tập thể dục lại gây hoang mang, lo lắng cho nhiều người. Tại sao lại xảy ra tình huống này? Đâu là chế độ luyện tập thể dục phù hợp cho người tiểu đường? Mời bạn cùng các chuyên gia DiaB tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tại sao tăng đường huyết sau khi tập thể dục?

Khi bắt đầu các bài thể dục, các hormone căng thẳng sẽ được tiết ra do cơ bắp hoạt động nhiều. Các hormone này có thể làm tăng đường huyết sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và chỉ số đường huyết sẽ trở lại bình thường sau đó.

Tại sao tăng đường huyết sau khi tập thể dục?

Tại sao tăng đường huyết sau khi tập thể dục?

Ngoài ra, ở người tiểu đường còn có hiện tượng đường huyết bình minh. Nghĩa là lượng đường trong máu tăng cao vào buổi sáng. Kết hợp với một số động tác thể dục buổi sáng đã khiến nhiều người hiểu lầm rằng việc tập thể dục gây ra tình trạng tăng đường huyết.

Theo các chuyên gia sức khỏe, khi chỉ số đường huyết đang cao, người tiểu đường không nên tập thể dục vì có thể gây nguy hiểm. Thay vào đó, bệnh nhân nên đợi chỉ số này giảm bớt rồi mới bắt đầu luyện tập. Còn nếu có tiền sử bị hạ đường huyết sau khi tập thể dục thì người tiểu đường nên ăn nhẹ trước khi luyện tập. Đồng thời theo dõi đường huyết thường xuyên để có thể xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

Người tiểu đường nên kiểm tra đường huyết khi nào?

Để tránh tình trạng tăng đường huyết sau khi tập thể dục có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, người tiểu đường nên kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập.

Trước khi tập

Nếu người tiểu đường đang sử dụng insulin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác có thể làm hạ đường huyết, thì nên kiểm tra chỉ số đường huyết từ 5 đến 30 phút trước khi tập để tránh tình trạng tăng đường huyết sau khi tập thể dục.

  • Nếu chỉ số đường huyết nằm trong khoảng 100 đến 250 mg/dl thì bạn có thể bắt đầu luyện tập.
  • Nếu chỉ số trả về thấp hơn 100mg/dl thì nên ăn một bữa phụ lành mạnh trước khi bắt đầu tập.
  • Nếu chỉ số đường huyết trên 250mg/dl thì nên dừng tập thể dục để tránh nguy cơ nhiễm toan ceton – một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường nên kiểm tra đường huyết khi nào?

Trong khi tập

Trong quá trình luyện tập, người tiểu đường nên kiểm tra đường huyết 30 phút/lần, nhất là khi bắt đầu tập luyện bài tập mới hoặc đang tăng cường độ. Nhờ đó, người tiểu đường có thể nắm được lượng đường trong máu của mình thay đổi như thế nào. Đồng thời có những giải pháp xử lý kịp thời nếu không may bị hạ hoặc tăng đường huyết sau khi tập thể dục.

Sau khi tập

Nếu đang sử dụng insulin, người tiểu đường nên kiểm tra đường huyết ngay sau khi tập thể dục. Nếu bị hạ đường huyết, bạn nên bổ sung nước trái cây hoặc bất kỳ loại carbohydrate nhỏ tương tự. Nếu bị tăng đường huyết sau khi tập thể dục, người tiểu đường nên nghỉ ngơi. Nếu đường huyết vẫn không giảm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cùng huấn luyện viên sức khỏe để có hướng xử lý phù hợp.

=> Tham khảo một số dòng máy đo đường huyết tại nhà chính hãng ngay TẠI ĐÂY

Người mắc tiểu đường có nên tập thể dục không?

Theo các chuyên gia, người mắc đái tháo đường cần có chế độ luyện tập thể dục đều đặn, thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, việc chọn bài tập và cường độ luyện tập sẽ phụ thuộc vào chỉ số đường huyết sau khi tập và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Người mắc tiểu đường có nên tập thể dục không?

Theo hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người tiểu đường nên dành 150 phút mỗi tuần để tập thể dục sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

  • Đốt cháy năng lượng, thúc đẩy xây dựng cơ bắp và giữ lượng đường trong máu ổn định.
  • Cải thiện HbA1c và kiểm soát bệnh tốt hơn ở người đái tháo đường type 2.
  • Cải thiện cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch.
  • Kiểm soát huyết áp.
  • Giảm cân lành mạnh.
  • Giảm stress, căng thẳng.
  • Giúp xương khớp trở nên linh hoạt hơn.

Người tiểu đường nên tập thể dục khi nào?

Để tránh tình trạng tăng đường huyết sau khi tập thể dục, người tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn khoảng 1 – 3 tiếng. Đây là thời điểm tập thể dục tốt nhất để ổn định lượng đường trong máu và hạn chế nguy cơ tiến triển các biến chứng tiểu đường.

Người tiểu đường có nên tập thể dục vào buổi tối?

Nếu tập thể dục với cường độ lớn vào buổi tối sẽ khiến người tiểu đường khó ngủ, thậm chí là mất ngủ. Với những người đang sử dụng insulin thì việc tập thể dục với cường độ cao vào buổi tối có thể khiến lượng đường trong máu hạ thấp vào buổi sáng hôm sau. Vì thế, nếu lựa chọn tập thể dục vào buổi tối thì người tiểu đường cần chú ý lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, cường độ vừa phải và không nên tập vào thời điểm sát giờ đi ngủ.Một chế độ luyện tập khoa học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường. Để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi tập thể dục, bệnh nhân cần kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để chọn bài tập cũng như cường độ luyện tập phù hợp.