Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang phải sống chung với căn bệnh này. Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường không chỉ phụ thuộc vào loại tiểu đường mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tuổi thọ của người bệnh tiểu đường type 1 và type 2, cùng những biện pháp phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Tóm tắt nội dung
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thời điểm phát hiện bệnh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa biến chứng, từ đó nâng cao tuổi thọ. Tiếp đến là bệnh lý nền, nguy cơ tử vong cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường có các bệnh lý nền như tim mạch, cao huyết áp, béo phì,… Yếu tố cuối cùng cần đặc biệt chú ý là mức độ biến chứng, biến chứng do tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, bao gồm:
- Biến chứng tim mạch: Rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Suy thận: Giảm khả năng lọc máu, dẫn đến tích tụ độc tố và tử vong.
- Bệnh võng mạc: Mù lòa.
- Biến chứng thần kinh: Rối loạn cảm giác, tê bì, liệt,…
- Nhiễm trùng: Do vết thương hở lâu lành, có thể dẫn đến đoạn chi.
Theo số liệu thống kê, có 68% người bệnh tiểu đường tử vong do biến chứng tim mạch. Tỉ lệ này càng cao nếu như mắc thêm các chứng bệnh nền như mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì,…
Biến chứng tim mạch của bệnh nhân tiểu đường
Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Top 5 biến chứng cần lưu ý
Kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ khác để ngăn ngừa biến chứng, từ đó nâng cao tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?
Nhiều bệnh nhân thường lo lắng về việc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm, vì căn bệnh này sẽ đi cùng họ suốt đời. Vậy, bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Thông thường, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường có thể đạt từ 60 – 70 năm, thậm chí lâu hơn nếu họ kiểm soát tốt sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ. Bên cạnh đó, tuổi thọ giữa bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có sự khác biệt và còn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng với phương pháp điều trị của từng người.
Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Từ 60 – 70 năm
Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường type 1
Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, người mắc bệnh tiểu đường type 1 có tuổi thọ trung bình từ 63 – 65 năm, tức là ít hơn người bình thường khoảng 20 năm. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá lo lắng vì các tiến bộ trong điều trị và nhận thức ngày càng cao về bệnh này có thể giúp kéo dài tuổi thọ đáng kể. Nghiên cứu cho thấy, nam giới mắc tiểu đường type 1 bị giảm 11 năm tuổi thọ, trong khi con số này ở nữ giới là 13 năm.
Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường type 2
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường có tuổi thọ dài hơn so với người mắc tiểu đường type 1. Họ chỉ bị giảm từ 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường. Do đó, việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường là rất quan trọng. Điều này giúp họ chủ động phòng ngừa các biến chứng và gia tăng thời gian sống của bản thân.
Biện pháp phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả
Tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng tiềm tàng. Dưới đây là những giải pháp bạn nên áp dụng để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân đái tháo đường:
Thay đổi thói quen sống lành mạnh
Chế độ ăn uống: Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc dinh dưỡng. Việc hiểu rõ thực phẩm nên và không nên ăn là cực kỳ quan trọng. Vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Tích cực bổ sung các loại hoa quả, rau xanh, đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tối đa việc hấp thu mỡ động vật, thực phẩm giàu đường như bánh kẹo, nước ngọt, trái cây chín ngọt, cơm, miến, v.v.
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Tham khảo thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất:
Để hỗ trợ cả thiện chất lượng cuộc sống của người bị tiểu đường, việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là vô cùng quan trọng. DIAVIT là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu dành cho người bị tiểu đường. Sản phẩm với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT sẽ hỗ trợ người bệnh ổn định đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận.
Thường xuyên vận động: Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Dựa vào thể trạng từng người mà điều chỉnh cường độ luyện tập cho phù hợp. Việc vận động không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái.
Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Phối hợp chặt chẽ theo các phương pháp điều trị của bác sĩ là điều hết sức cần thiết. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng cần theo dõi tiến triển và tình trạng sức khỏe của người bệnh thường xuyên.
Kiểm soát các bệnh lý nền
Nhiều bệnh nhân tiểu đường có thể mắc thêm các bệnh lý kèm theo. Vì vậy, kiểm soát tốt những bệnh lý này là cần thiết để giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị mỡ máu, cao huyết áp, hoặc các bệnh lý về thận, cần thảo luận với bác sĩ điều trị để có phương án xử lý thích hợp.
Bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch, cùng với thuốc hạ đường huyết nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong tương lai.
Đồng hành cùng chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa
Điều quan trọng khi điều trị tiểu đường chính là có sự đồng hành của những đơn vị uy tín có các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn về lối sống, ăn uống, vận động và chăm sóc sức khỏe tinh thần phù hợp với mỗi người. Điều này đảm bảo người bệnh sẽ có một hướng đi chính xác và hiệu quả để kiểm soát và quản lý tình trạng tiểu đường của mình.
Nếu bạn đang phân vân trong việc lựa chọn một người bạn đồng hành uy tín. Hãy tham khảo Chương trình sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB.
Chương trình sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB
Tham khảo thêm: DiaB – ứng dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết thông minh
Chương trình giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát bệnh, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây không chỉ đơn thuần là một chương trình, mà là một lối sống, là sứ mệnh để mang lại sự khỏe mạnh và hạnh phúc cho người bệnh tiểu đường.
Bất kể bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc hành trình chống lại tiểu đường, DiaB đều có thể đồng hành cùng bạn.
Chương trình áp dụng 7 nguyên lý về hành vi tự quản lý và chăm sóc, dành cho người tiểu đường, dựa theo Chương trình Giáo dục và Hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (DSMES) – Hoa Kỳ. Những nguyên lý này giúp người bệnh:
- Nắm vững kiến thức về bệnh tiểu đường: hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị bệnh.
- Thay đổi lối sống lành mạnh: xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động và thư giãn phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Tự quản lý bệnh hiệu quả: kiểm soát lượng đường trong máu, theo dõi sức khỏe và phòng ngừa biến chứng.
Chương trình giúp thiết lập chế độ dinh dưỡng, vận động và thư giãn dành riêng cho bạn để có thể dễ dàng thực hiện và duy trì lâu dài. Với sự đồng hành của các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ, người bệnh sẽ được tư vấn và hỗ trợ tận tình, giúp đạt được mục tiêu kiểm soát bệnh.
Đặc biệt, chương trình kết nối cộng đồng những người cùng bệnh, tạo ra sự đồng cảm và hỗ trợ lẫn nhau. Đây là một nguồn động lực to lớn giúp người bệnh vững tâm và kiên trì trong quá trình điều trị.
Bạn đã sẵn sàng để cùng DiaB sống khỏe cùng đái tháo đường? Hãy bắt đầu ngay hôm nay.
Vậy, bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại tiểu đường và cách kiểm soát bệnh. Với sự thay đổi thói quen sống lành mạnh và kiểm soát tốt các bệnh lý nền, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống lâu và khỏe mạnh. Hãy luôn duy trì lối sống tích cực và thăm khám bác sĩ định kỳ để phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/diabetes/about/?CDC_AAref_Val=https://www.cdc.gov/diabetes/basics/diabetes.html